
Các nhà máy đường Ấn Độ đóng cửa sớm do mưa lớn ảnh hưởng đến nguồn cung mía
Các nhà máy đường ở bang sản xuất đường hàng đầu Ấn Độ Maharashtra dự kiến sẽ ngừng ép mía sớm hơn 45 đến 60 ngày so với năm ngoái do mưa lớn đã hạn chế nguồn cung mía.

Các nhà máy đường ở bang sản xuất đường hàng đầu Ấn Độ Maharashtra dự kiến sẽ ngừng ép mía sớm hơn 45 đến 60 ngày so với năm ngoái do mưa lớn đã hạn chế nguồn cung mía, một quan chức cấp cao của chính phủ bang nói với Reuters hôm thứ Sáu.
Bang Maharashtra nằm ở phía Tây Ấn Độ, chiếm hơn 1/3 sản lượng đường của cả nước, có thể sản xuất 12,8 triệu tấn đường trong năm 2022/23 bắt đầu vào ngày 01 tháng 10, giảm so với dự báo trước đó là 13,8 triệu tấn. Shekhar Gaikwad, ủy viên về đường của Maharashtra cho biết.
Sản lượng đường thấp hơn có thể ngăn cản Ấn Độ cho phép xuất khẩu thêm đường, dẫn đến giảm hỗ trợ giá toàn cầu và tạo cơ hội cho các đối thủ Brazil và Thái Lan tăng xuất khẩu.
Ấn Độ - nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới - chỉ cho phép các nhà máy đường xuất khẩu 6,1 triệu tấn chất tạo ngọt trong niên vụ hiện tại. Trong số đó, các nhà máy đã ký hợp đồng xuất khẩu tới 5,7 triệu tấn (chiếm 93,4% hạn ngạch).
Gaikwad cho biết: "Mưa quá nhiều đã làm giảm khả năng sinh trưởng của cây mía. Năm nay cây mía thấp hơn để có thể ép".
Ông nói, một số nhà máy ở khu vực trung tâm của bang có thể bắt đầu ngừng hoạt động sau 15 ngày. Đến cuối tháng 4, ngoại trừ ba hoặc bốn nhà máy, tất cả số còn lại có thể phải ngừng ép mía.
Các nhà máy đường ở Maharashtra đã hoạt động cho đến giữa tháng 6 năm 2021/22 khi họ đang vật lộn để thu hoạch một vụ mùa kỷ lục.
Maharashtra, thường gây bất ngờ cho thị trường đường toàn cầu với sự thay đổi lớn trong sản xuất, cho đến nay đã sản xuất được 6,76 triệu tấn đường, cao hơn một chút so với mức 6,67 triệu tấn của năm ngoái.
Xuất khẩu thấp hơn
Vào năm 2021/22, Maharashtra đã sản xuất kỷ lục 13,7 triệu tấn, cao hơn ước tính ban đầu là 11,2 triệu tấn, cho phép New Delhi xuất khẩu kỷ lục 11,2 triệu tấn đường.
Nhưng năm nay, sản lượng đường ở bang Maharashtra và Karnataka lân cận đã được điều chỉnh giảm và điều đó sẽ không cho phép Ấn Độ xuất khẩu lượng đường bổ sung mà ngành đang tìm kiếm, một đại lý của một công ty thương mại toàn cầu có trụ sở tại Mumbai cho biết.
Khi hạn ngạch xuất khẩu đường gần cạn kiệt, Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ và các cơ quan thương mại khác đã yêu cầu chính phủ cho phép xuất khẩu thêm tới 4 triệu tấn.
"Ngành công nghiệp đang kỳ vọng vào sản lượng cao hơn ở Maharashtra để thuyết phục chính phủ tăng xuất khẩu. Nhưng thay vì tăng, sản lượng của Maharashtra lại đi xuống," đại lý này cho biết.
Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu đường sang Indonesia, Bangladesh, Malaysia, Sudan, Somalia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Anh Dũng (Tổng hợp theo Rajendra Jadhav/REUTERS)
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
- Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển
- Thống đốc NHNN: Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp khó không phải do ngân hàng
Cùng chuyên mục


Cổ phiếu của First Republic tăng lên khi cuộc khủng hoảng tài chính đang ổn định dần

Bill Ackman kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang ngừng tăng lãi suất vì cuộc khủng hoảng ngân hàng vẫn chưa kết thúc

Elon Musk kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang đảo ngược hướng đi trong cuộc chiến chống lạm phát

Khi 'bong bóng mọi thứ' vỡ tung, nhà đầu tư Jeremy Grantham dự đoán S&P 500 sẽ giảm 50%

Suy thoái kinh tế có nhiều khả năng xảy ra, các nhà giao dịch nên tránh mạo hiểm
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?