Các nền kinh tế châu Á thiệt hại 1,7 nghìn tỷ USD dưới ảnh hưởng đại dịch Covid-19
- 9
- Cơ hội giao thương
- 16:40 26/10/2021
DNHN - Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER), đại dịch đã làm thiệt hại khoảng 1,7 nghìn tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội của các nền kinh tế lớn nhất Châu Á vào năm 2020.

JCER đã ước tính thiệt hại kinh tế do vi rút Corona gây ra tại 15 quốc gia châu Á và các khu vực khác bằng cách so sánh GDP được dự đoán trước thềm đại dịch cùng với tăng trưởng GDP được ghi nhận sau đó. Dựa vào những dự doán được đưa ra bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tháng 10 năm 2019, JCER tính toán GDP dự kiến mà các quốc gia và vùng có khả năng đạt được nếu không Covid-19 không ập tới. Con số này có thể lên đến 6.2% so với một năm trước đó và tăng lên 29.84 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020, nhưng trên thực tế chỉ đạt ít hơn 1.86 tỷ USD.
Trung Quốc công bố mức thiệt hại kinh tế lớn nhất 638 tỷ USD đối với 15 ngành thương mại và công nghiệp. Với vai trò là chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như quy mô nền kinh tế chiếm một nửa GDP châu Á, cường quốc lớn thứ hai thế giới chịu áp lực nặng nề hơn và chỉ tăng trưởng 3% năm 2020. Ấn độ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và công bố thiệt hại kinh tế 480 tỷ USD.
Theo JCER, Covid-19 ảnh hưởng đáng kể lên các nền kinh tế ở Châu Á trong năm 2020. Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc, xếp thứ 3 với thiệt hại kinh tế là 162 tỷ USD. Những nền công ngiệp liên quan đến du lịch cũng phải gánh chịu sự sụt giảm lớn. Từ dữ liệu của QUICK-FactSet, JCER đã xem xét doanh số bán hàng từ khoảng 16,000 theo niêm yết của các công ty ở Châu Á trong giữa tháng 10 đến tháng 12 năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch xảy ra và giai đoạn tháng 4 đến tháng 7 năm 2021. Kinh doanh sòng bài chịu ảnh hưởng lớn nhất với 53%, theo sau đó là hàng không, tụt dốc với 49%.
Du lịch là ngành chiếm 20% GDP của Campuchia và tổng thiệt hại nền kinh tế là 4 tỷ USD. Thái lan cũng là nước phụ thuộc rất nhiều vào du lịch, chứng kiến 71 tỷ USD GDP “bốc hơi” trong đại dịch. Thai Airways International, một hãng hàng không hàng đầu của Thái Lan cũng tuyên bố phá sản vào tháng 5 năm 2020. Vietnam Airlines cũng đang trong tình trạng khó khăn về kinh tế và tiến hành tái cơ cấu, bao gồm cắt giảm nhân lực với hơn 20,000 nhân sự và giảm lương đáng kể.
Trong khi hầu hết các nền kinh tế của châu Á đang vật lộn với đại dịch, chỉ duy nhất Đài Loan được hưởng lợi từ những tác động tiềm tàng. So với dự đoán tiền đại dịch, GDP của Đài Loan đã tăng 44 tỷ USD năm 2020 khi nhu cầu về sản phẩm công nghệ thông tin như máy chủ và điện thoại thông minh tăng mạnh, được thúc đẩy bởi xu hướng tiêu dùng tại nhà và làm việc từ xa.
GDP của châu Á trong nửa đầu năm 2021 phục hồi ở mức gần như dự báo trước đại dịch, phần lớn là do kinh tế Trung Quốc nhanh chóng phục hồi và đồng nhân tệ tăng giá so với USD. Tình hình hiện nay vẫn còn là thử thách với châu Á, ngoại trừ Đài Loan. Nhưng trong thời gian ngắn, suy thoái kinh tế trong vòng tháng 7 đến tháng 9 năm 2021 là không thể tránh khỏi, do biến thể Delta đã lan rộng từ tháng 7 ra khắp các khu vực. Mặc dù đã có nhiều động thái bình thường hoá kinh tế trong tháng 10, bao gồm nới lỏng các hạn chế về du lịch tại Thái Lan và Việt Nam nhưng tác động vừa phải dự kiến vẫn sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là năm 2022 bởi tình trạng thiếu hụt nhân sự và thiết bị ở các quốc gia. Sự phục hồi ngành du lịch đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với các nước Đông nam á, nơi mà hầu hết các nền kinh tế đều chịu sự phụ thuộc. Báo cáo chỉ ra thêm di chuyển qua biên giới có khả năng phục hồi thông qua các sáng kiến hộ chiếu vắc xin và thực hiện kế hoạch Sandbox đang được thử nghiệm tại Thái Lan cũng như các quốc gia khác.
Thục Anh (theo Nikkei Asia)
Bài liên quan
#gdp

Châu Á trở lại vị trí trung tâm kinh tế thế giới, Hàn Quốc lọt top 10 thực thể kinh tế lớn toàn cầu
Với sự góp mặt của Hàn Quốc trong top 10 GDP toàn cầu, châu Á đang tăng tốc quay trở lại trung tâm kinh tế thế giới với quy mô hàng đầu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản không thua kém bất kỳ khu vực nào ở Hoa Kỳ và châu Âu.

Qúy đầu năm GDP tăng trưởng 4,8%
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, Việt Nam quý I/2021 tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% cùng kỳ năm trước.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt tại khu vực Bắc Âu
Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển chính thức ra mắt vào tháng 11/2021, là cầu nối và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường Thụy Điển cũng như Bắc Âu...
Chú trọng vận tải đường sắt khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Đó là lời khuyên của bà Đặng Thị Thanh Phương - Phó trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) với các doanh nghiệp xuất hàng qua Trung Quốc vì đây là kênh tốt nhất trong điều kiện Trung Quốc vẫn đang thực hiện chính sách “Zero Covid-19”.
Giới thiệu môi trường đầu tư TP. Đà Nẵng cho người Việt Nam ở nước ngoài
Nhằm phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, trong đó tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài đối với thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức “Tọa đàm giới thiệu môi trường đầu tư thành phố Đà Nẵng hướng đến Người Việt Nam ở nước ngoài”, vào ngày 12/8/2022.
Doanh nghiệp Lào mong muốn đưa nông sản, hàng hóa vào hệ thống siêu thị tại Hà Nội
Trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch với chủ đề “Hà Nội - Viêng Chăn, hợp tác cùng phát triển”, đoàn công tác đến từ Viêng Chăn, Lào đã có chuyến khảo sát các siêu thị, trung tâm thương mại tại Hà Nội.
Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
Trong 6 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, với mục tiêu kế hoạch cả năm là 43,5 tỷ USD, chặng đường phía trước còn nhiều gian nan và đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa ngay từ bây giờ...
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trực tiếp Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Từ ngày 5/8 đến 9/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra chương trình Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại. Chương trình cung cấp thông tin, giải pháp giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trực tiếp vào các mạng lưới phân phối nước ngoài và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Lãnh đạo tỉnh Long An làm việc với Chủ tịch Tập đoàn GS - Yongsoo Huh tại Hàn Quốc
Nhân dịp tham dự Hội thảo xúc tiến đầu tư, Diễn đàn khu vực biển Hoàng Hải lần thứ 8 tổ chức tại tỉnh Chungcheongnam (Hàn Quốc), Đoàn công tác tỉnh Long An do ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo các sở, ngành có cuộc gặp gỡ, làm việc với Chủ tịch Tập đoàn GS - Yongsoo Huh tại Hàn Quốc.
Tận dụng cơ hội từ UKVFTA trong thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường Vương quốc Anh
Bộ Công Thương nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại trong thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang Anh. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Vương quốc Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tư vấn xuất khẩu gia vị Việt sang thị trường Trung Đông
Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại các nước Trung Đông, châu Phi tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu gia vị sang các thị trường này.
Những điều cần biết về thị trường Đan Mạch
Môi trường kinh doanh của Đan Mạch được đánh giá là thân thiện, 10 năm liền được Ngân hàng Thế giới xếp hạng là nước có môi trường kinh doanh tốt nhất châu Âu và luôn đứng trong 5 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.