Thứ bảy 16/11/2024 21:54
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bổ sung quy định về quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông

12/10/2020 00:00
Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (Nghị định số 25) được Chính phủ ban hành ngày 06/4/2011, có hiệu lực từ ngày 01/6/2011 là văn bản quy phạm pháp luật hết sức quan trọng, góp phần cơ bản hoàn thiện hành lang pháp lý về viễn thông, tạo cơ sở để triển khai thực thi hiệu quả Luật Viễn thông. Trong 07 năm thi hành Nghị định, lĩnh vực viễn thông tiếp tục phát triển vững chắc, cơ bản duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạ tầng viễn thông được đầu tư mở rộng, dịch vụ viễn thông, Internet được phổ cập rộng rãi đến mọi người dân.

Là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức thực hiện Nghị định, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã thường xuyên theo dõi rà soát, đánh giá việc thực thi các quy định của Nghị định, kịp thời kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật và giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Trong năm 2015, Bộ TTTT đã khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 25 liên quan đến các quy định về đầu tư, kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới. Tiếp theo đó, trong năm 2016, Bộ TTTT đã nghiên cứu và trình Chính phủ theo thủ tục rút gọn để ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25 quy định về đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và chấn chỉnh công tác quản lý thuê bao di động, góp phần giải quyết vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác.

Tuy nhiên, những lần sửa đổi, bổ sung nêu trên chưa có điều kiện để đề cập và giải quyết những hạn chế, bất cập của Nghị định 25 được ghi nhận trong quá trình thực thi thời gian qua. Do vậy, hiện nay việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông là rất cần thiết

Những điểm mới của dự thảo Nghị định

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung có những điểm mới cơ bản sau đây: Bổ sung quy định về quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Theo đó, bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về xác định thị trường viễn thông liên quan trong kinh doanh dịch vụ viễn thông đảm bảo phù hợp với Luật cạnh tranh và các quy định pháp luật về viễn thông (khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị định). Bổ sung danh mục các thị trường viễn thông liên quan cần xem xét quản lý cạnh tranh (Khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị định).

Bổ sung hướng dẫn cụ thể về việc xác định doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường. Ngoài việc xác định theo thị phần doanh thu dịch vụ viễn thông, bổ sung hướng dẫn thêm các tiêu chí xác định doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể trong lĩnh vực viễn thông bao gồm năng lực tài chính, năng lực công nghệ, mạng lưới, kênh phân phối (Khoản 2 Điều 1 dự thảo Nghị định).

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số quy định về cấp giấy phép viễn thông như sau: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 22 Nghị định số 25 về đảm bảo thực hiện giấy phép viễn thông để thực thi xử phạt doanh nghiệp vi phạm về cam kết thực hiện giấy phép, phù hợp với pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính (khoản 4 Điều 1 Dự thảo Nghị định). Bổ sung mẫu đơn xin cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng quy định tại Điều 26 Nghị định số 25.

Đồng thời dự thảo cũng bổ sung Điều 33a về thu hồi kho số viễn thông trong trường hợp không nộp lệ phí phân bổ, phí sử dụng kho số viễn thông: Quy định về thời điểm được hiểu là tổ chức, doanh nghiệp không nộp lệ phí phân bổ, phí sử dụng kho số viễn thông; quy định trình tự thực hiện thu hồi số thuê bao viễn thông; quy định trình tự thực hiện thu hồi mã, số viễn thông khác ngoài số thuê bao viễn thông; trách nhiệm của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thu hồi kho số viễn thông; quy định trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi mã, số viễn thông khi quyết định thu hồi mã, số viễn thông có hiệu lực.

Theo Báo điện tử Chính Phủ

Tin bài khác
Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Trong quy hoạch từ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 Ninh Thuận sẽ phát triển nền kinh tế xanh: Công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, du lịch xanh, đô thị xanh, chuyển đổi xanh. Tỉnh mong muốn tìm được các nhà đầu tư có tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật cao đảm bảo phát triển bảo vệ môi trường bền vững.
Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tích cực giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024, đưa ra các giải pháp để khắc phục các khó khăn.
Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Trọng Hài bày tỏ quyết tâm đưa tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh lên trên 95% vào cuối năm 2024.
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050 nhấn mạnh việc không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, thay vào đó là phát triển kinh tế xanh.
Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống.
Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024 được xem như bước ngoặt đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”…
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Ngày 14/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, UBND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Thành phố.tháng 11 năm 2024.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tận dụng các lợi thế về nhân lực, chi phí, và sự hỗ trợ quốc tế.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, định hướng mới của Bình Dương là phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp thông minh, trong đó kinh tế số là nòng cốt.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 56,35%, đạt tỉ lệ thấp so với cùng kỳ năm 2023.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có nhiều đột phá, tháo gỡ điểm nghẽn và cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển.
Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính tại 12 tỉnh, thành, trong đó Hà Nam và Sơn La thành lập thị xã mới.