Bộ Công Thương xây dựng Chương trình tổng thể về phòng vệ thương mại
- 14
- Chính sách với doanh nghiệp
- 10:05 11/04/2019
Bộ Công Thương vừa ban hành “Chương trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến 2025”.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa chính thức ký Quyết định số 755/QĐ-BCT ban hành “Chương trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ phát triển một số ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến 2025”.
Dây chuyền chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản xuất khẩu Thuận Phước. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN ;
Theo Bộ Công Thương, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là các biện pháp được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hiệp định thương mại tự do và pháp luật của các nước cho phép sử dụng nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu thì các biện pháp phòng vệ thương mại đang trở thành công cụ chính sách quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở đó và căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 2903/QĐ-BCT ngày 16/8/2018 của Bộ Công Thương về việc ban hành Chương trình hành động của ngành công thương thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng.
Cá tra Việt Nam "tìm đường" xuất khẩu. Ảnh minh hoạ: TTXVN
“Chương trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ phát triển một số ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến 2025” (Chương trình tổng thể về phòng vệ thương mại).
Chương trình này đã tập trung nhấn mạnh việc thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại để hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam cần dựa trên việc nhận thức đầy đủ, vận dụng đúng đắn chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về các biện pháp phòng vệ thương mại; đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và cam kết quốc tế.
Cùng với đó, Chương trình cũng nêu rõ các cơ chế, chính sách về các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các ngành công nghiệp cần gắn liền với chiến lược, chính sách phát triển công nghiệp quốc gia, nhất là các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trên cơ sở các quan điểm này, chương trình tổng thể về phòng vệ thương mại đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ về: xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế về phòng vệ thương mại; tăng cường thực thi các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại; nâng cao năng lực sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại cho ngành công nghiệp trong nước; nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại của các cơ quan quản lý Nhà nước; tăng cường bảo vệ lợi ích của các ngành công nghiệp để ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Các nhóm nhiệm vụ trên được cụ thể hóa thành các chương trình, hoạt động cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu chính là hỗ trợ phát triển, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc gia; tận dụng tối đa điều kiện thuận lợi của các hiệp định thương mại tự do; nâng cao năng lực sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại; ứng phó hiệu quả các vụ kiện phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước; nâng cao kiến thức về phòng vệ thương mại cho cán bộ, công chức, nhân viên ở cơ quan quản lý Nhà nước các cấp.
Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ làm đơn vị đầu mối đôn đốc, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện Chương trình tổng thể về phòng vệ thương mại./.
Uyên Hương/BNEWS/TTXVN
Bài liên quan
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
#phòng vệ thương mại

Hàng Việt Nam đã chịu 214 cuộc điều tra phòng vệ thương mại
Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có 12 vụ việc điều tra mới đối với các sản phẩm sắt thép, tủ gỗ, pin năng lượng mặt trời..., trong đó có 7 vụ việc điều tra chống lẩn tránh.

Nhiều kết quả tích cực trong kháng kiện phòng vệ thương mại
Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đã đem lại những kết quả rất tích cực.

Làm sao để phòng vệ thương mại không còn là rào cản lớn với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam?
Các doanh nghiệp cần trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật, quy định phòng vệ thương mại trong các FTA giữa Việt Nam và các đối tác, xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, lưu trữ hồ sơ, sổ sách đầy đủ và rõ ràng.

Danh sách sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Có 4/11 mặt hàng trong danh sách cảnh báo là sản phẩm gỗ, cho thấy nguy cơ lớn mà ngành gỗ trong nước đang phải đối mặt tại thị trường Hoa Kỳ

Chủ động thích ứng với phòng vệ thương mại để phục hồi kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn nữa để hạn chế tác động tiêu cực của PVTM nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả PVTM như công cụ đắc lực để bảo vệ sản xuất và thị trường của mình, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, phục hồi sau đợt dịch thứ tư đầy khắc nghiệt.

Ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp đừng để “nước đến chân” mới nhảy
Việc Việt Nam gia nhập các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đẩy mạnh xuất khẩu khiến các vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm của doanh nghiệp trong nước không ngừng gia tăng. Theo chuyên gia kinh tế, để ứng phó thành công với các vụ kiện, doanh nghiệp trong nước phải có sự chuẩn bị từ trước, tránh để “nước đến chân” mới nhảy.
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh định hướng chuyển đổi các khu công nghiệp - khu chế xuất
Ngày 11/8, tại hội nghị lấy ý kiến về Đề án Định hướng phát triển các khu chế xuất - khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2040, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, TP.HCM không có chủ trương bỏ hay xóa sổ khu công nghiệp, khu chế xuất nào, mà sẽ định hướng chuyển đổi cho phù hợp
Nhiều địa phương chậm thực hiện chính sách gói hỗ trợ theo Quyết định 08/2022 của Chính phủ
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống kê, còn 29 địa phương chưa giải ngân gói hỗ trợ. Nhiều nơi tỷ lệ rất thấp, như Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, An Giang, chỉ đạt dưới 1%. Nhiều nơi khác ban đầu dự kiến hỗ trợ lượng lớn lao động, nhưng đến nay tỷ lệ vẫn rất thấp, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
Thủ tướng: Tổng rà soát khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự thảo quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm
Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và ngoài hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm nhập khẩu từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững" sáng ngày 11/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chúng ta cần phải chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua những thách thức lớn nhất; chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội, phát triển bền vững, mang lại những giá trị mới to lớn hơn.
Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
Cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang đối diện với sức cầu trong nước còn yếu, tốc độ phục hồi kinh tế-xã hội còn chậm; áp lực tăng cả về rủi ro lạm phát, nợ công tăng, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng....
Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp vận tải giảm cước
Trước tình hình giá xăng đã giảm 6 lần từ ngày 1/1 đến ngày 21/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải kê khai và giảm giá cước khi giá nhiên liệu xăng, dầu đã giảm sâu.
Mục tiêu tới năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên
Theo Quyết định vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2025, ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Bộ Tài chính rà soát, đánh giá chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi COVID
Lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách Thuế, Vụ Pháp chế... chủ động rà soát, tổng kết, đánh giá tác động, tình hình kết quả thực hiện, triển khai các chính sách.
NHNN đấu thầu lãi suất chào mua giấy tờ có giá, lợi suất trái phiếu biến động mạnh
Động thái kể trên của NHNN cho thấy nhà điều hành đang linh hoạt hơn trong cơ chế điều hành tiền tệ, đặc biệt với nghiệp vụ thị trường mở, vốn là công cụ được sử dụng nhiều nhất, linh hoạt nhất.