Thứ ba 22/10/2024 02:07
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

BHXH, BHYT –trụ cột của an sinh xã hội

12/10/2020 00:00
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần quan tâm đến các yếu tố để đảm bảo sự phát triển về sức khỏe, văn hóa, xã hội.
aa

Đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân

Tham gia thảo luận tại Phiên họp, ĐB Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng) cho rằng chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện được tăng lên rõ rệt, mức độ hài lòng của bệnh nhận cũng được cải thiện nhiều, các bệnh viện đạt tiêu chuẩn sạch đẹp. Tuy nhiên, mặc dù y tế cơ sở là nền móng của toàn bộ hệ thống y tế quốc gia, là lực lượng chủ lực giải quyết các vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe ban đầu của nhân dân tại cộng đồng. Nhưng y tế dự phòng và y tế cơ sở đang còn nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng để có thể triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

Cũng liên quan đến vấn đề y tế cơ sở, một số đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện hành lang pháp lý về y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ như trong Báo cáo số 481 ngày 13/10/2019 của Chính phủ đã đề ra, đó là đáp ứng các dịch vụ y tế cơ bản của người dân ngay tại nơi cư trú, góp phần khắc phục cơ bản tình trạng quá tải của bệnh viện tuyến trên, xem xét, đổi mới cơ chế tài chính cho y tế cơ sở để bảo đảm đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút, tăng cường năng lực toàn diện cho tuyến y tế cơ sở. Đồng thời, tiếp tục đổi mới công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe với các nội dung chính, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, kiến thức, kỹ năng về y tế dự phòng, dân số, an toàn vệ sinh thực phẩm, quyền và nghĩa vụ của công dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhằm thay đổi hành vi thực hiện lối sống lành mạnh cũng như khuyến khích người dân tin tưởng và sử dụng dịch vụ y tế tuyến cơ sở, tăng cường công tác y tế dự phòng, có giải pháp cụ thể, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, người khuyết tật. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám, chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị cần làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, bảo đảm mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

ĐBQH Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc)

BHXH, BHYT – cốt lõi của an sinh xã hội bền vững

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) chia sẻ một khía cạnh có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực của đời sống, chính trị, xã hội, quốc gia nhưng trong Báo cáo kinh tế - xã hội và phương hướng của Chính phủ, bộ, ngành, chính quyền địa phương thường rất ít hoặc mờ nhạt hoặc không có thông tin đó là gia đình.

Theo ĐB Nguyệt, xuất phát từ vị trí, vai trò của gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm nuôi dưỡng nhân cách, phẩm chất, trí tuệ, nguồn nhân lực của quốc gia, xây dựng nhân cách con người Việt Nam bắt đầu từ đạo đức, lối sống gia đình, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, nhất là các chính sách bảo đảm an sinh như BHYT, tạo việc làm, tăng thu nhập. Cùng với sự phát triển của xã hội, gia đình có nhiều thay đổi về quy mô, tính chất và cách vận hành, gia đình cũng chịu tác động của ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiều thách thức lớn đã và đang đặt ra đối với gia đình cần được tiếp tục quan tâm bằng chính sách hợp lý.

Trước những ảnh hưởng đặt ra đối với gia đình, ĐB Nguyệt đề nghị, trong các chính sách về kinh tế và xã hội của Nhà nước ta năm 2020 và các năm tiếp theo cần dành đầu tư hơn cho gia đình theo hướng:

Một là thay thế dần các chính sách không phát huy được vai trò của gia đình trong phát triển kinh tế, như trợ cấp cho không, vay không lãi suất, bằng các hình thức thúc đẩy thiết thực hơn về cơ hội đầu vào là nguyên vật liệu, thiết bị, đất đai, v.v. và đầu ra là thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, tiếp tục đầu tư cho chính sách an sinh xã hội theo hướng tiếp cận tới đơn vị gia đình, hiện nay đã có BHYT, trong đó bảo đảm chính sách an sinh xã hội gồm cả phòng ngừa, ứng phó, khắc phục rủi ro, xây dựng an sinh xã hội toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, có tiêu chí rõ ràng và thúc đẩy BHXH toàn dân. Đây là cốt lõi của an sinh xã hội bền vững.

Quang cảnh phiên họp

Hai là rà soát, xác định đúng, đủ và toàn diện các tiêu chí liên quan đến gia đình trong thống kê chung và thống kê về giới. Tiếp tục nghiên cứu sâu về khía cạnh liên quan đến gia đình và mối quan hệ trong gia đình.

Ba, xây dựng chính sách về giáo dục tiền hôn nhân và giáo dục gia đình theo các hình thức phù hợp, thiết thực, gắn với các giai đoạn phát triển của đời người và hướng đến việc ứng phó với thất nghiệp trong hiện tại của vợ, của chồng và tương lai của con, hỗ trợ cho con cách thức tham gia vào mạng xã hội, tạo không gian nuôi dưỡng tâm hồn cho các thành viên trong gia đình, trao cơ hội hợp tác, chia sẻ, cân đối chung, riêng hợp lý, giảm khoảng cách giữa vợ và chồng về tâm lý, sinh lý, thể lực, ngôn ngữ và thiên chức của người cha, người mẹ do yếu tố tự nhiên về giới tính và xu hướng tính dục chi phối.

Bốn là tăng cường năng lực quản lý nhà nước về dân số, gia đình, phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới đủ mạnh để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước và dịch vụ công dành cho gia đình./.

PV

Tin bài khác
Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa tham quan, hợp tác, đầu tư tại NewZealand và Australia

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa tham quan, hợp tác, đầu tư tại NewZealand và Australia

Vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa đã có các buổi làm việc, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, du lịch, công nghệ thông tin, công nghiệp xanh, phát triển bền vững… tại NewZealand và Australia.
Hà Tĩnh hoàn thành tốt số hóa dữ liệu hộ tịch trên toàn quốc

Hà Tĩnh hoàn thành tốt số hóa dữ liệu hộ tịch trên toàn quốc

Hà Tĩnh được đánh giá là một trong 14 địa phương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, với toàn quốc đã số hóa 111,5 triệu dữ liệu hộ tịch, hơn 46 triệu thửa đất.
Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS

Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng nhận được sự ủng hộ để đối đầu với sự thống trị của USD và phương Tây trong nền kinh tế toàn cầu, khi động lực mở rộng khối đối trọng BRICS ngày càng tăng.
Vĩnh Phúc: Gỡ “nút thắt” mặt bằng cho các khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Gỡ “nút thắt” mặt bằng cho các khu công nghiệp

Tỉnh Vĩnh Phúc đang quyết tâm gỡ “nút thắt” trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (BT, GPMB) các khu công nghiệp.
Chủ nhiệm UBKTQH: Năm 2025, Chính phủ cần tập trung vực dậy thị trường vốn

Chủ nhiệm UBKTQH: Năm 2025, Chính phủ cần tập trung vực dậy thị trường vốn

Theo Chủ nhiệm UBKTQH, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vực dậy thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn.
Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn

Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn

Theo đó, lãi suất cho vay trung bình một năm đã giảm xuống 3,10% từ mức 3,35%, trong khi lãi suất cho vay năm năm được hạ xuống 3,60% từ mức 3,85%.
Kinh tế Việt Nam 2024: Bước tiến vượt bậc giữa những thách thức toàn cầu

Kinh tế Việt Nam 2024: Bước tiến vượt bậc giữa những thách thức toàn cầu

Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận sự phát triển vượt bậc khi GDP ước đạt từ 6,8 đến 7%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hải Phòng Trần Văn Phương được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Cát Hải

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hải Phòng Trần Văn Phương được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Cát Hải

Theo Quyết định số 1552-QĐ/TU, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng quyết định điều động và chỉ định ông Trần Văn Phương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Cát Hải, nhiệm kỳ 2020-2025.
Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu trong năm 2024

Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu trong năm 2024

Ngày 21/10/2024, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu đến Quảng Ninh trong năm 2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Bám sát thực tiễn để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Bám sát thực tiễn để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa mới ký Tờ trình, đề nghị Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

9 giờ ngày 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Phú Thọ: Điều chỉnh phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Trung Hà

Phú Thọ: Điều chỉnh phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Trung Hà

Sở Giao thông vận tải Phú Thọ vừa có Văn bản số 3270/TB-SGTVT về việc điều chỉnh phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Trung Hà tại km64+639, QL.32, địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 20/10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Mục tiêu đến 2030 quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Mục tiêu đến 2030 quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Mục tiêu dài hạn mà Thủ tướng đặt ra là đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại, quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD.