Áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn
- 18
- Thị trường - Tài chính
- 16:44 31/12/2021
Đánh giá về lạm phát trong năm 2022, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, bước sang năm 2022, áp lực lạm phát là rất lớn. Bởi nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá vận chuyển.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, mức lạm phát cơ bản năm 2021 là thấp nhất kể từ năm 2011. Bà có đánh giá như thế nào về chỉ số lạm phát cơ bản năm 2021?
Bình quân năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,81% so với năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,84%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng. Mức lạm phát cơ bản năm 2021 so với năm trước là mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Nguyên nhân khiến CPI năm 2021 có mức tăng thấp nhất trong 6 năm qua là do sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt trong quý 3/2021) đã tác động đến nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ngoài ra, để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, trong năm 2021, Chính phủ đã yêu cầu giảm giá điện, nước sinh hoạt, viễn thông, không tăng học phí, viện phí theo lộ trình, thậm chí miễn giảm học phí 2021-2022 cho các đối tượng gặp khó khăn.
Theo bà, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những áp lực lạm phát nào trong năm 2022?
Bước sang năm 2022, chúng tôi đánh giá áp lực lạm phát là rất lớn. Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.
Bên cạnh đó, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng sẽ tác động vào giá thực phẩm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong CPI cũng sẽ tăng theo giá nguyên liệu dùng trong xây dựng. Giá dịch vụ giáo dục tăng trở lại do một số địa phương kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí năm học 2021-2022 và ảnh hưởng của việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Ngoài ra, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại cũng tác động không nhỏ tới CPI chung.
Để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao trong năm 2022, Việt Nam sẽ cần triển khai các giải pháp gì, thưa bà?
Để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao trong năm 2022, chúng tôi đề xuất một số giải pháp. Thứ nhất, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt, cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp.
Thứ hai, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp Quỹ bình ổn xăng dầu để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đối với CPI chung của nền kinh tế.
Bộ Công Thương cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Đặc biệt, thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nhằm loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý.
Thứ ba, giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Do đó, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát.
Xin cảm ơn bà!
Theo TCHQ
Bài liên quan
#năm 2022

Bức tranh môi trường kinh doanh tại Việt Nam năm 2021 và dự báo triển vọng tăng trưởng năm 2022
Nhìn lại năm 2021, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nhờ việc đẩy nhanh tiến trình bao phủ vắc xin, linh hoạt điều chỉnh chiến lược chống dịch giúp cân bằng hơn giữa việc đảm bảo sức khỏe người dân và phục hồi; tăng trưởng kinh tế cả năm duy trì đà tăng trưởng dương. Nhân dịp xuân mới Nhâm Dần, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập gửi tới quý bạn ý kiến của những đại diện Hiệp hội, tổ chức nước ngoài về cái nhìn tổng quan trong năm 2021 đầy biến động và đưa ra kỳ vọng cho năm tới.

Chủ tịch tỉnh Nghệ An nêu 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu năm 2022
Phát biểu trong phiên thảo luận sáng nay (8/12) tại Kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã nêu 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu năm 2022…
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Vĩnh Phúc: Thu ngân sách nhà nước đạt gần 15 nghìn tỷ đồng 4 tháng đầu năm 2022
Để đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong điều kiện ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường rà soát các nguồn thu; đẩy mạnh tăng thu, chống thất thu trên cơ sở hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư.
Agribank khẳng định vị thế với những giải thưởng trong nước và quốc tế năm 2021
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Agribank vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, vừa thích ứng, trụ vững và tăng trưởng thông qua đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động ngân hàng. Với thành tựu và kết quả đóng góp quan trọng Agribank được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế ghi nhận, đánh giá khách quan bằng những giải thưởng xứng đáng trong năm 2021.
Vay tiền thông minh - bí quyết của người làm chủ “túi tiền”
Thực tế cho thấy những cá nhân có kinh tế vững lại càng tích cực vay tiền. Điều làm nên sự khác biệt ở đây là cần xem xét kỹ một số các tiêu chí quan trọng trước khi bạn lựa chọn đăng ký khoản vay. Đầu tiên bao giờ cũng cần tìm đúng “địa chỉ” - là một tổ chức tín dụng uy tín, có hoạt động ổn định với nhiều gói cho vay đa dạng, ưu đãi tốt.
Đề xuất 7 giải pháp phát triển, lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển sẽ góp phần làm lành mạnh, cân đối hệ thống tài chính Việt Nam, giảm bớt áp lực cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức tín dụng. Nhóm tác giả đề xuất 7 giải pháp xây thị trường.
Doanh số bán ô tô tăng cao trong tháng 4
Việc doanh số tháng tư ở mức tăng 18% so với tháng liền trước và 40% cùng kỳ năm ngoái cho thấy thị trường ô tô trong nước vẫn đang khá sôi động.
TS Cấn Văn Lực: Kịch bản tiêu cực, GDP năm 2022-2023 chỉ tăng trưởng 4,5-5%
Phát biểu tại Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính” sáng 12/5, TS Cấn Văn Lực cho rằng, ở kịch bản tiêu cực, GDP của Việt Nam năm 2022-2023 chỉ tăng trưởng 4,5-5%.
Cho vay tiền bằng niềm tin, tại sao không?
Mục tiêu mở 1 triệu tài khoản thông qua chấm điểm tín dụng cho tập khách hàng bình dân đang tiêu dùng trong hệ sinh thái Masan có thành hiện thực trong năm 2022?
IFC và HDBank hợp tác chiến lược, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tài chính
IFC và Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác chiến lược, thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận tài chính và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm tài trợ chuỗi nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Giá phân bón tăng phi mã, ở mức chưa từng có trong 50 năm
Giá phân bón bắt đầu tăng phi mã từ năm 2020 đến nay và đây cũng là đợt tăng giá mạnh nhất trong vòng 50 năm trở lại đây.
Các ngân hàng tiếp tục nâng lãi suất tiền gửi cá nhân
Mặt bằng lãi suất cho vay - huy động được các tổ chức tín dụng kỳ vọng tiếp tục duy trì không đổi hoặc chỉ tăng rất nhẹ 0,03-0,06 điểm phần trăm trong quý II/2022.