Thứ tư 30/10/2024 10:32
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn

31/12/2021 16:44
Đánh giá về lạm phát trong năm 2022, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, bước sang năm 2022, áp lực lạm phát là rất lớn. Bởi nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề
aa
Ảnh minh họa
Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ thống kê giá (Tổng cục Thống kê).

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, mức lạm phát cơ bản năm 2021 là thấp nhất kể từ năm 2011. Bà có đánh giá như thế nào về chỉ số lạm phát cơ bản năm 2021?

Bình quân năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,81% so với năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,84%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng. Mức lạm phát cơ bản năm 2021 so với năm trước là mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Nguyên nhân khiến CPI năm 2021 có mức tăng thấp nhất trong 6 năm qua là do sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt trong quý 3/2021) đã tác động đến nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ngoài ra, để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, trong năm 2021, Chính phủ đã yêu cầu giảm giá điện, nước sinh hoạt, viễn thông, không tăng học phí, viện phí theo lộ trình, thậm chí miễn giảm học phí 2021-2022 cho các đối tượng gặp khó khăn.

Theo bà, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những áp lực lạm phát nào trong năm 2022?

Bước sang năm 2022, chúng tôi đánh giá áp lực lạm phát là rất lớn. Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.

Bên cạnh đó, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng sẽ tác động vào giá thực phẩm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong CPI cũng sẽ tăng theo giá nguyên liệu dùng trong xây dựng. Giá dịch vụ giáo dục tăng trở lại do một số địa phương kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí năm học 2021-2022 và ảnh hưởng của việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Ngoài ra, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại cũng tác động không nhỏ tới CPI chung.

Để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao trong năm 2022, Việt Nam sẽ cần triển khai các giải pháp gì, thưa bà?

Để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao trong năm 2022, chúng tôi đề xuất một số giải pháp. Thứ nhất, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt, cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp.

Thứ hai, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp Quỹ bình ổn xăng dầu để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đối với CPI chung của nền kinh tế.

Bộ Công Thương cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Đặc biệt, thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nhằm loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý.

Thứ ba, giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Do đó, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát.

Xin cảm ơn bà!

Theo TCHQ

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng 30/10: Nhiều “ông lớn” điều chỉnh mức lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng 30/10: Nhiều “ông lớn” điều chỉnh mức lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng ngày 30/10 ghi nhận sự tăng vọt đáng chú ý. Nhiều ngân hàng lớn đã điều chỉnh mức lãi suất huy động tiết kiệm.
FE Credit báo lãi, lợi nhuận 3 quý của VPBank đạt gần 13.9 nghìn tỷ đồng

FE Credit báo lãi, lợi nhuận 3 quý của VPBank đạt gần 13.9 nghìn tỷ đồng

Đi qua 3/4 chặng đường của năm 2024, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng hơn 67% so với cùng kỳ, với sự đóng góp của toàn hệ sinh thái.
HDBANK báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6% so với cùng kỳ

HDBANK báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6% so với cùng kỳ

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - Mã chứng khoán: HDB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt tới 12.655 tỷ đồng.
Lãi suất ngân hàng 29/10: Nhiều ông lớn tăng lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng 29/10: Nhiều ông lớn tăng lãi suất huy động

Thị trường tài chính ngân hàng tiếp tục có những biến động. Đặc biệt, lãi suất ngân hàng trong tháng 10 năm 2024 đã có những thay đổi đáng chú ý.
Lãi suất ngân hàng 28/10: Những nhà băng nào vượt mốc 7%?

Lãi suất ngân hàng 28/10: Những nhà băng nào vượt mốc 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/10 đã có nhiều biến động. Trong dó, bốn ngân hàng hàng đầu đã vượt mốc 7% cho lãi suất huy động, cho thấy sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải trình về tín dụng bất động sản và nhà ở xã hội

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải trình về tín dụng bất động sản và nhà ở xã hội

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết hiện nay tổng dư nợ tín dụng bất động sản lên đến 3,15 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20% tổng dư nợ chung của nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng tăng tốc: Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Tín dụng ngân hàng tăng tốc: Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Tín dụng ngân hàng đang gia tăng mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn cao. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này vẫn chưa đủ để đảm bảo giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là khi nguồn cung và cầu chưa hoàn toàn cân bằng.
Ưu đãi lãi suất cho vay, LPBank tiếp sức doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Ưu đãi lãi suất cho vay, LPBank tiếp sức doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Để hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết sản xuất, bứt tốc kinh doanh trong những tháng cuối năm, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) triển khai chương trình “Tiếp sức vốn vay – Lãi suất trao tay”, tổng hạn mức lên đến 3.000 tỷ đồng, lãi suất vay chỉ từ 5,0%/năm.
Lãi suất ngân hàng 26/10: Ngân hàng nào huy động lên đến 6,3%/năm?

Lãi suất ngân hàng 26/10: Ngân hàng nào huy động lên đến 6,3%/năm?

Hiện tại, mặc dù không ngân hàng nào công bố lãi suất huy động 6,3%/năm, một số ngân hàng vẫn áp dụng mức này cho tiền gửi...
VPBank và Cen Academy hợp tác hỗ trợ tín dụng đào tạo nhân lực xuất khẩu lao động chất lượng cao

VPBank và Cen Academy hợp tác hỗ trợ tín dụng đào tạo nhân lực xuất khẩu lao động chất lượng cao

VPBank và Cen Academy ký kết hợp tác triển khai gói tín dụng hỗ trợ đào tạo cho học viên Cen Academy, là tiền đề để học viên có cơ hội “Đi Nhật trước – Trả tiền sau”.
Ngân hàng ACB lãi trước thuế 15,335 tỷ đồng trong 9 tháng, tín dụng tăng 14%

Ngân hàng ACB lãi trước thuế 15,335 tỷ đồng trong 9 tháng, tín dụng tăng 14%

Ngân hàng ACB vừa công bố lãi trước thuế gần 15,335 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng nào có chế độ đãi ngộ nhân viên cao nhất?

Ngân hàng nào có chế độ đãi ngộ nhân viên cao nhất?

Ngân hàng Techcombank tiếp tục dẫn đầu về chế độ đãi ngộ nhân viên với thu nhập bình quân đạt 48 triệu đồng/tháng trong quý III/2024.
Lãi suất ngân hàng 25/10: Điều chỉnh trái chiều và cơ hội đầu tư

Lãi suất ngân hàng 25/10: Điều chỉnh trái chiều và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh biến động thị trường tài chính, lãi suất ngân hàng ngày 25/10 đã điều chỉnh trái chiều tại các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, Agriban và BIDV.
SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng

SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng ròng 1.352 tỷ đồng, tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Lãi suất ngân hàng 24/10: Những biến động nổi bật của thị trường

Lãi suất ngân hàng 24/10: Những biến động nổi bật của thị trường

Thị trường lãi suất ngân hàng đang có nhiều biến động, đặc biệt từ NCB và VPBank.