Chủ nhật 11/05/2025 19:20
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Áp dụng công nghệ để tồn tại, các "Dabbawalas" giao cơm trưa truyền thống của Ấn Độ vượt bão Covid đầy nghị lực

09/10/2021 10:37
Dabbawalas, những người giao bữa trưa ở Ấn Độ đang nhanh chóng áp dụng công nghệ để duy trì hoạt động kinh doanh.
Một Dabbawalas đang giao cơm trên đường phố Mumbai
Một Dabbawalas đang giao cơm trên đường phố Mumbai. (Ảnh: Getty Images)

Dabbawala hay còn gọi là người giao hàng cơm hộp truyền thống ở Mumbai đã vận chuyển những bữa trưa đến tay hàng nghìn người trên khắp thành phố mỗi ngày kể từ năm 1890, nhưng Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh doanh buộc nhiều người phải tìm việc ở nơi khác.

Chiếc xe đạp của anh thanh niên chất đầy những chiếc hộp bằng thép sáng bóng, Neelu Sawant len ​​lỏi qua "mê cung" giao thông ở Mumbai để giao bữa trưa cho các văn phòng xung quanh thủ đô tài chính của Ấn Độ. Khoác trên người bộ quần áo kurta-pajama màu trắng trơn và đội mũ lưỡi trai truyền thống của Gandhi, một ngày của người đàn ông 45 tuổi bắt đầu vào lúc bình minh với công việc nhập món ăn mới nấu từ một loạt các gian bếp gia đình. Anh đã làm công việc này suốt 23 năm, 6 ngày trên 1 tuần.

Sawant là một phần của "đội quân" 5.000 Dabbawalas (người giao cơm trưa) đã vận chuyển bữa trưa cho gần 200.000 nhân viên văn phòng thành phố kể từ năm 1890, kiếm được khoảng 200 đô la một tháng. Những người đàn ông tập hợp với thực phẩm đã nhập được tại một nhà ga và sau đó đạp xe hoặc đi bộ đến các văn phòng xung quanh để giao hàng. Một hệ thống các mã chữ và số được lập ra nhằm giúp lực lượng lao động phần lớn không biết chữ hoặc mù chữ có thể thu thập, phân loại và phân phối các hộp thực phẩm.

Dịch vụ này bắt đầu vào năm 1890 khi một doanh nhân ở Mumbai, Mahadeo Havaji Bachche tung ra hoạt động giao đồ ăn trưa với khoảng 100 người đàn ông và sau đó tổ chức họ dưới hình thức một quỹ từ thiện có tên là Nutan Mumbai Tiffin Box Supp Suppators Charity Trust. Từ đây, Dabbawalas trở thành một phần nội tại của cấu trúc văn hóa thành phố.

Các Dabbawalas tại điểm tập kết trước khi đi giao hàng. Hình ảnh được ghi lại năm
Các Dabbawalas tại điểm tập kết trước khi đi giao hàng. Hình ảnh được ghi lại năm. (Ảnh: Getty Images)

Một nghiên cứu năm 2010 của Trường Kinh doanh Harvard đã xếp loại dịch vụ này là "Six Sigma" có nghĩa là các Dabbawalas mắc ít hơn 3,4 lỗi trên một triệu giao dịch. Với 200.000 lượt giao hàng sáu ngày một tuần, tức là có ít hơn 212 các Dabbas có lỗi giao hàng trễ hay sự cố khác trong một năm. Sự siêng năng, cần mẫn và trung thực của Dabbawalas cũng gây ấn tượng với các tổ chức hậu cần chuyên nghiệp như Amazon và FedEx. Một số nhân vật tầm cỡ chẳng hạn như chủ tịch Virgin Atlantic, Richard Branson và Thái tử Charles, người thừa kế ngai vàng Anh từng gặp gỡ các cá nhân giao hàng. Charles thậm chí còn mời hai Dabbawalas đến dự đám cưới ở Anh vào năm 2005.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn đau đối với những người đàn ông áo trắng. Hàng nghìn Dabbawalas đã phải trở về những ngôi nhà lụp xụp ở vùng nông thôn khi vi rút hoành hành khắp Mumbai, làm tê liệt chuỗi cung ứng thực phẩm có tuổi đời hàng thế kỷ với hơn 20 triệu dân. Thất nghiệp, nhiều người chuyển sang làm nông nghiệp tự cung tự cấp trên những thửa ruộng nhỏ hoặc làm công ăn lương hàng ngày cho các chủ đất.

Cuộc sống của họ rơi vào cảnh hỗn loạn hơn nữa khi cơn bão Tauktae đổ bộ gần Mumbai vào mùa hè này, tàn phá nhà cửa và ruộng đồng, chưa đầy một năm sau sự kiện tương tự do cơn bão Nargis gây ra vào năm 2020. Những Dabbawalas không có nhà ở quê bằng mọi giá tồn tại ở thành phố kiếm việc vặt qua ngày. Nhiều người ngày đêm tìm việc, một số kiếm sống bằng nghề làm vườn, nhân viên bảo vệ, đầu bếp hoặc giao hàng cho các nhà hàng.

"Tôi đang tìm việc nhưng các nhà máy địa phương không tuyển dụng", Ajit Kakodkar, 36 tuổi, một Dabbawalas từng phải trở về làng năm 2020 nhưng hiện quay lại thành phố với hy vọng sẽ sớm được tiếp tục công việc. Ramdas Karvande, chủ tịch của Mumbai Tiffin Box, một trong những tổ chức giao hàng Dabbawala, cho biết dịch vụ này đã hoạt động liên tục từ khi ra mắt vào cuối thế kỷ 19 cho đến khi đại dịch xảy ra. "Kể từ tháng 3 năm 2020, tình hình đất nước xã hội tạm ngừng, chúng tôi đã nỗ lực vượt qua các đợt lũ lụt cũng như thiên tai khác nhưng chưa bao giờ chứng kiến ​​một cuộc khủng hoảng như thế này".

Ulhas Muke của một tổ chức từ thiện cho hay chỉ có khoảng 1.400 trong số 4.000 Dabbawalas có thể về quê. Ông nói: "Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào sinh kế hàng thế kỷ của chúng tôi. Một số người trong chúng tôi đang sống nhờ trợ cấp nhà nước và tổ chức từ thiện địa phương, phải sống trong những căn nhà không có điện hoặc kết nối di động. Chính phủ vẫn chưa cho phép đi lại và điều này khiến chúng tôi gặp khó khăn trong di chuyển".

Trang web digitaldabbawala.com hỗ trợ các Dabbawalas mở rộng kế sinh nhai trong thời kỳ đại dịch
Trang web digitaldabbawala.com hỗ trợ các Dabbawalas mở rộng kế sinh nhai trong thời kỳ đại dịch. (Ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên, thế giới của những người vận chuyển hộp cơm vẫn rất kiên cường, phản ánh bản lĩnh và tinh thần của Mumbai, một thành phố vượt qua muôn vàn khó khăn để thu hút hàng triệu người từ khắp Ấn Độ tìm kiếm "miền đất hứa". Vào tháng 10 năm 2020, với sự ra mắt của digitaldabbawala.com, một trang web chính thức đại diện cho tất cả các tổ chức giao hàng, các Dabbawalas đã mở rộng từ phân phối cơm hộp sang các dịch vụ kỹ thuật số như đăng ký điện tử các hợp đồng cho thuê tài sản và hôn nhân. Khách hàng có thể trực tiếp đặt dịch vụ qua trang web, lựa chọn giữa đăng ký hàng tháng hoặc hàng năm thanh toán chuyển tiền trực tuyến.

Các Dabbawalas cũng đang hợp tác với 14 nhà hàng địa phương để giao đồ ăn cho khách hàng. Một nhân viên tại nhà hàng Saki Naka của Mumbai cho biết: "Chúng tôi khuyến khích khách hàng đặt món trực tiếp từ nhà hàng và được giảm giá tới 25% cộng với giao hàng tận nhà miễn phí. Sáng kiến này đem lại việc làm và Dabbawalas được đào tạo chuẩn bị thực đơn luân phiên các bữa trưa gia đình trong suốt một tuần". Tháng 8 vừa qua, cộng đồng dabbawalas đã triển khai hoạt động kỹ thuật số của riêng có tên là Central Kitchen, cho phép khách hàng đặt hàng nhiều loại thực phẩm hơn. "Chúng tôi cũng sẽ đưa vợ, chị và mẹ cùng tham gia công việc nấu ăn, như vậy sẽ mang lại thu nhập cho gia đình", Muke, một người giao cơm chia sẻ.

Ý tưởng đằng sau những sáng kiến ​​mới này được thúc đẩy từ những trăn trở làm thế nào giúp bảo vệ hoạt động kinh doanh, thu nhập trong và sau đại dịch. Những người đàn ông mặc trang phục trắng truyền thống vẫn sẽ giao bữa trưa, tiếp tục sứ mệnh tương lai của một trong những hệ thống phân phối thực phẩm lâu đời nhất nhưng theo một cách sáng tạo, bền hơn.

TL (theo Nikkie Asia)

Tin bài khác
Đoàn công tác Lào thăm và làm việc với các doanh nghiệp Thanh Hóa

Đoàn công tác Lào thăm và làm việc với các doanh nghiệp Thanh Hóa

Trong thời gian vừa qua, hai Đảng, Nhà nước Việt Nam – Lào, hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn đã có nhiều hoạt động nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị đặc biệt trên tất cả các lĩnh vực. Sự kiện đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước tỉnh Hủa Phăn tới thăm và làm việc với các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa góp phần quan trọng phát triển mối quan hệ hai nước láng giềng.
Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32

Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32

Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM MEDI-PHARM 2025) chính thức khai mạc vào sáng ngày 8/5. Triển lãm góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế, đưa nền khoa học y học Việt Nam tiếp cận với thế giới.
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất & xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8 triệu lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao ngày 4/5 đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Cơ hội giao thương lớn tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025

Cơ hội giao thương lớn tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 là cơ hội thiết thực để doanh nghiệp trưng bày sản phẩm, kết nối hợp tác và khai thác thị trường du lịch ngày càng năng động.
Lâm Đồng kêu gọi đầu tư vào văn hóa – du lịch: Cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Lâm Đồng kêu gọi đầu tư vào văn hóa – du lịch: Cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, du lịch – dịch vụ, đồng thời cam kết đồng hành và tháo gỡ mọi vướng mắc để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ (Vietnam AutoExpo 2025) sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/6/2025, dự kiến gần 250 gian hàng của hơn 180 doanh nghiệp trong nước và quốc tế sẽ tham gia.
Tăng cường giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài

Sáng 27/4, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024” theo Quyết định số 1797/QĐ-TTg ngày 12/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
MM Mega Market và Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh bắt tay phát triển nông sản Việt bền vững

MM Mega Market và Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh bắt tay phát triển nông sản Việt bền vững

Ngày 24/4, Chương trình “Tự hào Việt Nam – Cùng nhau phát triển” do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng MM Mega Market Việt Nam tổ chức đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững, minh bạch và có trách nhiệm, thông qua sáng kiến “Tick xanh trách nhiệm”.
Quy tụ 400 doanh nghiệp tại triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu

Quy tụ 400 doanh nghiệp tại triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu

Theo ban tổ chức, triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu năm nay dự kiến sẽ chào đón hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ đến từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản.
Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2025

Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2025

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai sẽ đón tiếp các đối tác quốc tế đến từ Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Malaysia, Ấn Độ, Úc, cùng đại sứ quán và các tổ chức xúc tiến du lịch có trụ sở tại Hà Nội.
Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Chiều 18/4/2025, tại Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) thành lập trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.
VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO và Viện Phát triển và quản trị doanh nghiệp ký kết hợp tác chiến lược nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc đã cùng đưa ra tuyên bố chung quan trọng về việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông sản, thể hiện qua việc ký kết nhiều nghị định thư và biên bản ghi nhớ liên quan đến xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp giữa hai quốc gia.
Đạm Phú Mỹ  ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ (DPM) và PTSC ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, phát huy sức mạnh nội khối Petrovietnam để nâng cao hiệu quả vận hành, logistics và dịch vụ kỹ thuật trong 3 năm tới.