Thứ tư 02/04/2025 08:51
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Ấn Độ hiện được coi là điểm đến đầu tư chủ chốt trên toàn cầu

20/09/2022 16:25
Theo báo cáo của Bộ Tài chính Ấn Độ, quốc gia này đã nhận được 17,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý đầu tiên, vượt qua các nước mới nổi là Indonesia và Argentina

Công nhân bốc dỡ hàng hóa từ một chiếc xe tải tại khu chợ chính ở Gandhidham, Ấn Độ. Ashok Hinduja, Chủ tịch Tập đoàn Hinduja, Ấn Độ, cho biết Ấn Độ là một thị trường tuyệt vời và là “điểm đặt cược tốt nhất” trong nền kinh tế toàn cầu.

Công nhân bốc dỡ hàng hóa từ một chiếc xe tải tại khu chợ chính ở Gandhidham, Ấn Độ. Ashok Hinduja, Chủ tịch Tập đoàn Hinduja tại Ấn Độ cho biết, Ấn Độ là một thị trường tuyệt vời và là “điểm đến đáng để đầu tư” trên toàn cầu.

Chủ tịch của Tập đoàn Hinduja Group tại Ấn Độ - Ashok Hinduja cho biết, ông rất lạc quan về Ấn Độ, ông gọi đây là " thị trường mới nổi phát triển nhanh chóng".

Phát biểu với CNBC mới đây, Ashok Hinduja giải thích: “Chúng tôi thấy suy thoái đang đến ở Mỹ, Anh và châu Âu, Trung Quốc cũng đang trong tình cảnh không chắc chắn. Chính vì vậy, nhìn về tổng thể, chúng tôi hiện đang tập trung vào Ấn Độ như một thị trường mới nổi".

Tập đoàn Hinduja có trụ sở chính tại Ấn Độ, mặc dù tập đoàn này sở hữu các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và có sự hiện diện tại gần 40 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.

Doanh nghiệp chủ lực của họ là Ashok Leyland, một trong những nhà sản xuất xe thương mại hàng đầu của Ấn Độ.

“Về mặt chính trị, Ấn Độ đã ổn định rất tốt”, Chủ tịch nói với CNBC.

“Công lao thuộc về Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ông ấy đã xử lý rất tốt các mối quan hệ với Mỹ, châu Âu, Nga và cả Trung Quốc, mặc dù cũng có một số vấn đề nhất định, nhưng nhìn chung tất cả đều trong tầm kiểm soát”, ông nói.

Khi được hỏi liệu lãi suất tăng và nguy cơ suy thoái ở Mỹ có ảnh hưởng đến Ấn Độ hay không, Hinduja cho biết tác động sẽ hạn chế phần nào.

Ông chỉ ra rằng, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu thấp hơn trong năm nay, trong khi chứng khoán Ấn Độ có khả năng phục hồi tốt hơn.

Hinduja tuyên bố chính phủ Ấn Độ đang giải quyết nạn tham nhũng và cho biết họ sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng trước khi cuộc bầu cử diễn ra trước tháng 5 năm 2024.

Ông nói: “Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng sẽ sẽ khiến tăng trưởng kinh tế tốt hơn, vì vậy nhìn ra toàn cầu, Ấn Độ ngày nay là nơi đáng để đầu tư nhất", ông nói.

Tăng trưởng kinh tế hàng năm của Ấn Độ đã bùng nổ vào năm 2022, mặc dù tốc độ tăng trưởng của nước này dường như đã giảm bớt trong thời gian gần đây.

Tuần trước, OECD cho biết, tính theo quý, tăng trưởng GDP quý 2 của Ấn Độ kém thứ hai trong nhóm các nước giàu và đang phát triển hàng đầu G-20. Đầu tháng này, Goldman Sachs đã hạ dự báo cả năm về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ từ 7,6% xuống 7%.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính Ấn Độ, quốc gia này đã nhận được 17,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý đầu tiên, vượt qua các nước mới nổi là Indonesia và Argentina, nhưng đứng sau các nước bao gồm Brazil và Mexico.

Báo cáo cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc thấp hơn Ấn Độ ở mức 101,9 tỷ USD so với cùng kỳ.

Bộ cho biết trong quý 2, đầu tư nước ngoài của Ấn Độ đã giảm xuống còn 16,1 tỷ USD.

Lyly

Tin bài khác
Nhiều sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam được xuất khẩu sang Singapore

Nhiều sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam được xuất khẩu sang Singapore

Việc mở cửa thị trường Singapore đối với sản phẩm gia cầm Việt Nam là một cột mốc quan trọng, thể hiện khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của ngành chăn nuôi trong nước.
Chứng khoán lao dốc, vàng lập kỷ lục trước đe dọa suy thoái kinh tế

Chứng khoán lao dốc, vàng lập kỷ lục trước đe dọa suy thoái kinh tế

Chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ, trong khi vàng vọt lên đỉnh kỷ lục 3.148 USD/ounce trước thời điểm Mỹ công bố các mức thuế quan đối ứng toàn diện. Nỗi lo suy thoái kinh tế đang bao trùm thị trường.
Đồng yên bứt phá, vàng lập đỉnh: Bất ổn thuế quan thúc đẩy tài sản trú ẩn

Đồng yên bứt phá, vàng lập đỉnh: Bất ổn thuế quan thúc đẩy tài sản trú ẩn

Đồng yên tăng giá, vàng cũng liên tiếp lập đỉnh kỷ lục khi bất ổn thuế quan của Mỹ đẩy dòng tiền đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn. Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo rủi ro đình lạm toàn cầu.
Hàn Quốc gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Hàn Quốc gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Do tăng đột biến các vụ việc phòng vệ thương mại mà Ủy ban Thương mại Hàn Quốc phải xử lý nên đơn vị này gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam.
Chứng khoán Mỹ lao dốc khi niềm tin tiêu dùng bi quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc khi niềm tin tiêu dùng bi quan

Phố Wall chứng kiến đà sụt giảm mạnh khi niềm tin tiêu dùng Mỹ suy yếu và lạm phát dai dẳng. Các chỉ số S&P 500, Nasdaq đồng loạt giảm điểm, dấy lên lo ngại về nguy cơ đình lạm 2025.
Nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I

Nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I

Do nguồn cung trong nước cải thiện, nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I.
Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall

Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall

Những bất định vì chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump vẫn đang đè nặng lên Phố Wall, với chỉ số S&P 500 lao dốc. Giới đầu tư lo ngại cú sốc kinh tế trước ngày 2/4.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra bán phá giá với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra bán phá giá với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể tổ chức một phiên điều trần trước khi đưa ra kết luận cuối cùng với với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam, dự kiến vào ngày 5/8/2025, trừ trường hợp có gia hạn.
Bảo vệ người tiêu dùng Việt trong hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ người tiêu dùng Việt trong hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Trong bối cảnh thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hợp tác quốc tế, sẽ là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam phát triển một thị trường thương mại điện tử bền vững và đáng tin cậy.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đối mặt khó khăn tại thị trường chủ lực EU và Mỹ

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đối mặt khó khăn tại thị trường chủ lực EU và Mỹ

Sự phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề sẽ đóng vai trò quan trọng để giúp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vượt qua thách thức, tiếp tục tận dụng cơ hội tăng trưởng và mở rộng thị phần trên toàn cầu.
Cổ phiếu ô tô Nhật "lao dốc" sau động thái thuế quan của Mỹ

Cổ phiếu ô tô Nhật "lao dốc" sau động thái thuế quan của Mỹ

Cổ phiếu ô tô Nhật sụt giảm mạnh sau lệnh thuế 25% của Mỹ: Toyota, Nissan, Honda đồng loạt 'bốc hơi' 3%, Thủ tướng Nhật cảnh báo hệ lụy toàn cầu.
Xi măng Việt Nam không bị không rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá tại Philippines

Xi măng Việt Nam không bị không rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá tại Philippines

Nguyên đơn đã chính thức rút đơn yêu cầu rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá vào ngày 6/3/2025 với xi măng Việt Nam, với lý do tập trung nguồn lực cho vụ điều tra tự vệ xi măng đang diễn ra tại Philippines.
Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Hiện nay, có khoảng 450 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, con số này dự kiến sẽ tăng lên 500 do nhu cầu từ các thị trường tiếp nhận ngày càng cao.
Xu hướng tiêu thụ tôm tại các thị trường chủ lực năm 2025

Xu hướng tiêu thụ tôm tại các thị trường chủ lực năm 2025

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường tôm toàn cầu đang có sự phân hóa rõ rệt khi bước vào năm 2025. Trong bối cảnh ngành tôm quốc tế điều chỉnh sau năm 2024 nhiều biến động, các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đang vận động theo những quy luật riêng, đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Trong 2 tháng, châu Âu đã gửi 16 cảnh báo với nông sản Việt Nam

Trong 2 tháng, châu Âu đã gửi 16 cảnh báo với nông sản Việt Nam

Chỉ trong hai tháng đầu năm nay, châu Âu đã phát đi 16 cảnh báo đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu và nông sản Việt Nam.