Phía công ty này được cho là đã sử dụng một chiến lược bí mật để né tránh các cơ quan quản lý của Ấn Độ. Trích dẫn các tài liệu nội bộ, Reuters báo cáo rằng công ty có thành kiến với những người bán lớn trên nền tảng Ấn Độ của mình và sử dụng chúng để lách luật các quy tắc của cơ quan quản lý nhằm mục đích giữ cho những người bán nhỏ hơn không bị các nhà bán lẻ trực tuyến đè bẹp. Phía quan chức Ấn Độ đã công bố các quy định đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều này có thể làm gián đoạn doanh số bán hàng của Amazon tại quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới.
Theo Reuters, các tài liệu của Amazon tiết lộ thêm chi tiết có thể thu hút sự giám sát của các cơ quan quản lý Ấn Độ. Ví dụ, hai người bán khác trên nền tảng của công ty ở Ấn Độ chiếm khoảng 35% doanh số bán hàng của họ vào đầu năm 2019. Ngoài ra, Amazon có cổ phần gián tiếp trong hai người bán đó. Điều đó có nghĩa là khoảng 35 trong số hơn 400.000 người bán hàng tại Ấn Độ trên nền tảng của công ty chiếm khoảng 2/3 doanh số bán hàng của công ty. Nếu những chi tiết này được công bố, đây sẽ là những bằng chứng cho các nhà bán lẻ nhỏ của Ấn Độ cáo buộc Amazon đã làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của họ. Những người bán này cáo buộc nhà bán lẻ trực tuyến phớt lờ luật liên bang và thể hiện sự thiên vị đối với một số người bán lớn hơn. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thông điệp công khai của Amazon rằng nó thân thiện với các doanh nghiệp nhỏ ở Ấn Độ.
Amazon là công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ tập trung vào điện toán đám mây, truyền phát kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử. Công ty này được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four cùng với Google, Apple và Facebook.
Phan Thu