
ADB giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,5%
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa thông tin vẫn giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng cho Việt Nam ở mức 6,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023 như đã từng được công bố trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2022.

Trong ấn bản bổ sung Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2022 được công bố ngày 21/7, ADB cho biết, châu Á đang phát triển, Thái Bình Dương đang tiếp tục phục hồi sau đại dịch COVID-19. Nhiều quốc gia đang nới lỏng các hạn chế đi lại, giúp gia tăng hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, tăng trưởng bị chậm lại ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khu vực, do sự gián đoạn vì các lệnh phong tỏa mới do COVID-19, cũng như nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Nền kinh tế của Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 4% trong năm nay, so với mức 5% theo dự báo trước đây. ADB cũng hạ thấp triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ, từ 7,5% xuống còn 7,2% trong bối cảnh lạm phát cao hơn dự kiến và thắt chặt tiền tệ.
Đối với năm 2023, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực từ 5,3% xuống còn 5,2%, trong khi nâng dự báo lạm phát từ 3,1% lên 3,5%.
Với Việt Nam, ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng ở mức 6,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023, như được công bố trong ADO tháng 4/2022.
Theo ADB, tăng trưởng của Việt Nam sẽ tiếp tục được thúc đẩy nhờ việc mở rộng các hoạt động thương mại, sự phục hồi nhanh hơn và mạnh hơn dự kiến của lĩnh vực sản xuất chế tạo và tình hình đi lại trong nước cũng đã được thúc đẩy; cũng như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đang có chiều hướng được cải thiện.
TH
Cùng chuyên mục


Nghệ An chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Sản lượng hàng hóa qua cảng đang tăng chậm

Tổng cục Hải quan: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu tháng 9 đạt 26,34 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt mốc 700 tỷ USD

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm mạnh
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"
-
PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi: Nhu cầu vốn của doanh nghiệp yếu nhưng ngân hàng lại dư thừa