Với nhiều biện pháp thúc đẩy, bán lẻ hàng hóa đang phục hồi mạnh |
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2025 ước đạt 570,2 nghìn tỷ đồng, giảm 0,2% so với tháng trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành tăng cao nhất, lần lượt là 14,1% và 23,9% so với cùng kỳ; nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 9,7%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 8,1%; hàng may mặc tăng 6,0%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4,7%...
![]() |
Du lịch tăng trưởng là một trong những yếu tố tác động đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay. Ảnh minh họa |
Riêng trong quý II/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.713,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với quý trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 409,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,0% tổng mức và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 46,0 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng mức và tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 348,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng mức và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Những yếu tố tác động đến tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ từ đầu năm đến nay phải kể đến là nhu cầu tiêu dùng, du lịch của người dân trong nước tăng trong các dịp lễ, Tết, nghỉ hè, cùng với số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh.
Số liệu thống kê cho thấy, ngành du lịch Việt Nam đã đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025, hoàn thành khoảng 50% chỉ tiêu tăng trưởng của cả năm.