![]() |
6 tác dụng chữa bệnh của quả đậu bắp. |
Đậu bắp hay còn được gọi bằng các tên khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê,... có nguồn gốc từ Tây Phi. Nhờ vào khả năng chịu nóng bức và khô hạn rất tốt nên chủ yếu đậu bắp được trồng ở các vùng ôn đới hay nhiệt đới, được trồng nhiều nhất là ở miền Nam Hoa Kỳ. Đậu bắp cũng được trồng ở nước ta nhưng chủ yếu vẫn là ở các tỉnh miền Nam có khí hậu nóng bức.
Đậu bắp là loại cây ăn quả, có thể trồng thành cây một năm hoặc nhiều năm. Cây đậu bắp thường cao đến 2,5m với lá dài và rộng lớn từ 10cm đến 20cm. Hoa của cây đậu bắp có 5 cánh với màu trắng hoặc vàng, có các đốm đỏ tại phần gốc hoa. Quả đậu bắp dáng dài chứa nhiều hạt bên trong.
Ngày nay, quả đậu bắp ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, thành một món ăn hàng ngày ở nhiều quốc gia. Không chỉ bởi mùi vị độc đáo có chất nhầy kết dính mà còn bởi giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn đặc biệt tốt cho sức khỏe của nó.
Đậu bắp là loại thực vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, Vitamin A,E,B, Axit amin, Kali, Canxi,... có lợi cho cơ thể con người cùng với rất nhiều tác dụng như:
![]() |
Ăn đậu bắp thường xuyên có tác dụng gì? |
Hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa chứng táo bón
Đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Thực tế, chất nhầy dính trong đậu bắp được tạo thành từ polisaccarit như collagen và mucopolysacarit giúp cải thiện nuôi dưỡng vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Tác dụng chính là nhuận tràng, hỗ trợ các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh được tình trạng táo bón và đầy hơi. Đậu bắp khi vào hệ tiêu hóa sẽ là "mảnh đất màu mỡ" cho những loại vi khuẩn có lợi (probiotics) và nó có thể sánh ngang tầm với sữa chua.
Hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong máu
Do trong thành phần của đậu bắp chủ yếu là chất xơ nên nó có khả năng ổn định lượng cholesterol trong máu. Chất xơ trong đậu bắp dễ dàng hòa tan trong nước nên khi đi theo đường ruột có sự kết hợp với cholesterol trong thức ăn khác, sẽ thải ra ngoài cùng các chất cặn bã.
Từ đó, nồng độ cholesterol trong máu được giảm xuống, bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh.
Tốt cho xương khớp
Nhờ chứa canxi, vitamin K và axit folic nên đậu bắp sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ở các khớp xương từ đó giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng mất xương hoặc loãng xương nghiêm trọng.
Ngoài ra, chất nhầy trong đậu bắp cũng giúp bổ sung độ nhờn cho các khớp xương giúp các khớp xương hoạt động linh hoạt và giảm đau nhức khớp hiệu quả.
Hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường
Đậu bắp chứa các chất như insulin có khả năng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, giúp ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Uống nước ép đậu bắp có thể làm giảm lượng đường trong máu, chính vì vậy người bệnh mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm đậu bắp vào thực đơn có thể kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.
Giúp làm đẹp da
Hàm lượng vitamin C và K trong đậu bắp giúp bảo vệ làn da sáng màu và tươi trẻ hơn. Ăn đậu bắp nhiều sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen, đồng thời phục hồi các vùng da bị hư hại, nên cũng mang lại cho bạn làn da mịn màng, trẻ trung và khỏe mạnh hơn.
Hỗ trợ giảm cân
Đậu bắp nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn nhanh no và no lâu. Từ đó bạn sẽ hạn chế ăn các loại thực phẩm khác đặc biệt là ít ăn vặt hơn nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, đậu bắp chứa rất ít calo nên cho dù bạn ăn nhiều cũng không lo tăng cân.
Do đó, thêm đậu bắp vào thực đơn thường xuyên đồng thời hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo khác cũng là cách giúp giảm cân như ý muốn.
Khi chế biến đậu bắp không nên nấu quá kỹ để bảo toàn các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này. Những người có tỳ và vị yếu, thể trạng yếu, hàn theo Đông y, với những biểu hiện như thường xuyên bị khó tiêu, tiêu chảy, sợ lạnh, người già, trẻ em không nên ăn nhiều. Quả non của đậu bắp có nhiều lông tơ nhỏ, nếu xử lý không đúng cách khi ăn có thể gây cảm giác kích thích, và người có dạ dày yếu sẽ gặp phải triệu chứng này nặng hơn, nên tránh sử dụng. Những bệnh nhân bị bệnh thận, người bệnh suy thận hoặc bệnh nhân chạy thận không nên ăn đậu bắp. Đậu bắp còn chứa nhiều axit oxalic, không phù hợp cho những người bị sỏi thận. Nếu muốn ăn đậu bắp, những người này chỉ nên ăn lượng vừa phải và cần chần qua trước khi nấu để giảm lượng axit oxalic. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, cần cẩn trọng khi ăn đậu bắp. Nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết, nên theo dõi xem mức đường huyết có quá thấp hay không. |
* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!