Đậu đen (có nơi gọi là đỗ đen) là loại đậu quen thuộc, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấu chè, pha nước uống, hầm xương…
6 nhóm người nên hạn chế sử dụng đậu đen. |
Trong Đông y, đậu đen vị ngọt, bình; vào tỳ, thận, có tác dụng hoạt huyết lợi thủy, khu phong giải độc, trị vàng da phù nề, đầy trướng bụng ngực, gân cơ co cứng, viêm sưng do ngộ độc thuốc và hóa chất...
Đậu đen rất giàu carbohydrate và chúng cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời (4gr chất xơ/100gr) (gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan). Đậu đen rất ít chất béo, hầu hết chất béo là chất béo không bão hòa nhiều nối đôi. Một nửa chén đậu đen có 90mg axit béo omega-3 và 108mg axit béo omega-6. Đậu đen là nguồn cung cấp protein, với 7gr protein trong một khẩu phần nửa chén. Ngoài ra, đậu đen còn chứa nhiều folate, vitamin B1, mangan và magie. Trong 100gr đậu đen có 6,1mg sắt. |
Mặc dù đậu đen cũng là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng theo nghiên cứu có những đối tượng sau được khuyên là không nên sử dụng đậu đen:
6 nhóm người 'đại kỵ' với đậu đen. |
Do đậu đen có tác dụng lợi tiểu nên người bị bệnh thận nên cân nhắc khi sử dụng đậu đen, đặc biệt là nước đậu đen rang.
Đậu đen chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan. Dù chất xơ này có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng đối với những người có vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc viêm đại tràng, nếu ăn quá nhiều đậu đen có thể gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
Theo nghiên cứu từ Tạp chí Tiêu hóa Lâm sàng Hoa Kỳ, các oligosaccharide trong đậu đen khó tiêu hóa và có thể lên men trong ruột, dẫn đến sản sinh khí.
Đậu đen giúp giải độc cho cơ thể khá tốt, chúng có chứa các chất như protein, phốt pho hữu cơ, các kim loại nặng có thể kết hợp thành chất kết tủa.
Nếu người đang trong quá trình dùng thuốc, đặc biệt là sử dụng thuốc có chưa sắt, kẽm, canxi, tuyệt đối không được uống nước đậu đen vì sẽ khiến các chất trong chúng phản ứng mạnh với các thành phần của thuốc, khiến làm giảm tác dụng của thuốc.
Do trong đậu có chứa nhiều nhân purin, có thể gây rối loạn chuyển hóa acid uric, lắng đọng acid uric trên xương khớp gây ra bệnh gút. Ăn nhiều đậu đen có thể khiến tình trạng bệnh gút nặng hơn.
Do lượng protein có trong đậu đen có thể khó tiêu hóa đối với nhóm người này, nên việc tiêu thụ một lượng lớn protein sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Đậu đen sống hoặc nấu chưa chín chứa lectin, một loại protein có thể gây ngộ độc. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo rằng, việc ăn đậu chưa được nấu kỹ có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, và đau bụng. Những người có hệ miễn dịch yếu, như người già, phụ nữ mang thai, hoặc bệnh nhân đang điều trị hóa trị, dễ bị ảnh hưởng bởi các chất độc này hơn.
Hơn nữa, trong đậu đen còn chứa rất nhiều Phytat - đây là chất gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… dẫn tới thiếu máu, loãng xương do đó những trường hợp như trẻ nhỏ và người già cũng được khuyên là không nên uống.
Mặc dù không phổ biến, dị ứng với đậu đen vẫn có thể xảy ra ở một số người. Biểu hiện của dị ứng bao gồm phát ban, khó thở, hoặc sưng mặt, môi và lưỡi. Bất kỳ ai có tiền sử dị ứng với các loại đậu nên thận trọng khi thử đậu đen.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!