Năm yếu tố giúp Phú Quốc trỗi dậy sau đại dịch Covid 19

13:51 14/12/2020

Trao đổi với tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Đỗ Minh Đức – Giám đốc Công ty TNHH MTV Đất Miền Đảo nhận định: “Phú Quốc như ngọc trong đá, tự thân đã có nét đẹp lấp lánh riêng. Sự xuất hiện của các nhà đầu tư cỡ lớn như Vingroup, Sungroup, Bimgroup, CEO Group, MIK Group...chỉ mài ngọc thêm sáng, góp phần đưa hòn đảo xinh đẹp đến gần hơn với du khách, nhất là khách quốc tế. Thông qua chính sách miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 30 ngày được Quốc hội thông qua vào ngày 25/11/2019 sẽ giúp Phú Quốc trỗi dậy mạnh mẽ trong thời gian tới”.

Ông Đỗ Minh Đức - Giám đốc Công ty TNHH MTV
Ông Đỗ Minh Đức - Giám đốc Công ty TNHH MTV Đất Miền Đảo.

Phú Quốc là điểm đến đầy tiềm năng với tầm nhìn rõ ràng, vùng đất này đang sở hữu nhiều ưu thế chuẩn bị cho sự trở lại mạnh mẽ sau đại dịch Covid 19. Không chỉ có khí hậu ôn hòa quanh năm, Phú Quốc còn sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông đô thị ngày càng hoàn chỉnh. Điều đó sẽ thu hút một lượng lao động nhập cư cơ học lớn vào Phú Quốc sinh sống, làm việc. Đây là cơ hội vàng mà Phú Quốc mang đến cho các nhà đầu tư nhạy bén trong thời gian này. Hãy cùng tìm hiểu những yếu tố giúp Phú Quốc trỗi dậy mạnh mẽ sau dịch Covid 19 qua góc nhìn của ông Đỗ Minh Đức.

Chính sách vĩ mô là động lực tăng trưởng bứt phá trong quá trình đô thị hoá Phú Quốc.

Miễn Visa 30 ngày cho người nước ngoài vào khu kinh tế đặc biệt trên biển được Quốc hội thông qua vào ngày 25/11/2019. Đó là những khu kinh tế đặc biệt trên biển đáp ứng đủ các điều kiện: Có sân bay quốc tế, có cảng biển hành khách quốc tế, có không gian riêng biệt và cách biệt với đất liền. Điều này tác động cực kỳ lớn tới tốc độ tăng trưởng du lịch Phú Quốc trong thời gian tới khi đại dịch Covid 19 qua đi.

Vào ngày 09/12/2020 vừa qua, tại phiên họp thứ 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Phú Quốc cùng các phường thuộc thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Thành phố sẽ gồm 02 phường là phường Dương Đông và phường An Thới cùng 07 xã là Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu.

Phú Quốc - Thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam
Phú Quốc - Thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam.

Hai chính sách vĩ mô này là động lực tăng trưởng bứt phá giúp quá trình đô thị hóa Phú Quốc nhanh hơn, mạnh hơn trong thời tới đây. Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn cực lớn trong việc thu hút đầu tư, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng du lịch, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội, và thu hút một lượng cực lớn dân nhập cư cơ học vào Phú Quốc sinh sống, làm việc, lập nghiệp khiến nhu cầu sở hữu bất động sản nói chung và đặc biệt đất nền vùng lõi trung tâm Dương Đông nói riêng sẽ gia tăng cực lớn trong thời gian tới.

Du lịch-ngành kinh tế mũi nhọn liên tục tăng trưởng từ 28%/năm trong nhiều năm liên tiếp

Sự tăng trưởng về lượng khách du lịch chính là ưu điểm biến Phú Quốc thành điểm đầu tư rất hấp dẫn, không chỉ với các nhà đầu tư trong nước, mà cả các nhà đầu tư quốc tế. Ước tính trong năm 2019, Phú Quốc đã thu hút khoảng 672 ngàn lượt khách quốc tế, hơn 5 triệu lượt du khách nội địa ghé thăm. Doanh thu ước đạt 7.646,3 nghìn tỷ đồng với 762 cơ sở lưu trú, tương đương với 23.389 phòng lưu trú và đóng góp hơn 50% thu nhập GDP cho tỉnh Kiên Giang.

Sự phát triển của du lịch sẽ kéo theo khả năng đầu tư đất vì lượng dân nhập cư có nhu cầu “an cư lạc nghiệp” rất lớn, trong khi quỹ đất có thể phát triển chỉ chiếm 35% tổng quỹ đất cả đảo rộng 589 km2. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các nhà đầu tư đang có ý định phát triển tại hòn đảo này.

Ở đâu hạ tầng phát triển và liên tục mở rộng thì ở đó bất động sản sẽ cất cánh

Theo đánh giá của ông Đỗ Minh Đức, hạ tầng đồng bộ và vẫn tiếp tục được triển khai là nhân tố quan trọng giúp cho Phú Quốc cất cánh trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí mang tầm quốc tế. Những năm gần đây, hạ tầng giao thông đường bộ, cảng biển, càng hàng không quốc tế tại Phú Quốc liên tục được triển khai, nâng cấp. Điều này hợp với chủ trương của chính quyền địa phương là xây dựng hạ tầng đồng bộ để tiếp tục thu hút đầu tư.

Về đường hàng khôngDi chuyển bằng máy bay là phương thức phổ biển nhất của hành khách khi đến du lịch tại thành phố Phú Quốc. Các đường bay đến Phú Quốc liên tục được tăng cường, đỉnh điểm có những ngày sân bay quốc tế Phú Quốc tiếp đón lên đến gần 100 chuyến bay/ngày. Trong thời gian vừa qua, hàng loạt hãng hàng không nội địa cũng đã và đang lên kế hoạch tăng số chuyến bay thẳng đến Phú Quốc

Vào ngày 07/01/2020, bộ GTVT và ACV đang chuẩn bị kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T2 có công suất tiếp đón 6 triệu lượt khách/năm với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.950 tỷ. Ngoài ra, với tốc độ tăng trưởng du lịch từ 28%/năm sẽ khiến sân bay quốc tế Phú Quốc vượt công suất thiết kế vào năm 2022 nên bộ GTVT và tỉnh Kiên Giang đang xem xét, nghiên cứu đầu tư đường cất hạ cánh số 02. Việc hiện tại chỉ có một đường cất hạ cánh nên khi tiến hành duy tu, sửa chữa lớn sẽ phải đóng cửa khai thác cảng hàng không quốc tế Phú Quốc thời gian vài tháng, trong khi giao thông hàng không đóng vai trò cực quan trọng với thành phố Phú Quốc. Do vậy, đầu tư đường băng số 02 là nhu cầu cực cấp bách đang được bộ GTVT xem xét, nghiên cứu gấp rút.

Sân bay quốc tế Phú Quốc
Sân bay quốc tế Phú Quốc.

Về đường biểnTừ Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia,… sang Phú Quốc rất thuận lợi bằng tàu thuỷ. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, Phú Quốc chưa thu hút được nguồn khách từ các quốc gia này do sự hạn chế của cơ sở hạ tầng.

Sau khi hoàn thành cảng biển quốc tế An Thới vào năm 2012 cũng góp phần vào cải thiện hạ tầng cảng biển tại Phú Quốc. Tuy nhiên, công suất của cảng tiếp nhận tàu chở 1.000 – 2.000 khách được cho là chưa tương xứng với nhu cầu phát triển du lịch tại Phú Quốc.

Phú Quốc cũng được cho là sẽ hưởng lợi rất lớn khi dự án kênh đào Kra (Thái Lan) nối liền Ấn Độ Dương với vùng biển Đông Á thành hiện thực. Vùng biển Kiên Giang vốn nằm rất gần đường hải lưu quốc tế, tàu bè khi đi qua kênh đào Kra hướng thẳng đến Phú Quốc. Thậm chí, theo đánh giá từ nhiều tổ chức quốc tế, Phú Quốc có thể trở thành “Singapore thứ 2 của châu Á” nếu kênh đào Kra được triển khai.

Đường bộGiữa năm 2019, Tập đoàn Vingroup công bố thành lập Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải VinBus, tham gia chính thức vào lĩnh vực vận tải hành khách, dự kiến sẽ sớm cung cấp hàng trăm chuyến xe mỗi ngày. Tuyến xe kết nối điểm đầu từ dự án Grand World tới sân bay Phú Quốc, trung tâm thị trấn Dương Đông và các điểm tham quan khác của địa phương.

Với việc đưa vào vận hành tuyến VinBus, đặc biệt trong bối cảnh giao thông đường bộ tại huyện đảo này đang được nâng cấp hàng ngày, bài toán di chuyển cho du khách trong thời gian tới trên đảo bằng giao thông công cộng sẽ được cải thiện, góp phần lớn cho việc vận hành của các dự án lớn, hỗ trợ phát triển du lịch tại Phú Quốc.

Phú Quốc chuyển mình với những tổ hợp giải trí giúp nền kinh tế đêm dự báo tăng trưởng đột biến.

Mỏ vàng kinh tế đêm trên đảo Phú Quốc trong suốt thời gian qua chưa được khai thác đúng mức. Năm 2016, chợ đêm Phú Quốc đã tạo nên một diện mạo mới cho Phú Quốc, trở thành “thủ phủ” của du lịch kinh tế đêm trên đảo ngọc này. Trung bình mỗi đêm, chợ thu hút từ 3.500 lượt khách tới gần 15.000 lượt khách, chi tiêu bình quân 50 USD/người (số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2019). Tính ra, mỗi ngày chợ đêm đã mang về cho Phú Quốc khoảng từ 3-5 tỷ đồng.

Cùng với với chợ đêm, Phú Quốc cũng tỏ rõ quyết tâm phát triển kinh tế ban đêm bằng việc liên tục phát triển những tổ hợp vui chơi giải trí quy mô đến từ các ông lớn như Vin Group, Sun Group, BIM Group, CEO Group… Có thể kể đến khu mua sắm sầm uất Boutique Shophouse Melodia, quảng trường âm nhạc rộng tới 8.500 m2 lớn nhất Phú Quốc – nơi sẽ diễn ra những sự kiện, lễ hội tầm cỡ quốc tế được quy hoạch phía Nam đảo do Tập đoàn Sungroup đang đầu tư xây dựng. Còn khu vực Bắc Đảo là nơi tập trung các tổ hợp giải trí như Casino Corona, biệt thự nghỉ dưỡng chuẩn 5 sao, thiên đường giải trí Vinpearl Land, vườn thú bán hoang dã Safari,… và đặc biệt là Siêu Tổ hợp Nghỉ dưỡng – Vui chơi giải trí và Mua sắm Grand World Phú Quốc được xây dựng theo mô hình phố đêm Clark Quay (Singapore), Asiatique (Bangkok) hay Lan Quế Phường (Hồng Kông),… Khu vực Bãi Trường thì đang hiện hữu khu phố đi bộ Sonasea đến từ tập đoàn CEO Group đã và đang tiếp đón hàng nghìn lượt du khách mỗi đêm. Ngoài ra tập đoàn BIM Group cũng đang âm thâm đưa tổ công tác sang Thái Lan học hỏi kinh nghiệm vận hành kinh tế đêm tại những tuyến phố đi bộ nổi tiếng của Thái Lan.

Grand World Phú Quốc - Thành phố không ngủ
Grand World Phú Quốc - Thành phố không ngủ.

Theo đánh giá của các chuyên gia, phát triển du lịch ban đêm là hướng đi đúng đắn của Phú Quốc bởi kinh tế ban đêm có thể chiếm đến 70% doanh thu của du lịch. “Nhìn sang Thái Lan, đâu phải du khách tới đó nhiều lần vì muốn vào Hoàng cung; Hoàng cung đẹp nhưng họ không quay lại đó hai, ba lần. Ngược lại, họ tới du lịch vì muốn đi mua sắm, ăn uống, sử dụng dịch vụ về đêm. Chính những dịch vụ như vậy giúp khách du lịch “chìm” vào văn hóa địa phương, hấp dẫn họ, giữ chân họ”. Thử làm một bài toán đơn giản, nếu kinh tế đêm ở Phú Quốc được thắp sáng, mỗi du khách chỉ cần tăng chi tiêu thêm 300-400 USD cho các hoạt động ăn chơi, giải trí, mua sắm,… doanh thu từ du lịch của Phú Quốc sẽ gia tăng đáng kể.

Theo dự kiến năm 2022, Phú Quốc sẽ chào đón 7 đến 10 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch sẽ là con số đáng mơ ước, cao hơn nhiều con số mục tiêu mà Phú Quốc từng đề ra. Do đó, kinh tế đêm đóng vai trò quan trọng trong hành trình phát triển đưa Phú Quốc trở thành điểm đến mới của du lịch quốc tế, không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà còn mang tầm cỡ toàn cầu.

Hạ tầng phát triển, kinh tế tăng trưởng thì dân số cơ học tăng mạnh khiến nhu cầu sở hữu đất nền tăng cao

Theo thống kê của chính quyền thì dân số trên toàn đảo của Phú Quốc năm 2019 (bao gồm cả dân số quy đổi từ khách du lịch) là 177.540 người. Tốc độ tăng dân số cơ học trung bình giai đoạn từ 2015 đến năm 2019 là 16,25%, trong đó tỉ lệ tăng dân số tự nhiên chỉ chiếm khoảng 0,95%, tỉ lệ tăng dân nhập cư cơ học là 15,30%; nếu tính cả dân số quy đổi từ khách du lịch thì tốc độ dân số tăng trung bình là 18,36%/năm.

"Với tốc độ tăng dân số cơ học hàng năm là 18,36% thì mỗi năm sẽ có ít nhất 32.596 người mới nhập cư vào đảo Phú Quôc sinh sống, làm việc. Nếu là nhà đầu tư nhạy bén thì sẽ nhận ra tiềm năng cực to lớn đối với phân khúc bất động sản đất nền Phú Quốc nói chung, đặc biệt là đất nền lõi trung tâm Dương Đông nói riêng", ông Đỗ Minh Đức chia sẻ về cơ hội đối với nhà đầu tư trong lĩnh vực BĐS. Mỗi năm chỉ cần 10% trong con số 32.596 người này có nhu cầu mua đất nền để an cư lập nghiệp thì với quỹ đất có khả năng phát triển dân an cư chỉ chiếm 35% trên toàn đảo thì dự báo nguồn cung sẽ không đủ đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu này trong thời gian tới.

Hoặc ít nhất 50% của con số 32.596 người nhập cư mỗi năm này chưa đủ điều kiện mua đất cất nhà để an cư lập nghiệp thì nhu cầu thuê phòng lưu trú dài hạn cũng cực lớn trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội vàng cho nhà đầu tư phân khúc kinh doanh phòng lưu trú dài hạn khi nó đem lại một nguồn thu nhập khổng lồ mà cực kỳ ổn định.

Trần Hà (T/h)