Tài chính thời kinh tế số

00:00 12/10/2020

Thúc đẩy tài chính toàn diện được xem là một trong những trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới. Dù còn khiêm tốn, nhưng thời gian qua đã và đang ghi nhận những nỗ lực từ phía Chính phủ, NHNN - cơ quan đầu mối về tài chính toàn diện, phối hợp với các bộ, ban, ngành để nâng cao nhận thức về tài chính toàn diện; cũng như các NHTM trong cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính.

Khảo sát về “Hành vi thanh toán của người dùng” do Visa thực hiện vào tháng 9 năm 2017 chỉ ra, khoảng 57% người Việt Nam được khảo sát trả lời họ hoàn toàn tự tin có thể không dùng tiền mặt trong ba ngày liên tiếp khi ra khỏi nhà. Tỷ lệ này cao nhất so với các quốc gia khác trong khu vực, nơi chỉ có khoảng 42% người Singapore hoặc 37% người Thái Lan sẵn sàng không dùng tiền mặt trong cùng một khoảng thời gian. Hơn thế nữa, theo báo cáo Toàn cảnh về FinTech khu vực ASEAN 2018 được giới thiệu trong tháng 4/2018 của EY, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nền tảng truyền thông xã hội, các nhà phát triển thương mại điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ theo yêu cầu như Grab với dịch vụ thanh toán GrabPay, với cơ sở dữ liệu người tiêu dùng lớn, đã hoặc đang bắt đầu cung cấp các dịch vụ thanh toán như một dịch vụ chuyên biệt cho người tiêu dùng. Những yếu tố này thực sự đang dần biến đổi toàn cảnh bức tranh thanh toán ở Việt Nam, từ một quốc gia phụ thuộc phần lớn vào tiền mặt, tiến tới một quốc gia có tới 40% dân số vào năm 2021 (theo Statista) sẽ sử dụng điện thoại thông minh để trả tiền cho các nhu yếu phẩm hàng ngày.

Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, trong những năm vừa qua, thanh toán không dùng tiền mặt đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020. Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và đạt những kết quả tích cực.

 Cũng theo ông Dũng, năm 2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý khoảng 137 triệu giao dịch với giá trị đạt khoảng hơn 73 triệu tỉ đồng, ước tính giá trị giao dịch cao gấp 13 lần so với GDP Việt Nam năm 2018. Số lượng và giá trị giao dịch bình quân mà hệ thống xử lý tương ứng đạt trên 544.000 giao dịch/ngày và trên 289.000 tỉ đồng/ ngày.

Về hạ tầng thanh toán thẻ, hệ thống bù trừ, chuyển mạch điện tử của Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) xử lý gần 372 triệu giao dịch với giá trị đạt khoảng 1,75 triệu tỉ đồng (tăng tương ứng 23,4% và 74,6% so với năm 2017. Mạng lưới ATM, POS được phủ sóng đến tất cả các địa bàn tỉnh, thành phố trên cả nước được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, cơ sở y tế, bệnh viện, trường học,.. Trong năm 2018, giao dịch thanh toán qua kênh Internet là hơn 255 triệu giao dịch với giá trị khoảng 16 triệu tỉ đồng. Giao dịch thanh toán qua kênh điện thoại di động là hơn 185 triệu giao dịch, với giá trị khoảng 1,86 triệu tỉ đồng.

Ông Winfield Wong, Giám đốc toàn quốc Khối ngân hàng doanh nghiệp của Ngân hàng HSBC Việt Nam, chia sẻ: “Trong những năm gần đây, chúng tôi đã chứng kiến một xu hướng bùng nổ ở Việt Nam để phát triển thành một xã hội không dùng tiền mặt trong tương lai, nơi điện thoại thông minh đóng vai trò như một chất xúc tác: thanh toán di động cho bán lẻ giao dịch, thanh toán trực tuyến cho thuế, phí, thanh toán phải trả của doanh nghiệp, nhận dạng sinh trắc học để truy cập tài khoản ngân hàng và sự ra đời của nhiều công ty khởi nghiệp”.

Dù đã có những biến chuyển, song theo nhận định của nhiều chuyên gia, rào cản chính trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam nằm ở việc nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế dựa nhiều vào tiền mặt. Giới chuyên gia cho rằng, với các phương tiện thanh toán điện tử đang dần thay thế tiền mặt, thì ít nhất phải tiến tới khoảng 60% những thanh toán của dân chúng qua hệ thống ngân hàng mới có thể có sự cải thiện rõ rệt. Còn như hiện tại, khoảng 90% giao dịch người dân là giao dịch tiền mặt thì vẫn còn rất gian nan trong thúc đẩy tài chính toàn diện.

Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược NHNN Nguyễn Thị Hòa cho biết, hiện Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và hướng tới thực thi chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện. Trong Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 (Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2019) đã đề cập tới việc xây dựng “Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ giao NHNN chủ trì thực hiện trong năm 2019. Tài chính toàn diện không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội mà còn là tiền đề quan trọng cho tăng trưởng bền vững quốc gia.

Cùng đó, năm 2019, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 3 đã lựa chọn chủ đề “Củng cố nền tảng tăng trưởng bền vững”, Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam đang tích cực xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về tài chính toàn diện như là một phương thức để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Theo đó, nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện đang được triển khai mạnh mẽ như nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân, phát triển tài chính vi mô,…

Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đang bước vào những năm cuối với mục tiêu đạt tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2019 cũng nhấn mạnh tới việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện thí điểm các mô hình thanh toán mới, các doanh nghiệp công nghệ tài chính (fintech) và áp dụng công nghệ mới, giải pháp đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực ngân hàng. “Do vậy, NHNN đã quyết định lựa chọn chủ đề cho Banking Vietnam 2019 là “Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt" nhằm đáp ứng sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các tổ chức trong và ngoài nước, đảm bảo phù hợp với các chủ trương chính sách lớn của Ngành trong giai đoạn hiện nay...”, bà Hòa chia sẻ.

Ông Từ Tiến Phát - Phó Tổng Giám đốc ACB: Muốn thúc đẩy TTKDTM cần phải gỡ 7 vấn đề gồm giảm kinh phí, thời gian có chi trả điện tử liên NH; quy định pháp luật có chính xác điện tử; ban hành chuẩn quốc gia về mã QR; thúc đẩy tranh đua lành mạnh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ POS; thi công công đoạn cụ thể cho từng đơn vị cung ứng dịch vụ công trong việc xóa bỏ thu tiền mặt; chuẩn hóa hệ thống công nghệ tài liệu của một vài cơ quan, công ty cung cấp dịch vụ công và tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng một vài phương thức TTKDTM. Có thể nói, việc đẩy lùi tiền mặt trong chi trả là điều hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên, muốn làm phải có sự đồng tâm hiệp lực hỗ trợ và hợp tác từ một vài bên. Hiện chuyển nhượng nhỏ lẻ ở Việt Nam vẫn còn rất lớn, nên ngoài việc một vài NH hay công ty fintech tự tìm bạn, cơ quan quản lý cần khoanh vùng để ứng dụng thử nghiệm, dần dần mở rộng ra một vài khu vực khác, từ đây sẽ giúp hình thành 1 thói quen mới cho người dân khi chi trả mua hàng.

PGS.TS Lê Xuân Trường -  Trưởng khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính: Đối với lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thì việc thanh toán tiền mặt là điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng có thể che giấu doanh thu, không kê khai, tính và nộp thuế cho Nhà nước. Thêm vào đó, thanh toán tiền mặt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi mua bán hóa đơn (mua hóa đơn khống không có hàng hóa, dịch vụ) để trốn thuế.

TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn - Đại học Fulbright Việt Nam: Con số trên 11% thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay có vẻ như không phản ánh được thực trạng sử dụng tiền mặt vốn được nhìn nhận vẫn còn hết sức phổ biến. Nếu sử dụng thước đo số lượt giao dịch thay cho giá trị giao dịch thì tỷ lệ các giao dịch sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế còn ở mức rất cao. Việc sử dụng tiền mặt để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ sẽ khiến cho quản lý thuế gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu cơ sở để kiểm tra, kiểm chứng. Ngoài ra, thanh toán tiền mặt còn tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế ngầm phát triển. Những hoạt động hợp pháp nhưng được coi là nằm trong bộ phận kinh tế ngầm chính là những giao dịch bằng tiền mặt và không có hoá đơn. Những giao dịch này được thực hiện không có sự kiểm soát của Nhà nước để trốn thuế hoặc tránh bị các cơ quan kiểm tra phát hiện.

Giang Thu