Thứ bảy 12/07/2025 10:07
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Ông trùm văn phòng chia sẻ lèo lái IWG trong khủng hoảng đại dịch ra sao?

12/10/2020 00:00
Có vẻ như WeWork sẽ lụn bại vì Covid-19, nhưng đối thủ cạnh tranh lâu dài nhất và lớn nhất của họ, công ty IWG có trụ sở tại Thụy Sĩ, lại rất có khả năng đứng vững qua đại dịch.

Sải bước qua văn phòng thời thượng ở quận tài chính London vào đầu tháng ba, Mark Dixon dừng lại để sửa miếng dán tường vân gỗ bị rách, sau đó đi vào một phòng họp gần đó, nơi có khung cảnh tuyệt đẹp của đường chân trời. “Kia là tòa nhà Brookfield mới,” ông nói, chỉ ra ngoài cửa sổ, hướng đến một cụm các tòa nhà chọc trời.

“Chúng tôi đang hiện diện tại tòa nhà đó.” Ông quay sang trái - “Chúng tôi cũng có mặt tại Gherkin.” Ông vừa nói vừa chỉ vào tòa tháp hình trái banh nổi tiếng - rồi lại chuyển sang bên phải: “Chúng tôi cũng xuất hiện ở tháp NatWest, ngay phía bên kia.”

Nếu chưa từng nghe thấy danh tiếng của ông, bạn sẽ có cảm giác Dixon có mặt ở khắp mọi nơi. Tập đoàn International Workplace Group (IWG) có trụ sở tại Thụy Sĩ của ông, trước đây gọi là Regus, thuê tòa nhà, phát triển và cho thuê lại không gian văn phòng linh hoạt – phòng hội nghị, văn phòng và không gian làm việc chung – tại hơn 3.300 địa điểm ở 1.200 thành phố thuộc 110 quốc gia.

Nhờ khả năng tiếp cận toàn cầu đó, ông trở thành nhà điều hành không gian làm việc linh hoạt lớn nhất trên thế giới, lớn hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh của mình, WeWork, với 739 địa điểm ở 140 thành phố – và khó khăn cũng nhiều hơn.

Điều đó cũng khiến Dixon – người sáng lập, CEO và cổ đông lớn nhất của IWG – chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì tình trạng các không gian làm việc chung trên toàn thế giới phải đóng cửa vì đại dịch. Khi thị trường chứng khoán đạt đỉnh hồi tháng hai vừa rồi, Dixon giàu có hơn bao giờ hết, với tài sản trị giá gần 2 tỉ USD.

Sau đó, đại dịch Covid-19 xuất hiện, khiến hàng loạt nhân viên phải làm việc tại nhà và giá cổ phiếu IWG sụt giảm 75%, lâm vào tình cảnh giống như của các nhà điều hành tàu biển và các hãng hàng không. Vào thời điểm Forbes chốt danh sách Tỉ phú thế giới hồi giữa tháng ba, Dixon, người sở hữu khoảng 30% IWG, không đủ tiêu chí lọt vào danh sách.

Tài sản của ông trị giá gần 800 triệu USD, giảm hơn 1 tỉ USD chỉ trong một tháng. Chính sách làm việc tại nhà của các công ty và lệnh phong tỏa của chính phủ đang ảnh hưởng đến nhu cầu thuê không gian làm việc chung. Khi virus lây lan đến từng quốc gia, IWG buộc phải tạm thời đóng cửa các địa điểm để khử trùng, trong đó có 90 địa điểm ở Trung Quốc. (Công ty cho biết mọi địa điểm của họ đã được mở cửa trở lại.)

Vào giữa tháng ba, có nguồn tin cho biết, Dixon đã gửi thư cho các chủ sở hữu tòa nhà ở Anh, tìm cách bảo lưu ba tháng tiền thuê địa điểm để được gia hạn thời gian thuê thêm ba tháng. Vài ngày sau, ông tuyên bố hủy bỏ khoản thanh toán cổ tức kế tiếp và tạm dừng mua lại cổ phần như một phần của nỗ lực “giảm chi phí hoạt động, hạn chế cả chi phí tăng trưởng lẫn bảo toàn vốn và tối ưu hóa dòng tiền.”

Tất cả những động thái này là một phần trong kế hoạch của ông, nhằm đảm bảo rằng công ty thận trọng về tài chính của mình không những có thể “sống sót” qua đại dịch mà còn phát triển mạnh mẽ hơn sau đại dịch. Kế hoạch này rất có khả năng thành công, vì hai lý do đơn giản: Dixon đã sống sót qua cuộc khủng hoảng dot-com trước đó và ông là người quản lý tài năng.

Ông trùm văn phòng chia sẻ lèo lái IWG trong khủng hoảng đại dịch ra sao? - ảnh 1

IWG vận hành hơn 3.300 không gian tại 1.200 thành phố trên khắp thế giới.

Trong khi WeWork tuân theo kịch bản tăng trưởng bằng mọi giá ở thung lũng Silicon – lỗ khoảng 2,2 tỉ USD trên doanh thu 2,5 tỉ USD chỉ trong chín tháng đầu năm 2019 – thì Dixon, 60 tuổi, xây dựng IWG theo cách bình dân hơn: tăng trưởng ổn định, tập trung hết sức vào tỉ lệ hoàn vốn đầu tư và lợi nhuận thực tế. Ông thậm chí vẫn làm như vậy ngay cả khi IWG đã mua lại được hơn 30 đối thủ trong mười năm qua.

Năm ngoái, IWG đã kiếm được khoảng 180 triệu USD nhờ hoạt động liên tục, với doanh thu 3,5 tỉ USD. Công ty bơm 515 triệu USD tiền vốn vào các địa điểm mới, mua lại cổ phiếu trị giá 65 triệu USD và trả 20 triệu USD cổ tức cho cổ đông.

IWG có khoảng 90 triệu USD tiền mặt trên giấy tờ và một khoản nợ ròng nhỏ. Nhờ đó, Dixon vững tin trong thời điểm vô cùng khó khăn. “Tôi là một người luôn cảnh giác quá mức,” ông tự nhận. “Tôi cho rằng đó là cách duy nhất để điều hành một doanh nghiệp. Bạn phải nắm bắt cơ hội nhưng cũng phải luôn cảnh giác cao độ về mọi chuyện.”

Đó là bài học được rút ra từ nghịch cảnh. Là con trai một kỹ sư của Ford ở Essex (Anh), Dixon bỏ học năm 16 tuổi để đi giao bánh sandwich, sau đó làm nhiều việc như bán bách khoa toàn thư và công nhân khai thác gỗ trước khi mở văn phòng chia sẻ đầu tiên của mình tại Brussels năm 1989, ngay trước sinh nhật lần thứ 30.

“Có thể bắt gặp những người làm việc không hiệu quả ở mọi loại hình văn phòng và tôi hiểu rằng bất động sản chỉ là vấn đề phức tạp nhất trong số các vấn đề cần giải quyết nếu bạn mở một công ty,” Dixon nói. “Tôi đã nói rằng ‘Phải có cách tốt hơn.’”

Ván cược của ông – cược rằng các công ty sẽ trả phí để có quyền sử dụng các không gian làm việc trên toàn thế giới nếu có người xử lý các rắc rối khác, đã được đền đáp. Nhưng công việc kinh doanh này rất dễ bị ảnh hưởng từ những cú sốc lớn trên toàn cầu như “sự kiện 11.9, dịch SARS, cúm heo, núi lửa, động đất, lốc xoáy, nổ súng. Nhiều lắm, không kể tên hết được,” ông nói.

Cú sốc lớn nhất là cuộc khủng hoảng dot-com Dixon vừa mới niêm yết IWG trên sàn chứng khoán London và đang bắt đầu thực hiện cú hích lớn tiến vào Hoa Kỳ vào thời điểm bong bóng công nghệ bắt đầu vỡ năm 2000, kéo theo nhu cầu về không gian văn phòng sụt giảm. IWG đã mất 4 triệu USD mỗi tháng khi khách hàng bỏ đi.

Cổ phiếu giảm giá sâu, và vốn hóa thị trường của công ty đã giảm từ khoảng 3,1 tỉ USD xuống còn 55 triệu USD. “Chúng tôi đứng bên bờ vực thẳm,” ông nhớ lại. Dixon nộp đơn phá sản theo luật phá sản Chương 11 cho doanh nghiệp của mình tại Hoa Kỳ để đàm phán lại các điều khoản cho thuê với chủ tòa nhà. Đồng thời, ông bán lượng cổ phần kiểm soát trong doanh nghiệp đã sinh lời của mình ở Anh cho một công ty vốn cổ phần tư nhân, để có tài chính cho việc tái cấu trúc.

Năm 2004, Dixon mua lại đối thủ lớn nhất của mình, HQ Global, sau sự kiện phá sản tồi tệ của công ty này, và ông cũng nhanh chóng mua lại doanh nghiệp của mình ở Anh. “Về cơ bản, chúng tôi đã phát triển nhảy vọt,” Dixon nói. “Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, chúng tôi luôn cực kỳ thận trọng khi nhìn nhận về sự tăng trưởng.”

Khi phát triển mở rộng, ông đối đãi cẩn thận với chủ nhà, xem họ như các đối tác kinh doanh chứ không chỉ là các nhà cung cấp thông thường. Trong một số trường hợp, IWG còn nhượng lại cho họ một phần doanh thu hoặc lợi nhuận của tòa nhà để đổi lấy các điều khoản có lợi hơn. Hơn một phần tư các hợp đồng thuê nhà của IWG đều được áp dụng các hình thức đa dạng như thế này, giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách chịu thiệt thòi một phần để đổi lấy một số ưu đãi từ chủ nhà.

Ông trùm văn phòng chia sẻ lèo lái IWG trong khủng hoảng đại dịch ra sao? - ảnh 2

IWG vận hành văn phòng mang thương hiệu Regus bên trong tòa tháp “Baby Shard” của London.

Gần đây, ông đang chú trọng đến nhượng quyền thương mại, với hi vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc những doanh nghiệp nhượng quyền đó sẽ giúp IWG mở rộng hiện diện trên toàn cầu, lên tới 50 ngàn địa điểm vào năm 2030. Làm như vậy sẽ cần ít vốn hơn và rủi ro cũng ít hơn so với việc ông tự mở rộng.

Năm ngoái, Dixon đã ký các thỏa thuận nhượng quyền hoạt động tại Nhật Bản, Đài Loan và Thụy Sĩ cho các bên được cấp phép với giá khoảng 560 triệu USD. Tính đến thời điểm này, ông cũng đã ký thêm 28 hợp đồng nhượng quyền với các đối tác khác để mở rộng ở những quốc gia như Đức và Guyana. Phần lớn các kế hoạch này đang tạm hoãn vì dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế toàn cầu và gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của IWG.

May mắn cho Dixon, khách hàng của IWG là những công ty hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn đa quốc gia khổng lồ, như HSBC, và các công ty có quy mô trung bình, như Telos, đang muốn tìm kiếm không gian làm việc trên khắp thế giới, chứ không phải những người làm nghề tự do và các công ty khởi nghiệp nhỏ.

Trung bình, họ ký hợp đồng từ chín tháng đến một năm. Dixon cho biết, chỉ 10% giao dịch được ký kết theo từng tháng hoặc thời hạn ngắn hơn, so với con số 28% của WeWork. Hồ sơ IPO của WeWork cho thấy, ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, chỉ 30% không gian làm việc của công ty này mang lại dòng tiền ổn định – đây là kết quả tất yếu của chiến lược tăng trưởng siêu tốc.

Trong khi đó, hơn 70% không gian làm việc của IWG đã là những nguồn thu ổn định. Nhờ tạm hoãn hoạt động đầu tư vào các địa điểm mới, cải tạo, chia cổ tức và mua lại, nguồn tiền thu được hiện giờ sẽ giúp công ty duy trì hoạt động cho đến khi khủng hoảng qua đi. Và quy mô cùng hồ sơ hoạt động đã được chứng thực của IWG sẽ giúp Dixon dễ dàng đàm phán lại một số hợp đồng thuê và cắt giảm thêm chi phí.

Calum Battersby, chuyên gia phân tích cổ phiếu của ngân hàng Berenberg có trụ sở tại Hamburg cho biết: “Đây là một doanh nghiệp hoạt động rất tốt. Họ sẽ giảm thiểu được rủi ro hết mức có thể.” Điều đó rất quan trọng, vì cơn khủng hoảng Covid-19 rất có thể sẽ trở thành lợi thế đối với các nhà cung cấp không gian làm việc linh hoạt, nếu họ đủ năng lực duy trì doanh nghiệp “sống sót” qua đại dịch.

Ngành này được dự đoán tăng giá trị gấp bốn lần vào năm 2027, theo báo cáo của Zion Market Research. Hiện giờ, điều này nghe có vẻ lạc quan, nhưng có khả năng đại dịch sẽ mang đến nhiều khách hàng hơn cho loại hình không gian làm việc như thế này.

“Bất kỳ công ty nào hiện không sử dụng không gian làm việc linh hoạt, sau khi trải qua giai đoạn như thế này, đều sẽ cân nhắc kỹ khi ký bất kỳ loại hợp đồng thuê dài hạn nào,” theo Laura Kozelouzek, người điều hành Quest Workspaces, chuỗi không gian làm việc chung ở Florida và New York. “Họ sẽ nhận ra tầm quan trọng của tính linh hoạt, bởi vì bạn không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.”

“Sự thay đổi này đã và đang dần hiện hữu. Khủng hoảng lần này sẽ củng cố cho hướng thay đổi đó,” Dixon cho biết, trước khi cảnh báo – đúng như tính cách của ông: “Trước hết, chúng ta phải vượt qua được khủng hoảng này đã".

Chase Peterson-Withorn - ảnh: Levon Bliss

TAGS:

Bài liên quan
Tin bài khác
Điều gì khiến VIC tăng kịch trần phiên 10/7, đưa tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lập mốc kỷ lục mới?

Điều gì khiến VIC tăng kịch trần phiên 10/7, đưa tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lập mốc kỷ lục mới?

Tính từ đầu năm, thị giá VIC của Vingroup đã gấp 2,4 lần và nằm trong nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn chứng khoán. Nhờ đó, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng thiết lập mốc kỷ lục mới với 10,9 tỷ USD.
Victoria dẫn đầu xu hướng xe điện, vững bước vì tương lai giao thông xanh

Victoria dẫn đầu xu hướng xe điện, vững bước vì tương lai giao thông xanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống, ngành giao thông Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc chuyển mình. Trong hành trình tìm kiếm những giải pháp giao thông thân thiện với môi trường, bền vững và hiện đại hơn, Công ty Cổ phần Ô tô Xe máy điện Victoria đã nổi lên như một đơn vị tiên phong, không ngừng đổi mới và khẳng định vị thế tại thị trường trong nước.
Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Trải qua hơn một thập kỷ đồng hành cùng hệ sinh thái đổi mới, Innoex – sau 02 năm tái định vị đã trở thành nền tảng kết nối thực tiễn giữa doanh nghiệp, công nghệ và tăng trưởng đổi mới tại khu vực.
CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

Bà Mai Kiều Liên cho rằng ngành sữa có dư địa lớn, cần cơ chế hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh đầu tư, nâng năng suất và cải thiện thu nhập để tăng trưởng bền vững.
Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Ông Đỗ Anh Tú từng giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT TPBank nhiệm kỳ 2023–2028 trước khi bất ngờ từ nhiệm toàn bộ chức vụ tại TPBank và Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) hồi tháng 3/2025.
Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Chiến lược nông nghiệp "heo ăn chuối" đang giúp HAGL của bầu Đức tiến gần hơn đến mục tiêu tất toán nợ. Dòng tiền mạnh mẽ từ hai ngành chủ lực này mở ra chương mới cho tập đoàn.
Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn cam kết dồn toàn lực cho Sasco, hứa hẹn cổ tức kỷ lục và niêm yết HoSE. Mới nhất, Sasco đã trả cổ tức với tỷ lệ 28% bằng tiền
Bầu Hiển thắng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12.000 tỷ

Bầu Hiển thắng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12.000 tỷ

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chính thức công bố quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP) giai đoạn 1. Đây là một tin tức đáng chú ý, mang ý nghĩa lớn đối với sự phát triển hạ tầng giao thông khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng.
90 câu hỏi Coaching” – Sách đầu tay của Coach Luka Đỗ Lê Dũng truyền cảm hứng lãnh đạo tỉnh thức

90 câu hỏi Coaching” – Sách đầu tay của Coach Luka Đỗ Lê Dũng truyền cảm hứng lãnh đạo tỉnh thức

Sáng ngày 22/6, Coach Luka Đỗ Lê Dũng – một cái tên quen thuộc trong giới quản trị, đào tạo và truyền cảm hứng – chính thức ra mắt cuốn sách đầu tay mang tên “ 90 câu hỏi Coaching- Đánh thức người lãnh đạo vĩ đại trong bạn”
Hơn 2 thập kỉ cống hiến của "nữ tướng" Nguyễn Đức Thạch Diễm tại Sacombank

Hơn 2 thập kỉ cống hiến của "nữ tướng" Nguyễn Đức Thạch Diễm tại Sacombank

Ngay khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm một mặt phải tiếp tục duy trì điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả, một mặt phải xử lý nhanh chóng những tồn đọng sau sáp nhập trong đó chú trọng nhất là xử lý nợ xấu và tái cấu trúc mọi mặt của ngân hàng.
Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Từ hãng bay tỷ USD đến đế chế sữa, bất động sản, xe điện, nhóm nữ doanh nhân Việt đang khẳng định bản lĩnh, dẫn dắt tập đoàn tỷ đô và ghi dấu ấn toàn cầu.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Sự cam kết mạnh mẽ của ông Phạm Nhật Vượng với khoản tài trợ không hoàn lại lên tới 20.500 tỷ đồng đang trở thành cú hích chiến lược, giúp VinFast củng cố vị thế tại Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Liều thuốc tăng lực” cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Liều thuốc tăng lực” cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã mở ra một chương mới đầy triển vọng cho khu vực kinh tế tư nhân – trụ cột đang đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội.
Hoa hậu Đại sứ Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025 Lại Thị Thu Hà: Tỏa sáng đấu trường sắc đẹp, bản lĩnh trên thương trường

Hoa hậu Đại sứ Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025 Lại Thị Thu Hà: Tỏa sáng đấu trường sắc đẹp, bản lĩnh trên thương trường

Sự kết hợp giữa sắc đẹp và bản lĩnh đã giúp Lại Thị Thu Hà tỏa sáng với danh hiệu Hoa hậu Đại sứ, khẳng định hình ảnh người phụ nữ Việt hiện đại: tự tin trên sân khấu, vững vàng trên thương trường.
Doanh nhân Dương Bích Hảo: Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích

Doanh nhân Dương Bích Hảo: Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích

Doanh nhân Dương Bích Hảo từ người phụ nữ từng đối diện trước “án tử” đến hình ảnh cô Hoa hậu Tài năng. Đảm nhận vai trò Cố vấn thí sinh tại cuộc thi "Hoa hậu Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025", bà đã truyền cảm hứng cho nhiều thí sinh từ chân lý “ Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích”.