Chủ nhật 06/07/2025 02:41
Hotline: 024.355.63.010
Lối sống

Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại...

23/12/2022 15:16
Chủ tịch Golden Heritage Hà Huy Thanh - Nhà đầu tư và phát triển văn hoá, là tác giả của tác phẩm: "Tình thương" và "Việt Nam quốc gia của tình thương" đã đưa ra "tuyên ngôn" của tình thương, chạm đến lòng trắc ẩn của nhiều độc giả.
Anh Hà Huy Thanh mời Trà Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng, nhà văn Hữu Ước và các vị quan khách tại Trà Thất Disa
Doanh nhân Hà Huy Thanh (bên trái) mời trà Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng, nhà văn Hữu Ước và các vị quan khách tại Trà Thất Disa./ ẢNh NVCC

“Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của một dân tộc”. Đây là khái niệm do Unessco đưa ra nhằm nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất và sáng tạo của các quốc gia tạo ra tính đặc trưng của họ.

Tuy nhiên, có hàng trăm khái niệm về văn hoá khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra một khái niệm về văn hoá mà được thế giới trích dẫn rất nhiều lần, khái niệm này cũng thể hiện tầm vóc của một nhà tư tưởng lớn, một vị lãnh tụ và người kiến thiết ra thời đại mới cho đất nước chúng ta.

Trong một số ghi chép ở trang cuối cùng của tập thơ Nhật ký trong tù, Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Khái niệm này nhấn mạnh đến yếu tố động lực, nhu cầu, khát vọng của con người để hướng tới thành tựu văn hoá, thoã mãn nhu cầu con người.

Cả hai khái niệm đều lấy chủ thể là con người và hoạt động của con người trong mối quan hệ với văn hoá, sự tương tác qua lại giữa văn hoá và con người, con người và văn hoá.

Tính bao trùm, tính phổ quát của văn hoá đã làm cho khái niệm văn hoá được hiểu dưới nhiều khía cạnh, dưới nhiều mặt biểu hiện và làm cho chúng ta khó có thể nắm bắt, tiếp cận được những ứng dụng của văn hoá, mặc dù đó là việc đầy ý nghĩa, có tính thiết thực cho chúng ta trong hành trình tạo ra những thành tựu.

Các khái niệm đã có về văn hoá chỉ miêu tả văn hoá ở các khía cạnh khác nhau của sự cảm nhận của con người, cũng như chúng ta cảm nhận về mặt trời, những “nhà mặt trời học” đều sử dụng năng lượng mặt trời để sống mà chưa thể nào lí giải mặt trời sinh ra từ đâu, mặt trời tồn tại khách quan như sự tồn tại khách quan về vũ trụ, và mọi nhận thức chỉ dừng lại ở những giả thuyết.

Mặt trời có trước con người rất lâu, và nó là nền tảng của sự sống. Nhiều dân tộc đã “kéo” mặt trời xuống làm thần thánh. Họ thờ mặt trời và coi mặt trời là một vị Thần để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của họ. Cũng như có những dân tộc chẳng bao giờ ăn thịt bò và thờ bò như thần linh vì vai trò to lớn của con vật này trong nông nghiệp, đời sống của họ.

Vậy nếu chúng ta chỉ dừng lại sự hiểu biết về văn hóa ở thành tựu, nhu cầu của loài người thì phải chăng, "mặt trời văn hoá” đã bị kéo xuống để phù hợp với nhận thức hạn hẹp và rồi chính chúng ta không thể định nghĩa nổi thực chất văn hoá là gì, bỏ qua một sự nhận thức đúng đắn và khách quan về văn hoá.

Nếu như mặt trời đã vượt qua được vấn đề không gian và thời gian để trở thành một nguồn năng lượng của đời sống từ cổ chí kim, tổ tiên của chúng ta cũng có một mặt trời không khác chúng ta, mặt trời đã soi sáng cho tổ tiên, cho cả từng phút giây hiện tại và cả tương lai loài người. Nếu mặt trời là ánh sáng của vũ trụ thì văn hoá là ánh sáng của “tiểu vũ trụ” trong mỗi chúng ta, tức là trong tâm thức con người và nó cũng tồn tại khách quan, vượt qua tầm nhận thức cũng như không gian và thời gian trong sự phát triển tâm thức, soi sáng cho con người tìm về bản thể, về chiều sâu nội tâm của "tiểu vũ trụ” trong ta.

Khi đi ra thế giới, chúng ta có quyền tự hào về một trong những nét đặc sắc văn hoá Việt Nam chính là “Đạo Thánh Mẫu”. Hiểu đơn giản thì đó là tín ngưỡng thờ tổ tiên và các bậc tiền bối, những vị thánh trong lòng mỗi người con dân tộc Việt. Nhưng khi đi sâu hơn, chúng ta lại thấy đó là một nguồn năng lượng linh thiêng có sức kết nối mạnh mẽ giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai thành một dòng chảy để những giá trị tưởng chừng như đã ngủ quên trong quá khứ lại trở nên sống động và thức dậy cùng đời sống hôm nay. Nguồn năng lượng ấy đã giúp hình thành nên một đất nước Việt mà cả thế giới luôn ngỡ ngàng về một đời sống tinh thần phong phú và sống động.

Tổng gián đốc khách sạn Metropole William và vợ tại Disa house cùng với tác giả
Tổng Giám đốc khách sạn Metropole William và vợ tại Disa house cùng với tác giả./ Ảnh NVCC

"Đạo Thánh Mẫu" luôn tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của những con người Việt cho dù họ tin hay không tin, cũng như mặt trời vẫn tồn tại khách quan dù quốc gia ấy có phong tục tín ngưỡng thờ “Thần mặt trời” hay không!? Dù tin hay không thì mỗi chúng ta đều sống bằng nguồn năng lượng mặt trời trong từng giây phút, mặc dù đôi khi nguồn năng lượng ấy có thể làm khô cạn một dòng sông hay cháy rụi một khu rừng, nhưng không vì thế mà chúng ta xem thường giá trị vĩnh hằng của nó.

Văn hoá cũng như vậy, dù bạn có cảm nhận và thấy được vai trò của văn hoá hay không thì nó vẫn chi phối toàn bộ đời sống của chúng ta từ cấp độ cá nhân đến cấp độ toàn nhân loại.

Từ khi loài người sinh ra, đã xuất hiện rất nhiều con người kiệt xuất, những con người thần thánh, thậm chí là Thiên Phật, và ta thường tặng họ một từ chung để đánh giá thành tựu của họ là “Danh nhân văn hoá thế giới”. Nhưng ngay cả cái danh hiệu thật vĩ đại đó thì cũng không thể diễn đạt hết được sự kỳ vĩ trong thành tựu khám phá tâm thức của họ và tầm ảnh hưởng của những thành tựu khám phá ấy đến đời sống của chúng ta.

Tầng văn hoá mà họ vươn tới là sự cổ vũ to lớn cho loài người trong một cuộc hành trình tìm lại thân phận, họ là những đồng loại xuất chúng của chúng ta, và những thành tựu của họ làm cho chúng ta nhận ra tầng văn hoá khác biệt của họ so với chúng ta, cái mà chúng ta đang hướng đến. Cả nhân loại đã đạt được rất nhiều thành tựu về vật chất và tinh thần trong suốt chiều dài lịch sử nhưng đều nhỏ bé trước tầm văn hoá của những bước bậc giác ngộ đó. Thành tựu của họ là độc lập và không bị chi phối bởi các giá trị tinh thần và vật chất của con người. Thậm chí nhiều người đã mạt sát, truy đuổi và hãm hại họ, những con người mang ánh sáng văn hoá đến cho loài người. Nguồn năng lượng từ các tầng văn hoá luôn mạnh mẽ, không giới hạn và tác động đến con người một cách trực tiếp như sức bức xạ của ánh sáng mặt trời hay sự dữ dội của những trận mưa lớn, đôi lúc làm cho thế giới khô hạn hay ngập lụt, rất may điều đó không diễn ra thường xuyên, nguồn năng lượng từ các tầng văn hoá đều chứa đựng trong đó sự thấu hiểu- chia sẻ và kiến tạo giải pháp để giúp con người thích nghi và hóa giải những thách thức mà cuộc sống mang lại.

Vậy phải chăng “Văn hoá là một trạng thái năng lượng và nó tồn tại độc lập với vật chất và tinh thần con người được hiển thị trong đời sống con người khi họ đạt đến các tầng nhận thức, tầng thành tựu, tầng giác ngộ. Khi có ánh sáng văn hoá để lao động sáng tạo, con người sẽ đạt được những thành tựu có tính chất di sản, gọi là di sản văn hoá”.

Trong lịch sử phát triển, loài người đã đạt những thành tựu cách mạng, mang tính đột phá và thành tựu đấy đôi khi đến từ một khoảnh khắc được gọi là “xuất thần” của một cá nhân khi họ đạt được một trạng thái năng lượng tinh thần rất cao, như khi Newton ngồi trong vườn nhìn quả táo rơi, Einstein mơ màng chạy đua cùng các tia sáng hay Acsimet đang thư giãn trong bồn tắm. Từ những khoảnh khắc đó, thế giới có định luật vạn vật hấp dẫn, thuyết tương đối hay lực đẩy của nước, nó là khởi thuỷ để có sự phát triển của khoa học hiện đại và các kỹ thuật, công nghệ ứng dụng vào đời sống để thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống của chúng ta. Chúng là những thành tựu có tính chất chiến lược, thành tựu của những thành tựu. Nhân loại tiến bộ đã dựa vào những phát minh đó để tạo ra vô số các ứng dụng trong đời sống và vô số các thành tựu được gọi chung là "Văn minh nhân loại".

Trích sách “Văn hoá trà Việt- hành trình tìm về bản thể”

Tác giả Hà Huy Thanh - Chủ tịch Tập đoàn Golden Heritage

(*)Thông điệp của bài viết là quan điểm riêng của tác giả.

Bài liên quan
Tin bài khác
Jack 97 bất ngờ đòi quyền nuôi con, cuộc chiến tình - tiền - danh tiếng chưa hồi kết

Jack 97 bất ngờ đòi quyền nuôi con, cuộc chiến tình - tiền - danh tiếng chưa hồi kết

Jack J97 bất ngờ nộp đơn xác nhận cha con và đòi quyền nuôi con gái chung với Thiên An là bé Sol. Hành động gây sốc này khiến công chúng đặt ra nhiều nghi vấn về việc đây là chiêu trò để lật ngược truyền thông giữ lại ánh sáng hào quang hay Jack 97 thực sự muốn thực hiện trách nhiệm của người cha?
Người tiêu dùng sống trong sợ hãi về thuốc giả, thực phẩm giả: Ai chịu trách nhiệm?

Người tiêu dùng sống trong sợ hãi về thuốc giả, thực phẩm giả: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái không phải là hiện tượng mới nhưng đang trở nên trầm trọng hơn thời gian gần đây. Từ mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng cho đến linh kiện điện tử, hàng thời trang… không lĩnh vực nào là "vùng an toàn".
Tại sao Ngày của Mẹ được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trên thế giới?

Tại sao Ngày của Mẹ được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trên thế giới?

Ngày của Mẹ là một sự kiện được tổ chức tại nhiều quốc gia nhằm tôn vinh những người mẹ. Mặc dù không phải là một ngày lễ chính thức ở tất cả các nước, một số quốc gia kỷ niệm ngày này vào cùng một ngày mỗi năm, trong khi ở những nơi khác, ngày kỷ niệm có thể thay đổi theo từng năm.
Sân Golf - vùng đất của gậy và lỗ, hay của gió và nắng?

Sân Golf - vùng đất của gậy và lỗ, hay của gió và nắng?

Mới đây, Tạp chí Environmental Research Communications đã công bố bài nghiên cứu có tiêu đề “Các quốc gia trên thế giới sử dụng nhiều đất cho sân golf hơn là cho năng lượng gió hoặc mặt trời”.
Xu hướng Marketing 2025: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Xu hướng Marketing 2025: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Thế giới Marketing đang chuyển mình với tốc độ chưa từng có, và năm 2025 được dự đoán sẽ là năm bản lề, mở ra những thay đổi mang tính cách mạng.
Tỷ phú Warren Buffett chia sẻ về tài sản, di chúc và cái chết

Tỷ phú Warren Buffett chia sẻ về tài sản, di chúc và cái chết

Những chia sẻ của Buffett không chỉ dành cho các nhà đầu tư hay người thừa kế của ông mà còn là bài học quý giá cho mọi gia đình. T
Warren Buffett dạy con cách quản lý tiền bạc dịp lễ

Warren Buffett dạy con cách quản lý tiền bạc dịp lễ

Warren Buffett không hài lòng với việc con cái tiêu tiền quá nhanh, đã quyết định gửi gắm một bài học quan trọng về quản lý tài chính. Ông muốn chúng hiểu rằng việc tiêu xài hợp lý trong các dịp lễ là cần thiết.
Nghệ thuật có phải là khoản đầu tư?

Nghệ thuật có phải là khoản đầu tư?

Nghệ thuật từ lâu đã được coi là một trong những hình thức đầu tư mang tính độc quyền cao. Tuy nhiên, ngay cả với nguồn tài chính hạn chế, bạn vẫn có thể sở hữu những tác phẩm nghệ thuật. Nhưng liệu đây có phải là một khoản đầu tư đáng cân nhắc?
Dồn dập đón tỷ phú, liệu Đà Nẵng có trở thành thủ phủ du lịch 5 sao tại Việt Nam?

Dồn dập đón tỷ phú, liệu Đà Nẵng có trở thành thủ phủ du lịch 5 sao tại Việt Nam?

Liên tiếp đón các nguyên thủ, tỷ phú nổi tiếng và giới siêu giàu trên thế giới, Đà Nẵng đã và đang trở thành một điểm đến lý tưởng của dòng khách hạng sang. Vậy điều gì làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thành phố bên sông Hàn?
Phương pháp nuôi dạy con đặc biệt của tỷ phú giàu nhất thế giới

Phương pháp nuôi dạy con đặc biệt của tỷ phú giàu nhất thế giới

Tỷ phú Elon Musk áp dụng phương pháp nuôi dạy khác biệt, chú trọng phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề cho các con từ nhỏ.
Warren Buffett chỉ ra cách chi tiêu gây cản trở việc tích lũy tài sản

Warren Buffett chỉ ra cách chi tiêu gây cản trở việc tích lũy tài sản

Tỷ phú Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư thành công nhất thế giới đã chia sẻ những kiến thức tài chính hữu ích và chỉ ra những thói quen chi tiêu cản trở việc tích lũy tài sản.
Thói quen giúp nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos tạo ra khối tài sản hơn 200 tỷ USD

Thói quen giúp nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos tạo ra khối tài sản hơn 200 tỷ USD

Nhà sáng lập Amazon đã tự tạo dựng bộ thói quen và thực hiện một số chiến lược đầu tư, tích lũy tài sản đáng chú ý ngay sau khi ông từ chức CEO vào năm 2021. Dưới đây là những điểm quan trọng về cách ông đã đầu tư và tích lũy tài sản, cùng với những bài học có thể rút ra.
Những câu nói truyền động lực của các tỷ phú nổi tiếng thế giới

Những câu nói truyền động lực của các tỷ phú nổi tiếng thế giới

Những lời khuyên từ các tỷ phú hàng đầu có khả năng khơi dậy động lực, khuyến khích bạn hành động, nỗ lực không ngừng để chinh phục thành công. Những thông điệp này không chỉ truyền cảm hứng, mà còn có thể ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Bài học lớn nhất sự nghiệp của CEO Nvidia

Bài học lớn nhất sự nghiệp của CEO Nvidia

Trong một cuộc trò chuyện với người thợ làm vườn, CEO Nvidia Jensen Huang đã rút ra bài học quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình về cách quản lý thời gian.
Bài học thấm thìa từ thất bại của tỷ phú người Anh

Bài học thấm thìa từ thất bại của tỷ phú người Anh

Sau thất bại của Virgin Cola, tỷ phú Richard Branson nhận ra rằng, việc tự đặt mình vào thế yếu trong kinh doanh có thể mang lại những lợi ích đáng kể, ví dụ như khám phá ra những cơ hội mới và phát triển những chiến lược kinh doanh sáng tạo hơn.
Đọc nhiều