Chủ nhật 06/07/2025 02:33
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Không quảng cáo rầm rộ, "vua mỳ tôm" Miliket làm thế nào để giữ vững thương hiệu?

12/10/2020 00:00
Trong bối cảnh thị phần mỳ tôm ngày càng bị thu hẹp cùng với việc bị cạnh tranh với các "ông lớn" sẵn sàng chi cả "núi tiền" để quảng cáo, thành công của Miliket hẳn nhiên là một dấu hỏi.

Báo cáo tài chính kiểm toán của Colusa - Miliket ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng giảm trái chiều, lần lượt đạt 622 tỷ đồng và 25 tỷ đồng. Công ty vượt kế hoạch doanh thu nhưng không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.

Tổng tài sản tính đến cuối năm ngoái đạt 244 tỷ đồng, trong đó tiền và các khoản gửi tiết kiệm ngân hàng chiếm hơn 70%.

Thời hoàng kim thống trị với 90% thị phần

Mì ăn liền Colusa – Miliket là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, mì tôm Colusa (tiền thân của Colusa – Miliket) do Công ty thực phẩm Sài Gòn sản xuất đã thống lĩnh gần như toàn bộ thị trường mì ăn liền tại Việt Nam, cũng được xem là thương hiệu “độc quyền” trên thị trường trong hàng chục năm của thập niên 70, 80.

Tài chính - Ngân hàng - Không quảng cáo rầm rộ, 'vua mỳ tôm' Miliket làm thế nào để giữ vững thương hiệu?

Từ hình ảnh hai con tôm trên bao bì Miliket mà các loại mỳ ăn liền còn có tên gọi là "mỳ tôm".

Thương hiệu này nhắm vào phân khúc giá rẻ, bình dân, đặc biệt là khu vực nông thôn. Chỉ cần đun ít phút trên bếp, hay đổ trực tiếp nước sôi vào vắt mì, cho thêm vài lá húng quế cùng gói gia vị đi kèm là đã có một bát mì ngon.

Sự tiện lợi của mì Miliket hay còn gọi là “mì 2 tôm” những năm 80 đã nhanh chóng được các gia đình Việt lựa chọn. Thời điểm đó, thị trường mì ăn liền chứng kiến sự chiếm lĩnh gần như tuyệt đối của Miliket với 90% thị phần.

Tuy nhiên, sau năm 2000, sự gia nhập thị trường của nhiều hãng mì ăn liền trong và ngoài nước đã khiến vị thế “độc quyền” của Miliket dần mất đi.

“Thập diện mai phục”

Từng trên đỉnh cao nhưng thương hiệu mỳ tôm Miliket sớm bị “uy hiếp” vì thị trường mì ăn liền bão hòa khi người tiêu dùng có xu hướng "cao cấp hóa", chi tiêu nhiều hơn cho những sản phẩm đắt tiền và giàu dinh dưỡng.

Thị trường mì ăn liền dần quen với Vina Acecook, Masan, Vifon... cùng nhiều thương hiệu mỳ nổi tiếng khác như Tiến Vua, Cung Đình, Hảo Hảo… rồi hàng loạt loại mì ăn liền khác nhau từ mì khô cho tới miến, phở…

Tài chính - Ngân hàng - Không quảng cáo rầm rộ, 'vua mỳ tôm' Miliket làm thế nào để giữ vững thương hiệu? (Hình 2).

Thị trường mỳ ăn liền đang có sự cạnh tranh khốc liệt

Năm 2019, công ty phải dùng nhiều chương trình hỗ trợ bán hàng, trong đó có quảng cáo để nhắc nhớ thương hiệu và tìm kiếm khách hàng tại những thị trường xuất khẩu mới.

Theo thống kê của hãng Kantar Worldpanel, trung bình cứ 2 ngày thị trường nội địa lại có thêm một thương hiệu mì gói mới.

Trong bối cảnh đó, Colusa Miliket sản xuất thêm nhiều chủng loại sản phẩm khác như mì chay, hủ tiếu, cháo thịt bằm, phở gói, tương ớt... Công ty cũng vạch ra chiến lược gia công theo đơn đặt hàng để nâng tổng sản lượng cả năm trên 20.000 tấn.

Sự trỗi dậy của thương hiệu “vang bóng một thời”

Trong năm 2016, mì tôm Miliket đã khai thác thêm nhiều thị trường mới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Myanmar, Singpore tuy nhiên sản lượng chưa cao.

Kết quả kinh doanh năm 2016 của Miliket, công ty này sản xuất 14.859 tấn mì ăn liền và thu về tới 461 tỷ đồng doanh thu. Lãi sau khi trừ các chi phí liên quan là 25 tỷ đồng.

Dù chỉ thu về 25 tỷ đồng tiền lãi, nhưng vốn điều lệ của Miliket cũng chỉ ở mức 48 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều các ông lớn ngành thực phẩm như Masan là hơn 5.381 tỷ đồng, Asia Food hơn 1.110 tỷ đồng hay Acecook là gần 2.000 tỷ đồng…

Tài chính - Ngân hàng - Không quảng cáo rầm rộ, 'vua mỳ tôm' Miliket làm thế nào để giữ vững thương hiệu? (Hình 3).

Tuy thị phần chỉ chiếm 4% nhưng tỉ suất lợi nhuận của Miliket cũng khiến các "ông lớn" phải dè chừng.

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn điều lệ của công ty này lên tới 52%, con số vô cùng ấn tượng đối với một đơn vị sản xuất mì ăn liền nhỏ. Thậm chí, lớn như Masan trong năm 2016 cũng chỉ sở hữu tỷ suất lợi nhuận trên vốn xấp xỉ con số Miliket đạt được.

Sang năm 2017, doanh thu của Miliket đã được cải thiện đáng kể. Công ty đạt doanh thu 556 tỷ đồng, tăng trưởng gần 20% so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế của Miliket đạt 28,9 tỷ đồng.

Năm kế tiếp, Miliket cán đích với doanh thu thuần 608 tỉ đồng, tăng 9% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 25,8 tỉ đồng, tăng trưởng 13% so với 2017. Tính bình quân, mỗi tháng nhãn hiệu này đạt doanh thu khoảng 50 tỉ đồng.

Như vậy, có thể thấy dù không phải chi “núi tiền” vào các chiêu thức quảng cáo nhưng lợi nhuận của thương hiệu mỳ hai con tôm Miliket vẫn khiến các ông lớn phải dè chừng.

Mỳ tôm Miliket do Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa -Miliket sản xuất. Thương hiệu mì tôm Colusa đã được sản xuất từ trước năm 1975 bởi công ty thực phẩm Sài Gòn, sau năm 1975, được đổi tên thành Xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Colusa.

Năm 1983, Tổng công ty Lương thực miền Nam mở thêm Xí nghiệp lương thực thực phẩm Miliket, năm 2004, Colusa và Miliket được sáp nhập thành Công ty lương thực thực phẩm Colusa - Miliket và chuyển đổi thành công ty cổ phần vào năm 2006.

Những năm 90 của thế kỷ trước, mì tôm Miliket là một trong những sản phẩm thực phẩm phổ biến nhất Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, sự xuất hiện của hàng loạt ông lớn ngành thực phẩm đã khiến thị phần của Miliket ngày càng thu hẹp với khoảng 4% thị phần nội địa.

Công ty có hai cổ đông nhà nước đang sở hữu gần 51% vốn là Tổng công ty Lương thực miền Nam và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam sở hữu gần 51% vốn.

Lê Lan (Tổng hợp)

Bài liên quan
Tin bài khác
Tập đoàn GELEX mở công ty con chuyên tư vấn đầu tư, vốn điều lệ 100 tỷ đồng

Tập đoàn GELEX mở công ty con chuyên tư vấn đầu tư, vốn điều lệ 100 tỷ đồng

Tập đoàn GELEX (mã: GEX) vừa phê duyệt nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con mới mang tên Công ty TNHH Đầu tư GELEX, với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng.
Phát triển logistics xanh, “chìa khóa” để Cảng quốc tế Long An tăng tính cạnh tranh toàn cầu

Phát triển logistics xanh, “chìa khóa” để Cảng quốc tế Long An tăng tính cạnh tranh toàn cầu

Khẳng định năng lực quốc tế, cam kết phát triển xanh và bền vững, đồng hành cùng chiến lược toàn cầu, Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại triển lãm và hội nghị ASEAN Ports & Logistics 2025.
Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Chiến lược nông nghiệp "heo ăn chuối" đang giúp HAGL của bầu Đức tiến gần hơn đến mục tiêu tất toán nợ. Dòng tiền mạnh mẽ từ hai ngành chủ lực này mở ra chương mới cho tập đoàn.
BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Phát huy vai trò của một định chế tài chính hàng đầu đất nước với năng lực công nghệ và chuyển đổi số mạnh mẽ, BIDV sẽ phối hợp triển khai 4 hoạt động hợp tác lớn với Trung tâm Dữ liệu quốc gia - Bộ Công an.
Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín: Giữ vững vị trí tiên phong

Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín: Giữ vững vị trí tiên phong

Trên hành trình 15 năm phát triển (22/6/2010 - 22/6/2025), Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín luôn giữ vị thế tiên phong trong lĩnh vực kế toán - thuế khi hai lần được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) xác lập là đơn vị đạt kỷ lục quốc gia trong lĩnh vực thuế.
Khẳng định vị thế nhà thầu tiên phong: CC1 lọt top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025

Khẳng định vị thế nhà thầu tiên phong: CC1 lọt top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025

Trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo và cách tân trong các ngành kinh tế chủ lực năm 2025, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1) được công bố nằm trong Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 – Ngành Bất động sản – Xây dựng (VIE10), do Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) bình chọn.
60% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh doanh, bất chấp thách thức thuế quan

60% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh doanh, bất chấp thách thức thuế quan

Sau khi Hoa Kỳ công bố đề xuất áp mức thuế đối ứng 46% vào đầu tháng 4/2025, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn thể hiện tinh thần chủ động ứng phó và hướng đến các giải pháp phát triển dài hạn. Tỷ lệ doanh nghiệp giữ được thái độ lạc quan đạt 60%, phản ánh niềm tin vào khả năng thích ứng và cơ hội mới từ thị trường nội địa lẫn quốc tế.
Cần gỡ khó để doanh nghiệp triển khai ESG bài bản

Cần gỡ khó để doanh nghiệp triển khai ESG bài bản

ESG trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp khó trong việc triển khai ESG bài bản.
Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn cam kết dồn toàn lực cho Sasco, hứa hẹn cổ tức kỷ lục và niêm yết HoSE. Mới nhất, Sasco đã trả cổ tức với tỷ lệ 28% bằng tiền
BIDV và FinFan hợp tác thúc đẩy các giải pháp thanh toán xuyên biên giới

BIDV và FinFan hợp tác thúc đẩy các giải pháp thanh toán xuyên biên giới

Ngày 25/6/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (BIDV Thăng Long) và Công ty Cổ phần Nhất Phương (FinFan) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy đổi mới các giải pháp kết nối hệ thống thanh toán chuyển tiền Việt Nam và thế giới.
Vietsovpetro: Hành trình 44 năm - một biểu tượng của hợp tác quốc tế, lòng kiên định và đổi mới không ngừng

Vietsovpetro: Hành trình 44 năm - một biểu tượng của hợp tác quốc tế, lòng kiên định và đổi mới không ngừng

Vừa qua, tại tòa nhà Vietsovpetro (TP. Vũng Tàu), Đoàn Thanh niên Liên doanh Vietsovpetro đã tổ chức chương trình đối thoại giữa Tổng Giám đốc Vietsovpetro Vũ Mai Khanh với đoàn viên, thanh niên toàn liên doanh. Sự kiện thu hút sự tham gia của 150 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và đoàn viên tiêu biểu.
Shalumi tổ chức Đại hội cổ đông 2025, định hướng tăng trưởng công nghệ và xuất khẩu

Shalumi tổ chức Đại hội cổ đông 2025, định hướng tăng trưởng công nghệ và xuất khẩu

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2025, Tập đoàn Nhôm Sông Hồng Shalumi nhấn mạnh chiến lược phát triển công nghệ, mở rộng xuất khẩu và củng cố hệ sinh thái sản phẩm, sẵn sàng bứt phá sau một năm 2024 nhiều thách thức.
BIC lọt TOP 4 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín

BIC lọt TOP 4 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín

Theo Bảng xếp hạng “Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2025” vừa được Vietnam Report phối hợp với Báo VietnamNet công bố, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) xuất sắc vươn lên vị trí thứ 4 trong “Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín”, tăng một bậc so với năm 2024.
BIDV tiên phong triển khai các giải pháp tài chính, công nghệ cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng

BIDV tiên phong triển khai các giải pháp tài chính, công nghệ cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Với tinh thần đồng hành cùng UBND TP. Đà Nẵng triển khai thành công mô hình Khu thương mại tự do, trong khuôn khổ chương trình, ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc BIDV đã chia sẻ các kế hoạch hành động cụ thể của BIDV.
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công siêu dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng tại Nam Định

Tập đoàn Xuân Thiện khởi công siêu dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng tại Nam Định

Tổ hợp Nhà máy thép xanh Xuân Thiện Nam Định công suất 9,5 triệu tấn thép/năm, sử dụng công nghệ hiện đại, hứa hẹn tạo đột phá cho phát triển kinh tế xanh.