Thứ bảy 12/07/2025 10:14
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Giải cứu nền kinh tế, bơm tiền đúng chỗ

12/10/2020 00:00
Để giải cứu nền kinh tế trước đại dịch Covid-19, các ngân hàng trung ương (NHTW) đã bơm hàng chục ngàn tỷ USD ra thị trường như gói cứu trợ, hỗ trợ người tiêu dùng, doanh nghiệp, hỗ trợ kinh tế, kích cầu văn minh. Cùng với đó là hàng loạt biện pháp b

Giải cứu nền kinh tế, bơm tiền đúng chỗ

Dù lượng tiền được các NHTW bơm ra rất lớn nhưng lạm phát hầu như mất hút, bởi nhiều doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) và người dân đều than hết… tiền. Bỏ qua các nguyên nhân khó tiếp cận vốn vay, không đủ tiêu chuẩn, ngay cả những đối tượng sờ được vào cục tiền cũng than không có tiền. Tại sao lại có nghịch lý này?

Nhiều tiền nhưng vẫn thiếu

Người ta đang hạn chế xài tiền, dù có tiền cũng phòng thủ để đề phòng rủi ro. Đó là lý do tại sao hết vàng rồi trái phiếu chính phủ (TPCP) đều tăng giá với lượng giao dịch tăng vọt.

Theo số liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng thế giới (WGC), tính đến hết quý I các NHTW, quỹ đầu tư, định chế vẫn duy trì mua vào dù họ đã mua ròng rã mấy năm trước. Số liệu cho thấy cả những nước nhỏ như Kazakhstan, Hy Lạp, thậm chí Nga vẫn đang mua vào vàng.

Có một thực tế, dù tiền nhiều nhưng những người giàu, định chế lớn ngoài mua tài sản an toàn còn dùng để phòng thủ. Số liệu từ Bank of America cho thấy, các NĐT lớn rất thích các quỹ thị trường tiền tệ.

Minh chứng lượng tài sản đang được quản lý tại các quỹ này đã tăng lên hơn 4.500 tỷ USD, từ mức dưới 3.000 tỷ USD 2 năm trước. Chỉ tuần đầu của tháng 4, giới đầu tư đã chuyển 52,7 tỷ USD thành tiền mặt so với mức 14,1 tỷ USD đổ vào các quỹ đầu tư trái phiếu, thậm chí các quỹ đầu tư cổ phiếu chỉ nhận được 10,7 tỷ USD.

Số liệu cũng cho biết NĐT tổ chức hiện đang nắm giữ tiền mặt nhiều nhất kể từ cuộc tấn công khủng bố 11-9-2001. Chỉ số USD Index đã tăng vượt hơn 100 điểm (tăng tới hơn 30% trong 9 năm qua), bất chấp việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố nới lỏng tiền tệ không giới hạn, cũng cho thấy các tổ chức vẫn tích cực nắm giữ tiền để tạo thanh khoản.

Thực tế tiền hỗ trợ hay cứu trợ chỉ đến với tầng lớp trung lưu và người nghèo, là đối tượng chính cho các gói giải cứu trên, thậm chí còn là đối tượng chính để nhận “tiền trực thăng” được Chính phủ phát tiền đến tận tay từng người dân không cần tài sản đảm bảo, cũng như không cần thông qua trung gian NHTM.

Gói cứu trợ tưởng chừng chỉ xảy ra trên lý thuyết nay cũng được áp dụng tại Mỹ, Australia, Hồng Kông, Macao, Singapore. Thậm chí cả Việt Nam cũng áp dụng khi đưa ra các gói hỗ trợ bằng tiền mặt trực tiếp cho người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Điều này nhằm kích hoạt lạm phát mục tiêu, người dân mạnh tay chi xài, tiêu dùng từ đó kéo kinh tế đi lên trở lại.

Tuy vậy, số tiền trên lại ít vào đúng địa chỉ hoặc nằm ngoài mong muốn của DN, người dân. Chẳng hạn, mục đích của dòng tiền này để mua sắm, kinh doanh, thúc đẩy kinh tế, nhưng lại được dùng để trả nợ, duy trì sinh hoạt tối thiểu.

Theo số liệu từ Viện Tài chính quốc tế (IIF) và Bloomberg, nợ toàn thế giới đã lên tới 260.000 tỷ USD. Con số này gấp đôi 20 năm trước và có tốc độ tăng ngày càng nhanh. Như năm 2018 mức tăng chỉ khoảng 3.300 tỷ USD, năm 2019 đã lên tới 10.800 tỷ USD.

Lý do, NHTW, chính phủ các nước cần tiền để giải cứu thế giới bằng các cách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất, bơm tiền, cho vay các loại… nhằm kích thích nhu cầu và đầu tư. Giải pháp này khiến hầu như tất cả đều mắc nợ, từ chính phủ, DN đến người dân, khi nhiều tài sản như xe, nhà, cổ phần đều được tài trợ bởi… nợ.

Tiền bơm ra để trả nợ

Như vậy, nợ ở thời điểm này được ví như “núi nợ”, không là “cục nợ”. Trong tổng số nợ 260.000 tỷ USD trên, đáng lo nhất là nợ công, nợ của các DN phi tài chính và nợ hộ gia đình tăng rất nhanh. Theo Bloomberg, trong 20 năm qua nợ công của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản tăng gấp 4-5 lần.

Còn nợ của hộ gia đình kể từ trước khủng hoảng 2008 đến nay tăng thêm hơn 30%, trong khi nợ các DN phi tài chính tăng gần gấp đôi. Trong khi đó, nợ của các DN tài chính, có vẻ như đã rút kinh nghiệm từ khủng hoảng đợt trước, chỉ tăng khoảng 10% kể từ sau khủng hoảng 2008. Với cơ cấu và tốc độ tăng nợ này, nhóm dễ bị tổn thương nhất lại có tốc độ cao nhất.

Như vậy, phần lớn lượng tiền mới trong các gói khích thích sẽ được dành để trả nợ. Các DN, cá nhân cũng cần phải trả nợ, trang trải các chi phí để tồn tại, tránh bị phá sản, nhất là trong thời buổi ra đường gặp cách ly việc kinh doanh sẽ khó có tương lai. Tại Việt Nam, số liệu của các cơ quan chức năng cho thấy, kết thúc quý I tín dụng chỉ tăng trưởng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nhưng đến gần kết thúc tháng 4, tín dụng lại tăng trưởng âm khoảng 0,5%, phản ánh rõ cầu tín dụng thấp và các thành phần trong nền kinh tế đang tập trung trả nợ, hoặc chỉ cố gắng duy trì.

Chính vì vậy, tâm lý muốn kiếm tiền nhanh, nhất là khi làm việc tại nhà trong thời buổi phong tỏa, thứ được kích cầu tốt nhất là các tài sản đầu cơ lại hút được dòng tiền, ngay sau khi Fed và các NHTW công bố các gói kích cầu, chứng khoán toàn cầu tăng dựng đứng.

Thậm chí nhiều thị trường lấy lại phần lớn những gì đã mất và bước vào “thị trường con bò tót”. Vàng, USD, TPCP, TPDN đều hút hàng; vàng liên tục lập các đỉnh mới dù số liệu kinh tế khắp nơi liên tục lao dốc.

Với thực trạng này, việc đứt gãy rất dễ xảy ra khi thị trường tài chính không đồng hành chung với nền kinh tế, sẽ kém bền vững và mang màu sắc đầu cơ. Đặc biệt trong bối cảnh nhà giàu, tổ chức lớn đều nhăm nhăm giữ tiền và tài sản an toàn.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo trong trường hợp khủng hoảng, sự vỡ nợ đe dọa 40% số nợ DN ở các nền kinh tế lớn. Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor cho biết các NĐT hiện có hàng ngàn tỷ USD trái phiếu ở mức “rác”, hoặc gần mức đó trong tay, đe dọa tài chính quốc tế.

Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank Kim Eng (MBKE)

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng cập nhật mới nhất vào ngày 12/7/2025 cho thấy xu hướng tăng lãi suất vẫn tiếp diễn tại nhiều ngân hàng, mang đến cơ hội hấp dẫn chưa từng có cho người gửi tiền.
Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Dù lãi suất thấp kỷ lục, nhiều người mua nhà ở vẫn khó khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Vướng mắc sổ hồng, tài sản thế chấp và điều kiện thu nhập là rào cản lớn.
Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025 ghi nhân một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất đặc biệt 6,5-9,65% cho khoản tiền gửi lớn. Trong đó ABBank, PVcomBank dẫn đầu.
Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025: Baovietbank, VietBank dẫn đầu nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025: Baovietbank, VietBank dẫn đầu nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025, ghi nhận tại Baovietbank, VietBank. Lãi suất đặc biệt vẫn duy trì hấp dẫn cho các khoản tiền gửi lớn, giúp khách hàng tối ưu lợi nhuận.
Sức khỏe tài chính của TPBank và Chứng khoán TPS dưới thời ông Đỗ Anh Tú lãnh đạo

Sức khỏe tài chính của TPBank và Chứng khoán TPS dưới thời ông Đỗ Anh Tú lãnh đạo

Ông Đỗ Anh Tú có mối quan hệ mật thiết với TPBank, Chứng khoán Tiên Phong khi được biết đến là một trong những nhân tố đứng sau vực dậy và đưa hai doanh nghiệp này có chỗ đứng trên thị trường tài chính.
Lãi suất ngân hàng ngày 9/7/2025: Kỳ hạn 6 tháng cao nhất 5,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 9/7/2025: Kỳ hạn 6 tháng cao nhất 5,7%

Lãi suất ngân hàng hôm nay 9/7/2025, kỳ hạn 6 tháng ghi nhận mức cao nhất 5,7%. Các mức lãi suất đặc biệt từ 6-9,65% tiếp tục được duy trì, tạo sức hút lớn cho dòng tiền gửi.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngân hàng Nhà nước cho biết ngành ngân hàng đã hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính, thúc đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng.
VIB Business Card: Lời giải cho bài toán khấu trừ VAT đầu vào của Hộ kinh doanh và SME

VIB Business Card: Lời giải cho bài toán khấu trừ VAT đầu vào của Hộ kinh doanh và SME

Từ 1/7, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.
Ông Võ Minh Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2

Ông Võ Minh Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 gồm có 1 giám đốc, 7 Phó giám đốc phụ trách khu vực TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai sau sáp nhập.
Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025: Kỳ hạn 13 tháng vượt 7,5%, nhiều ưu đãi

Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025: Kỳ hạn 13 tháng vượt 7,5%, nhiều ưu đãi

Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025, tiếp tục có nhiều biến động tích cực, đặc biệt ở kỳ hạn 13 tháng với mức cao nhất vượt 7,5%.
Ngành ngân hàng bứt tốc nửa cuối năm: Tín dụng tăng mạnh, lợi nhuận khởi sắc

Ngành ngân hàng bứt tốc nửa cuối năm: Tín dụng tăng mạnh, lợi nhuận khởi sắc

Trong báo cáo mới công bố, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá ngành ngân hàng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2025.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất mới về xếp hạng tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất mới về xếp hạng tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 52/2018, trong đó điều chỉnh một loạt tiêu chí quan trọng trong việc xếp hạng các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng đa dạng giải pháp tăng huy động: Nỗ lực vượt khó

Ngân hàng đa dạng giải pháp tăng huy động: Nỗ lực vượt khó

Các ngân hàng đang nỗ lực đa dạng hóa giải pháp, từ truyền thống đến số hóa, nhằm gia tăng nguồn vốn huy động, đảm bảo thanh khoản và tăng trưởng bền vững.
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 9.500 tỷ đồng, lãi suất hạ nhiệt

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 9.500 tỷ đồng, lãi suất hạ nhiệt

Trong bối cảnh áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng cường bơm ròng gần 9.400 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng trong tuần đầu tháng 7.