Thứ bảy 19/07/2025 07:03
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Cuộc đời bi kịch của nhà sáng lập hãng xe Chevrolet

12/10/2020 00:00
Cuộc đời bi kịch của nhà sáng lập hãng xe Chevrolet - Louis Chevrolet có rất nhiều tài năng: Một tay đua xe lão luyện, một nhà phát minh và một thợ cơ khí đại tài. Nhưng ông lại không giỏi trong việc kinh doanh.

Louis Chevrolet có rất nhiều tài năng: Một tay đua xe lão luyện, một nhà phát minh và một thợ cơ khí đại tài. Nhưng ông lại không giỏi trong việc kinh doanh.

Một cuốn sách nhỏ in năm 1976 cho sự kiện giới thiệu đài tưởng niệm Louis Chevrolet tại Indianapolis cho biết ông nổi bật ở 3 lĩnh vực:

  1. Là một trong những tay đua đầu tiên

  2. Thiết kế và tạo ra những chiếc xe đua có tốc độ nhanh và độ bền cao.

  3. Tăng cường sự thoải mái và độ chắc chắn của xe chở khách

Những người quen biết Chevrolet đều mô tả ông là người "can đảm và táo bạo, nhưng không bao giờ liều lĩnh … nóng tính và đôi khi cáu bẳn; một người cầu toàn luôn tự hào về công việc của mình, và rất ít khi dung thứ cho những sai lầm của người khác".

Nhưng ông lại không giỏi trong việc kinh doanh. Chevrolet đã có rất nhiều cơ hội để trở thành một triệu phú – và đã phung phí mọi cơ hội. Tài năng của ông đã mang lại cho một số nhà sản xuất tiên phong trong ngành xe hơi và tên của ông tiếp tục đem lại vinh quang cho nhãn hiệu xe bán chạy nhất của General Motor, nhưng Chevrolet lại qua đời trong nghèo khó và hoàn toàn bị ngành công nghiệp mà mình giúp tạo ra quên lãng.

Chevrolet sinh vào đúng ngày Giáng sinh năm 1878 tại La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ trong một gia đình chuyên sản xuất đồng hồ. Khi lên 8 tuổi, bố mẹ ông chuyển đến Pháp. Ông có 6 anh chị em, và 2 người em trai của ông (Arthur và Gaston) cũng tham gia đua xe cùng với ông.

Khi còn trẻ, ông làm việc cho một nhà buôn rượu vang, ở đó ông đã thiết kế và sản xuất một chiếc bơm để bơm rượu từ thùng rượu. Sau đó ông thử chế tạo xe đẹp và đã bán những chiếc xe do mình sản xuất với thương hiệu Frontenac – một cái tên sau này sẽ lại được nhắc đến trong một thương vụ về xe hơi của ông.

Đến năm 1900, ông chuyển đến Montreal và làm việc như một tài xế, một nghề đòi hỏi phải có các kỹ năng về cơ khí vào thời đó. Sau đó ông chuyển đến Brooklyn, New York và làm việc như một thợ cơ khí. Ông gia nhập hãng xe Fiat ở New York vào năm 1902, và từ đây ông có cơ hội lần đầu được lái một chiếc xe đua.

Vào 20/05/1905, ông lái một chiếc Fiat 90 mã lực trong cuộc đua lớn đầu tiên của mình, tại Hippodrome ở Morris Park, New York và giành chiến thắng. Trong năm đầu tiên, ông đã đánh bại tay đua huyền thoại Barney Oldfield 3 lần, khiến ông trở thành một ngôi sao mới nổi trong làng đua xe.

Chevrolet tiếp tục đua xe và thiết kế xe đua. Hai người em của ông cũng tham gia đua xe tuy không giỏi bằng ông. Louis Chevrolet gặp tay đua Walter Christie vào năm 1906 và đồng ý giúp chế tạo một chiếc xe đua động cơ V-8 cầu trước.

Khả năng đua xe của Chevrolet lọt vào mắt xanh của Billy Durant (đồng sáng lập General Motors) nên ông cùng em trai Arthur được mời đến phỏng vấn cho vị trí tài xế riêng của Durant. Durant đã chọn Arthur cho công việc này vì Arthur có ít cơ hội hơn. Tuy nhiên Louis được mời gia nhập đội đua Buick.

Sau khi Durant mất quyền kiểm soát General Motors (GM) vào năm 1910, ông nhờ Chevrolet thiết kế một chiếc xe cho mình. Chevrolet Motor Co. ra đời – nhưng Louis Chevrolet chỉ là một kỹ sư với cái tên nổi tiếng cho mượn mà thôi, chứ không có thực quyền mấy.

Tuy nhiên Durant và Chevrolet lại có bất đồng trong chiến lược. Chevrolet muốn có những chiếc xe giá cao đầy uy tín, trong khi Durant lại muốn cạnh tranh với Henry Ford ở phân khúc giá rẻ của thị trường.

Chevrolet rời công ty năm 1913, và bán hết cổ phiếu của mình. Bốn năm sau khi thành lập Chevrolet Motor Co., Durant đã có một số xưởng lắp ráp và văn phòng bán hàng tại Mỹ và Canada. Ông âm thầm đổi cổ phiếu của Chevrolet lấy cổ phiếu GM, và vào năm 1916, ông tuyên bố với hội đồng quản trị GM rằng mình có nhiều cổ phiếu nhất và nắm quyền điều hành.

Louis Chevrolet quay lại đua xe và chế tạo xe hơi. Ông lập ra Frontenac Motor Corp. với sự trợ giúp từ người bạn Albert Champion, nhưng tình bạn và mối quan hệ đối tác này nhanh chóng chấm dứt. Rốt cuộc Chevrolet phải đệ đơn phá sản.

"Trong những năm cuối đời, Chevrolet đã phải trải qua không ít chông gai… Vào năm 1933, khi mọi nguồn vốn đã bốc hơi, ông cùng gia đình buộc phải quay về Detroit để tìm việc. Trớ trêu thay, ông tìm được công việc thợ cơ khí ở nhánh sản xuất Chevrolet của GM.

Những khó khăn của ông vẫn chưa chấm dứt.

Hầu hết các bản vẽ, bản ghi và biên bản của Chevrolet lưu trữ tại nhà em gái ông đã bị phá hủy trong một vụ hỏa hoạn. Sức khỏe của ông suy kiệt và ông lại phải chịu một cú sốc khi đứa con trai đầu của mình qua đời.

Chevrolet bị xuất huyết não và phải về Florida tĩnh dưỡng. Ông mất vào năm 1941 lúc 63 tuổi, và được an táng tại Indianapolis.

Đinh Vân

* Nguồn: Trí thức trẻ

TAGS:

Bài liên quan
Tin bài khác
VN-Index thăng hoa, tài sản các tỷ phú Việt lập đỉnh mới

VN-Index thăng hoa, tài sản các tỷ phú Việt lập đỉnh mới

VN-Index leo lên đỉnh 3 năm và tiệm cận mức lịch sử 1.500 điểm đã khiến nhiều cổ phiếu thăng hoa, bước lên những vùng giá đáng mơ ước. Hiện tại, ông Phạm Nhật Vượng vẫn ở vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, với khối tài sản kỷ lục 11,7 tỷ USD, cao hơn cả 4 người kế tiếp cộng lại.
Điều gì khiến VIC tăng kịch trần phiên 10/7, đưa tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lập mốc kỷ lục mới?

Điều gì khiến VIC tăng kịch trần phiên 10/7, đưa tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lập mốc kỷ lục mới?

Tính từ đầu năm, thị giá VIC của Vingroup đã gấp 2,4 lần và nằm trong nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn chứng khoán. Nhờ đó, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng thiết lập mốc kỷ lục mới với 10,9 tỷ USD.
Victoria dẫn đầu xu hướng xe điện, vững bước vì tương lai giao thông xanh

Victoria dẫn đầu xu hướng xe điện, vững bước vì tương lai giao thông xanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống, ngành giao thông Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc chuyển mình. Trong hành trình tìm kiếm những giải pháp giao thông thân thiện với môi trường, bền vững và hiện đại hơn, Công ty Cổ phần Ô tô Xe máy điện Victoria đã nổi lên như một đơn vị tiên phong, không ngừng đổi mới và khẳng định vị thế tại thị trường trong nước.
Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Trải qua hơn một thập kỷ đồng hành cùng hệ sinh thái đổi mới, Innoex – sau 02 năm tái định vị đã trở thành nền tảng kết nối thực tiễn giữa doanh nghiệp, công nghệ và tăng trưởng đổi mới tại khu vực.
CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

Bà Mai Kiều Liên cho rằng ngành sữa có dư địa lớn, cần cơ chế hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh đầu tư, nâng năng suất và cải thiện thu nhập để tăng trưởng bền vững.
Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Ông Đỗ Anh Tú từng giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT TPBank nhiệm kỳ 2023–2028 trước khi bất ngờ từ nhiệm toàn bộ chức vụ tại TPBank và Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) hồi tháng 3/2025.
Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Chiến lược nông nghiệp "heo ăn chuối" đang giúp HAGL của bầu Đức tiến gần hơn đến mục tiêu tất toán nợ. Dòng tiền mạnh mẽ từ hai ngành chủ lực này mở ra chương mới cho tập đoàn.
Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn cam kết dồn toàn lực cho Sasco, hứa hẹn cổ tức kỷ lục và niêm yết HoSE. Mới nhất, Sasco đã trả cổ tức với tỷ lệ 28% bằng tiền
Bầu Hiển thắng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12.000 tỷ

Bầu Hiển thắng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12.000 tỷ

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chính thức công bố quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP) giai đoạn 1. Đây là một tin tức đáng chú ý, mang ý nghĩa lớn đối với sự phát triển hạ tầng giao thông khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng.
90 câu hỏi Coaching” – Sách đầu tay của Coach Luka Đỗ Lê Dũng truyền cảm hứng lãnh đạo tỉnh thức

90 câu hỏi Coaching” – Sách đầu tay của Coach Luka Đỗ Lê Dũng truyền cảm hứng lãnh đạo tỉnh thức

Sáng ngày 22/6, Coach Luka Đỗ Lê Dũng – một cái tên quen thuộc trong giới quản trị, đào tạo và truyền cảm hứng – chính thức ra mắt cuốn sách đầu tay mang tên “ 90 câu hỏi Coaching- Đánh thức người lãnh đạo vĩ đại trong bạn”
Hơn 2 thập kỉ cống hiến của "nữ tướng" Nguyễn Đức Thạch Diễm tại Sacombank

Hơn 2 thập kỉ cống hiến của "nữ tướng" Nguyễn Đức Thạch Diễm tại Sacombank

Ngay khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm một mặt phải tiếp tục duy trì điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả, một mặt phải xử lý nhanh chóng những tồn đọng sau sáp nhập trong đó chú trọng nhất là xử lý nợ xấu và tái cấu trúc mọi mặt của ngân hàng.
Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Từ hãng bay tỷ USD đến đế chế sữa, bất động sản, xe điện, nhóm nữ doanh nhân Việt đang khẳng định bản lĩnh, dẫn dắt tập đoàn tỷ đô và ghi dấu ấn toàn cầu.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Sự cam kết mạnh mẽ của ông Phạm Nhật Vượng với khoản tài trợ không hoàn lại lên tới 20.500 tỷ đồng đang trở thành cú hích chiến lược, giúp VinFast củng cố vị thế tại Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Liều thuốc tăng lực” cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Liều thuốc tăng lực” cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã mở ra một chương mới đầy triển vọng cho khu vực kinh tế tư nhân – trụ cột đang đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội.
Hoa hậu Đại sứ Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025 Lại Thị Thu Hà: Tỏa sáng đấu trường sắc đẹp, bản lĩnh trên thương trường

Hoa hậu Đại sứ Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025 Lại Thị Thu Hà: Tỏa sáng đấu trường sắc đẹp, bản lĩnh trên thương trường

Sự kết hợp giữa sắc đẹp và bản lĩnh đã giúp Lại Thị Thu Hà tỏa sáng với danh hiệu Hoa hậu Đại sứ, khẳng định hình ảnh người phụ nữ Việt hiện đại: tự tin trên sân khấu, vững vàng trên thương trường.