Các CEO, nhà đầu tư có lời khuyên gì trong đại dịch Covid-19?

00:00 12/10/2020

2019 là một năm bùng nổ của tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các doanh nghiệp bước vào 2020 với tâm thế sẵn sàng gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa. Thế nhưng sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 và những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng khủng hoảng tài chính khiến viễn cảnh tươi đẹp trở nên ảm đạm hơn. Nhiều người đã phải đóng cửa vì đại dịch coronavirus . Trong khi một số có thể không bao giờ mở cửa trở lại. Tìm hiểu về các lời khuyên của các CEO, các nhà đầu tư để được lắng nghe chia sẻ và phân tích của họ , cũng như một vài lời gợi ý dành cho các doanh nghiệp, doanh nhân để có thể tồn tại và vực dậy mạnh mẽ hơn hậu đại dịch.

Magic Johnson - ông trùm kinh doanh NBA Hall-of-Famer: Lời khuyên dành cho các startup 

Magic Johnson - ông trùm kinh doanh NBA Hall-of-Famer

Johnson khuyến khích các doanh nhân nên “làm mọi thứ chậm lại” khi muốn lập ra một công ty mới hoặc tung ra các sản phẩm mới trong bối cảnh khủng hoảng này vì sẽ chứ đựng nhiều rủi ro. Thay vào đó, để đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19, tôi khuyến khích các nhà sáng lập nỗ lực duy trì và tối ưu hoá. Hãy điểm lại kế hoạch kinh doanh của bạn để đảm bảo rằng khoảng thời gian sống sót mà không có doanh thu sẽ có thể kéo dài đến mùa đông năm nay.

Hãy sẵn sàng cho giai đoạn giảm doanh thu trong những tháng cuối năm; cung cấp các ưu đãi cho khách hàng trước khi mua cũng là một ý hay; tìm ra một luồng lợi nhuận tạm thời mới, ví dụ như các dự án công nghệ ngắn hạn hoặc cắt giảm những chi phí không cần thiết. Giống như Einstein từng nói “Mọi thứ đều nên đơn giản như nó vốn có, nhưng không nên đơn giản hơn.” Câu nói này chính là lời khuyên thích hợp cho vấn đề chi tiêu của các startup. Chi càng ít càng tốt, nhưng không ít hơn mức cần thiết. Chi tiêu một cách khôn ngoan là cách để bạn tạo ra sức hút. Một khi mọi thứ trở về ‘quỹ đạo’, các bạn sẽ trở lại nhưng ở vị trí tuyệt vời hơn, đủ sức giúp công ty gọi vốn thành công.

Marc Lasry - nhà sáng lập kiêm CEO của quỹ đầu tư Avenue Capital: Kiếm tiền từ việc mua  lại các công ty phá sản 

Marc Lasry - nhà sáng lập kiêm CEO của quỹ đầu tư Avenue Capital

"Tôi biết bạn sẽ không nói ra điều này, nhưng đây là cơ hội chỉ có một lần trong đời. Bạn sẽ không thấy nó đến một lần nữa. Tại đây bạn có một nền kinh tế tốt và Cục dự trữ liên bang Mỹ sẵn sàng bơm hàng nghìn tỷ USD vào thị trường", Marc Lasry - nhà sáng lập kiêm CEO của quỹ đầu tư Avenue Capital có tổng trị giá 14 tỷ USD và cũng là đồng sở hữu đội bóng rổ nhà nghề Mỹ Milwaukee Bucks nói với Yahoo Finance.

Theo Marc Lasry, những công ty đang gặp rắc rối về tài chính, thậm chí phá sản đang là cơ hội lớn. CEO của Avenue Capital so sánh những biến động trên thị trường hiện tại vận hành giống như những gì xảy ra trong thời kỳ Đại suy thoái (năm 1930). Cơ hội này chỉ có thể đến một lần trong đời, như cách mà nó đã diễn ra cách đây 10 năm (suy thoái toàn cầu năm 2008)

Trước đó, Marc Lasry đã từng nói với tạp chí Barron rằng phá sản là cơ hội lớn cho những người mua. "Nếu một công ty buộc phải thanh lý, OK, bởi vì tôi sẽ kiếm tiền từ điều này", Marc Lasry nhấn mạnh. Minh chứng cho tuyên bố này của Marc Lasry, thời gian qua, Avenue Capital đã rót tiền vào những công ty đang gặp khó khăn vào tài chính, cũng như nộp đơn xin phá sản như: Hertz, Macy’s, hay J.C. Penney.

Ông Kazuo Inamori – nhà sáng lập của Tập đoàn Kyocera: Thức đẩy tinh thần nhân viên là cách để họ nỗ lực vì khách hàng

Ông Kazuo Inamori – nhà sáng lập của Tập đoàn Kyocera

Thời kỳ suy thoái là “cơ hội vàng” để các công ty đổi mới, tăng doanh số. Theo ông Inamori, “khách hàng vô cùng rảnh rỗi trong thời kỳ suy thoái. Họ sẽ đề xuất ý tưởng mới sau khi lắng nghe của bạn. Điều đó tạo ra các đơn hàng mà bạn chưa từng tưởng tượng trước đó, vì thế bạn có thể mở rộng kinh doanh

Ngoài ra, ngay cả trong một công ty hàng đầu thì việc bán sản phẩm vẫn là nền tảng cho việc duy trì hoạt động của hãng. Không thể có đơn hàng trong thời kỳ suy thoái nếu nhân viên thiếu tinh thần nỗ lực vì khách hàng. Chính vì vậy, thay vì việc cắt giảm nhân sự, các chủ doanh nghiệp có thể thay thế bằng việc khích lệ họ marketing, bán hàng thật tốt để duy trì được doanh thu. Mọi nhân viên đều phải tích cực bán hàng

Điều quan trọng nhất trong quản lý công ty là quan hệ giữa người quản lý và nhân viên. Ông Inamori nói rằng ông chủ phải “thương yêu, tôn trọng” nhân viên, còn nhân viên cần phải hiểu quản lý. Cả hai phải giúp đỡ và hỗ trợ công việc lẫn nhau.

Daniel Lubetzky, người sáng lập và chủ tịch điều hành của Kind: Dùng thời gian này để tư duy lại và nâng cao bản thân 

Daniel Lubetzky, người sáng lập và chủ tịch điều hành của Kind

Điều mà Lubetzky có thể đề xuất trong thời gian này là các chủ doanh nghiệp nên tập trung vào sự phát triển cá nhân, như phát triển các kỹ năng tư duy phản biện và các phẩm chất lãnh đạo khác, đồng thời xây dựng “đội ngũ thông minh nhất, chăm chỉ nhất” bởi vì “điều đó không chỉ quan trọng ở thời điểm hiện tại mà còn quan trọng trong suốt hành trình kinh doanh sau này.  Ngoài ra, tôi cũng khuyến khích các doanh nhân dành nhiều thời gian hơn và sử dụng thời gian này để suy ngẫm, tiếp thu nhiều điều từ thực tiễn. Hãy đặt câu hỏi về sản phẩm của bạn và nghiên cứu thêm. Đây thực sự là thời điểm tốt để đầu tư nghiên cứu thêm về sản phẩm của doanh nghiệp mình. 

Thay vì tập trung vào mọi chuyện tệ tới đâu, hãy nghiên cứu xem tận dụng thời gian này để kết nối với khách hàng tương lai như thế nào. Đây cũng là thời điểm tốt để dọn dẹp mọi mớ hỗn độn mà doanh nghiệp nhỏ nào cũng có. Mọi người đều có những thứ mà họ ước gì có thể làm lại. Hiện tại là lúc để thực hiện các thay đổi ấy.

Xây dựng một nền văn hóa kiên cường, sáng tạo và hướng tới đội ngũ là điều cực kì cần thiết. Ông chia sẻ: Các giá trị, tư duy và văn hóa mà bạn muốn xây dựng trong một công ty luôn có giá trị vĩnh cửu.

Nicholas Bahr, Giám đốc DuPont Sustainable Solutions: 7 bước để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nicholas Bahr, Giám đốc DuPont Sustainable Solutions

Quan tâm đến nhân viên: Thiết lập thông tin liên lạc “mạnh mẽ và thường xuyên” với nhân viên để họ hiểu họ đang bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh thế nào và đưa ra lời cam đoan nếu bạn có thể hỗ trợ được cho họ. 

Xây dựng hệ thống quản trị: Tạo ra một hệ thống quản trị để ra quyết định, tập trung vào dữ liệu hơn là cảm xúc. Điều đó có thể bao gồm ba cấp độ:  Cấp độngắn hạn - xử lý các khó khăn về nhân sự và công việc hàng ngày; trung hạn - kế hoạch dự trữ tiền mặt và khả năng sa thải; dài hạn - tính toán các tác động kinh tế lớn.

Đánh giá rủi ro  - Ngay cả khi bạn đã có bản đánh giá rủi ro hiện có, nó có thể không còn phù hợp nữa. Hãy thiết lập một cơ sở mới tập trung vào các biện pháp vệ sinh và an toàn cần thiết để bảo vệ con người, tài chính, công nghệ và hoạt động trong thời gian bùng phát dịch. 

Đẩy mạnh truyền thông ra bên ngoài: Trong thời kỳ khủng hoảng, món hàng lớn nhất của bạn là lòng tin. Hãy dành thời gian để trấn an tất cả khách hàng, các bên liên quan và công chúng rằng bạn đang thực hiện các biện pháp thích hợp để chống lại sự bùng phát, và thậm chí góp phần giải quyết chúng. Phương tiện truyền thông xã hội có thể là một nền tảng tuyệt vời cho việc này, cũng như một phương tiện tìm nguồn cung cấp ý tưởng từ khách hàng. 

Đánh giá chuỗi cung ứng: Tìm hiểu xem liệu khách hàng của bạn có còn là khách hàng tiềm năng của mình hay không và họ yêu cầu gì ở bạn. Sau đó, nói chuyện với nhà cung cấp về những gì họ có thể cung cấp cho bạn, cảnh giác rằng họ có thể hứa hẹn quá khả năng cho phép. Nếu tiền mặt eo hẹp, hãy nhớ rằng không phải tất cả mọi thứ đều phải được thực hiện bằng tiền mặt. Hãy sáng tạo và suy nghĩ về cách bạn có thể trao đổi bằng các sản phẩm và dịch vụ khác. 

Rà soát các hoạt động rủi ro: Đánh giá tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp của bạn và tạo danh sách kiểm tra trước khi bắt đầu để đảm bảo bạn đã sẵn sàng đẩy mạnh kinh doanh hơn ngay khi bối cảnh kinh tế xã hội cho phép. 

Sử dụng thời gian chết một cách hiệu quả: Tận dụng tối đa thời gian rảnh rỗi để suy nghĩ về việc phát triển bất kỳ dịch vụ và thủ tục mới nào mà trước đây bạn chưa có thời gian. Khuyến khích nhân viên của bạn và giúp họ cảm thấy làm việc hiệu quả và có giá trị bằng cách cho họ tham gia vào quá trình này. 

Bảo Bảo