Chủ nhật 13/07/2025 00:39
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

10 tỷ phú thời trang giàu nhất thế giới

12/10/2020 00:00
| Các ông chủ của những tập đoàn hàng hiệu xa xỉ như LVMH, Kering, Chanel hoặc các thương hiệu thời trang nhanh Zara, H&M, Uniqlo đều góp mặt trong danh sách này.

1. Bernard Arnault (69 tuổi, 72 tỷ USD, quốc tịch Pháp):

Tỷ phú giàu nhất thế giới trong ngành thời trang hiện nay là chủ tịch của tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH. Tập đoàn này sở hữu 70 thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như Louis Vuitton, Sephora, Givenchy, Hublot... Năm 2017, LVMH mua lại hầu hết cổ phần của Christian Dior và giúp khối tài sản của Bernard Arnault tăng thêm 30,5 tỷ USD chỉ sau 1 năm. Ông cũng là tỷ phú giàu thứ 4 thế giới năm 2018. Ảnh: CNBC.

2. Amancio Ortega (82 tuổi, 70 tỷ USD, quốc tịch Tây Ban Nha)

Xếp ngay sau chủ tịch LVMH là ông chủ Zara. Ortega đang giữ 60% cổ phần của công ty thời trang Inditex với 8 thương hiệu khác nhau trong đó có Zara, Pull&Bear, Massimo Dutti... Công ty của tỷ phú Tây Ban Nha đang vận hành khoảng 7.500 cửa hàng trên khắp thế giới. Ảnh: El Espanol.

3. Phil Knight (80 tuổi, 29,6 tỷ USD, quốc tịch Mỹ)

Đứng ở vị trí thứ 3 là nhà sáng lập của hãng giày Nike. Knight cùng huấn luyện viên của mình đã bỏ ra 500.000 USD mỗi người để thành lập Blue Ribbon Sports năm 1964 và đổi tên thành Nike năm 1971. Năm ngoái, Nike đạt doanh thu 34 tỷ USD với hơn 70.000 nhân viên và đặt văn phòng tại 52 quốc gia. Knight đã nghỉ hưu vào năm 2016 sau 52 năm cống hiến miệt mài cho Nike. Ảnh: Time Magazine.

4. Francois Pinault (82 tuổi, 27 tỷ USD, quốc tịch Pháp)

Gia đình vị tỷ phú người Pháp đang quản lý tập đoàn hàng xa xỉ Kering. Pinault thành lập Kering năm 1963 nhưng phải đến năm 1999, ông mới quyết định đưa công ty phát triển theo hướng hàng xa xỉ khi mua lại cổ phần kiểm soát của Gucci. Hiện Kering đang sở hữu nhiều thương hiệu thời trang như Baleciaga, Alexander McQueen, Brioni và cả hãng đồ thể thao PUMA. Ảnh: Sudouest.

5. Leonardo Del Vecchio (83 tuổi, 21,2 tỷ USD, quốc tịch Ý)

Vị tỷ phú xếp thứ 5 trong danh sách này là nhà sáng lập và chủ tịch của công ty bán lẻ kính mắt lớn nhất thế giới Luxottica. Del Vecchio bắt đầu gây dựng Luxottica vào năm 1961 khi chỉ mới 25 tuổi. Ngày nay, Luxottica sở hữu các thương hiệu Sunglass Hut, LensCrafters cũng như làm kính cho các hãng thời trang nổi tiếng như Chanel, Armani, Bubbery. Ảnh: Formiche.

6. Tadashi Yanai (69 tuổi, 19,5 tỷ USD, quốc tịch Nhật Bản)

Ông chủ của Uniqlo là người châu Á duy nhất góp mặt trong top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới trong lĩnh vực thời trang. Tadashi Yanai và gia đình đang giữ 44% cổ phần của Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo. Tỷ phú người Nhật không ngần ngại chia sẻ rằng ông muốn công ty của mình vượt qua cả H&M và Zara để đứng số một toàn cầu. Ảnh: Getty Images.

7. Stefan Persson (71 tuổi, 16,8 tỷ USD, quốc tịch Thụy Điển)

Đứng ngay sau ông chủ Uniqlo là Stefan Persson, chủ tịch H&M. Cha ông, Erling Persson sáng lập hãng thời trang H&M năm 1947 và giao lại quyền điều hành công ty cho con trai từ năm 1982. Stefan Persson đang nắm 29% cổ phần của H&M và đồng thời cũng là người giàu nhất Thụy Điển. Ảnh: Business Insider.

8. Alain Wertheimer (70 tuổi, 13 tỷ USD, quốc tịch Pháp) và Gerard Wertheimer (67 tuổi, 13 tỷ USD, quốc tịch Pháp)

Đồng hạng 8 trong danh sách là anh em tỷ phú nhà Wertheimer gắn liền với thương hiệu Chanel. Alain Wertheimer hiện là chủ tịch của Chanel trong khi người em Gerard đứng đầu mảng đồng hồ của công ty. Ông nội của Alain và Gerard, Pierre Wertheimer là đối tác kinh doanh của nhà sáng lập Coco Chanel. Ảnh: EFA News.

10. Giorgio Armani (84 tuổi, 8,9 tỷ USD, quốc tịch Ý)

Xếp cuối cùng là huyền thoại sống của làng thời trang thế giới, Giorgio Armani. Ông ra mắt thương hiệu thời trang của riêng của mình lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1970. Việc kinh doanh của Armani phát triển nhanh chóng khi ông thiết kế trang phục cho tài tử Richard Gere trong bộ phim bom tấn American Gigolo năm 1980. Từ đó đến nay, Armani mở rộng sang nhiều mảng khác như phụ kiện, nước hoa, đồ thể thao và đầu tư thêm vào bất động sản, nhà hàng, khách sạn. Ảnh: WWD.

Tin bài khác
Điều gì khiến VIC tăng kịch trần phiên 10/7, đưa tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lập mốc kỷ lục mới?

Điều gì khiến VIC tăng kịch trần phiên 10/7, đưa tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lập mốc kỷ lục mới?

Tính từ đầu năm, thị giá VIC của Vingroup đã gấp 2,4 lần và nằm trong nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn chứng khoán. Nhờ đó, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng thiết lập mốc kỷ lục mới với 10,9 tỷ USD.
Victoria dẫn đầu xu hướng xe điện, vững bước vì tương lai giao thông xanh

Victoria dẫn đầu xu hướng xe điện, vững bước vì tương lai giao thông xanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống, ngành giao thông Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc chuyển mình. Trong hành trình tìm kiếm những giải pháp giao thông thân thiện với môi trường, bền vững và hiện đại hơn, Công ty Cổ phần Ô tô Xe máy điện Victoria đã nổi lên như một đơn vị tiên phong, không ngừng đổi mới và khẳng định vị thế tại thị trường trong nước.
Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Trải qua hơn một thập kỷ đồng hành cùng hệ sinh thái đổi mới, Innoex – sau 02 năm tái định vị đã trở thành nền tảng kết nối thực tiễn giữa doanh nghiệp, công nghệ và tăng trưởng đổi mới tại khu vực.
CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

Bà Mai Kiều Liên cho rằng ngành sữa có dư địa lớn, cần cơ chế hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh đầu tư, nâng năng suất và cải thiện thu nhập để tăng trưởng bền vững.
Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Ông Đỗ Anh Tú từng giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT TPBank nhiệm kỳ 2023–2028 trước khi bất ngờ từ nhiệm toàn bộ chức vụ tại TPBank và Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) hồi tháng 3/2025.
Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Chiến lược nông nghiệp "heo ăn chuối" đang giúp HAGL của bầu Đức tiến gần hơn đến mục tiêu tất toán nợ. Dòng tiền mạnh mẽ từ hai ngành chủ lực này mở ra chương mới cho tập đoàn.
Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ Phú Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ "dồn lực” phát triển Sasco

Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn cam kết dồn toàn lực cho Sasco, hứa hẹn cổ tức kỷ lục và niêm yết HoSE. Mới nhất, Sasco đã trả cổ tức với tỷ lệ 28% bằng tiền
Bầu Hiển thắng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12.000 tỷ

Bầu Hiển thắng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12.000 tỷ

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chính thức công bố quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP) giai đoạn 1. Đây là một tin tức đáng chú ý, mang ý nghĩa lớn đối với sự phát triển hạ tầng giao thông khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng.
90 câu hỏi Coaching” – Sách đầu tay của Coach Luka Đỗ Lê Dũng truyền cảm hứng lãnh đạo tỉnh thức

90 câu hỏi Coaching” – Sách đầu tay của Coach Luka Đỗ Lê Dũng truyền cảm hứng lãnh đạo tỉnh thức

Sáng ngày 22/6, Coach Luka Đỗ Lê Dũng – một cái tên quen thuộc trong giới quản trị, đào tạo và truyền cảm hứng – chính thức ra mắt cuốn sách đầu tay mang tên “ 90 câu hỏi Coaching- Đánh thức người lãnh đạo vĩ đại trong bạn”
Hơn 2 thập kỉ cống hiến của "nữ tướng" Nguyễn Đức Thạch Diễm tại Sacombank

Hơn 2 thập kỉ cống hiến của "nữ tướng" Nguyễn Đức Thạch Diễm tại Sacombank

Ngay khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm một mặt phải tiếp tục duy trì điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả, một mặt phải xử lý nhanh chóng những tồn đọng sau sáp nhập trong đó chú trọng nhất là xử lý nợ xấu và tái cấu trúc mọi mặt của ngân hàng.
Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Từ hãng bay tỷ USD đến đế chế sữa, bất động sản, xe điện, nhóm nữ doanh nhân Việt đang khẳng định bản lĩnh, dẫn dắt tập đoàn tỷ đô và ghi dấu ấn toàn cầu.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Sự cam kết mạnh mẽ của ông Phạm Nhật Vượng với khoản tài trợ không hoàn lại lên tới 20.500 tỷ đồng đang trở thành cú hích chiến lược, giúp VinFast củng cố vị thế tại Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Liều thuốc tăng lực” cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Liều thuốc tăng lực” cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã mở ra một chương mới đầy triển vọng cho khu vực kinh tế tư nhân – trụ cột đang đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội.
Hoa hậu Đại sứ Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025 Lại Thị Thu Hà: Tỏa sáng đấu trường sắc đẹp, bản lĩnh trên thương trường

Hoa hậu Đại sứ Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025 Lại Thị Thu Hà: Tỏa sáng đấu trường sắc đẹp, bản lĩnh trên thương trường

Sự kết hợp giữa sắc đẹp và bản lĩnh đã giúp Lại Thị Thu Hà tỏa sáng với danh hiệu Hoa hậu Đại sứ, khẳng định hình ảnh người phụ nữ Việt hiện đại: tự tin trên sân khấu, vững vàng trên thương trường.
Doanh nhân Dương Bích Hảo: Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích

Doanh nhân Dương Bích Hảo: Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích

Doanh nhân Dương Bích Hảo từ người phụ nữ từng đối diện trước “án tử” đến hình ảnh cô Hoa hậu Tài năng. Đảm nhận vai trò Cố vấn thí sinh tại cuộc thi "Hoa hậu Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025", bà đã truyền cảm hứng cho nhiều thí sinh từ chân lý “ Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích”.