Xuất khẩu thực phẩm chế biến sang Hàn Quốc cần thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nhịp cầu giao thương
- 15:21 30/12/2020
DNHN - Doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thực phẩm chế biến của Việt Nam sang Hàn Quốc cần thực hiện nghiêm chỉnh hơn nữa các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo báo cáo Xu hướng thực phẩm nhập khẩu năm 2019 và năm 2020 của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS), số vụ vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các lô hàng thực phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2019 phát hiện 117 vụ, đến năm 2020 (đến ngày 21/12/2020) xuống còn 37 vụ.
Số vụ vi phạm có xu hướng giảm phần nào cho thấy những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tuân thủ các quy định của nước sở tại đã phát huy hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Hoa Kỳ trong số những nước có số vụ thực phẩm nhập khẩu vi phạm nhiều nhất vào Hàn Quốc.
Do đó, trong thời gian tới, doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm chế biến sang Hàn Quốc cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng của hai nước, với Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc và đối tác Hàn Quốc để cập nhật các quy định liên quan, tránh ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cũng như hình ảnh sản phẩm Việt Nam đối với người tiêu dùng Hàn Quốc.
Doanh nghiệp có thể tham khảo các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm tại đường link: https://www.mfds.go.kr/eng/index.do
Một số vi phạm trong sản phẩm của Việt Nam như: Trong thành phần có hàm lượng gây hại vượt quá mức cho phép (aflatoxin, benz (a) pyrene, enrofloxacin, ciprofloxacin); Vi phạm tiêu chuẩn sử dụng chất bảo quản; Không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi chế biến; Phát hiện dị vật trong sản phẩm...
Theo quy định của Hàn Quốc (Luật đặc biệt về quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu), khi phát hiện sản phẩm thực phẩm nhập khẩu có chất gây hại thì cơ quan chức năng có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu phải thu hồi, hủy toàn bộ lượng hàng đang phân phối. Trong vòng 01 tháng, nhà nhập khẩu phải trình phương án xử lý đối với thực phẩm nhập khẩu đã được xác định là không phù hợp/vi phạm.
Trường hợp nhà nhập khẩu muốn tiếp tục nhập khẩu các sản phẩm không phù hợp trong tương lai, cần thực hiện các biện pháp cần thiết như xác định nguyên nhân, yêu cầu nhà sản xuất của nước xuất khẩu cải thiện chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra với tần suất nhiều hơn cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.
PV
Tin liên quan
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Hội nghị xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Bỉ vào tỉnh Bình Dương
Vừa qua, Hội nghị xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Bỉ vào tỉnh Bình Dương đã diễn ra bằng hình thức trực tuyến hôm. Sự kiện do Tổng Công ty Becamex IDC phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.
Đài Loan áp thuế bán phá giá gạch ốp lát Việt Nam đến 28,64%
Cơ quan điều tra Đài Loan tính toán biên độ bán phá giá áp với các doanh nghiệp Việt Nam từ 0% - 28,64% và dự kiến ban hành kết luận cuối cùng trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông báo kết luận sơ bộ.
Tham vấn điều tra chống bán phá giá đường mía Thái Lan vào ngày 12/5
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 12/5 Cơ quan điều tra sẽ tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan (mã số vụ việc: AD13-AS01).
Những lưu ý khi giao dịch tại thị trường Ấn Độ
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên liên hệ với đối tác Ấn Độ để cập nhật diễn biến về tình hình dịch bệnh COVID 19 tại Ấn Độ và các biện pháp phong tỏa của chính quyền địa phương.
Sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam xuất khẩu 4,8 tỷ USD hàng hóa vào EU
Theo Bộ Công Thương, tính từ ngày 1/8/2020 đến ngày 4/4, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp hơn 127.296 bộ với kim ngạch hơn 4,78 tỷ USD đi 27 nước EU.
Các tập đoàn kinh tế lớn tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Cà Mau
Đại diện các tập đoàn cho biết đang quan tâm, mong muốn tiếp cận Khu kinh tế Năm Căn, với ý tưởng đề xuất đầu tư ngành hàng quy mô lớn, đồng bộ, có tầm vóc, hình thành đô thị tôm tại đây, gắn với cảng biển, tổ chức lại ngành nghề, đây là hướng đi mới phù hợp với xu hướng hiện nay.
CPTPP: Mỗi doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu cơ hội ưu đãi trong Hiệp định
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thực thi đã 2 năm, nhưng để CPTPP phát huy hiệu quả hơn nữa thì vẫn còn nhiều việc phải làm - ý kiến của bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - BCT.
Việt Nam thổi bùng sức hút đầu tư của ASEAN
Tờ ASEAN Post cho rằng chính Việt Nam đã đưa ASEAN lên bản đồ đầu tư toàn cầu về lĩnh vực năng lượng tái tạo, thành bại giờ đây phụ thuộc vào nỗ lực của toàn khối kinh tế chung.
Vươn ra thị trường nước ngoài giữa đại dịch
Ngày 13/4, Công ty FPT Software (thành viên của Tập đoàn FPT) sẽ mở văn phòng thứ ba của tại Manila, biến thủ đô của Philippines thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt.
Thuế TNDN tối thiểu toàn cầu, liệu có thông?
Tại các cuộc gặp giữa Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với Ngân hàng Thế giới (WB), và giữa các Bộ trưởng tài chính với Thống đốc NHTW nhóm G20, chủ đề quan trọng là việc áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tối thiểu toàn cầu đối với các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ, cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới GAFA (Google, Amazon, Facebook, Apple). Kết quả đạt được rất tích cực, nhưng nhìn thấu đáo hơn, sẽ quay về với câu hỏi kinh điển: sau đó sẽ ra sao?