Chủ nhật 27/04/2025 11:09
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Xuất khẩu nông sản sang Nhật: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt

26/05/2023 09:53
Trong các FTA, Nhật Bản đều cam kết xóa bỏ thuế quan hoàn toàn cho đại đa số các sản phẩm nông thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.
Ảnh minh họa
Vải thiều Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái làm cho đồng yên mất giá, lạm phát tăng khiến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tiêu dùng thiết yếu tại Nhật Bản tăng cao, người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm nhập khẩu có giá thấp hơn nhưng có chất lượng tương tự hàng trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và chi tiêu. Đồng thời, việc là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do mà Nhật Bản tham gia ký kết như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản khi các doanh nghiệp có thể cân nhắc chọn lựa FTA phù hợp với khả năng để áp dụng ưu đãi về thuế. Cũng trong các FTA này, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan hoàn toàn cho đại đa số các sản phẩm nông thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, tạo điều kiện cho ngành hàng nông thủy sản - là lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam mà từ trước đến nay vẫn đối mặt với sự bảo hộ cao của Nhật Bản.

Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm

Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục thâm nhập và chinh phục thị trường Nhật Bản trong lĩnh vực nông, thủy sản và các sản phẩm chế biến khi mà theo các chuyên gia từ Nhật Bản, hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận. Riêng nhóm hàng nông sản, thực phẩm, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn với nhóm sản phẩm này nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm: Cá và sản phẩm chế biến từ cá; tôm, lươn, thịt, đậu nành, cà phê… đây đều là các sản phẩm mà Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về sản xuất, có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,3% so cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản sang Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt kim ngạch 1,68 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2021 với các mặt hàng chủ yếu là: hàng thủy sản (đạt 1,27 tỷ USD, tăng 33%); cà phê (đạt 215,5 triệu USD, tăng 27,7%); hàng rau quả (đạt 127,9 triệu USD, tăng 6,3%); hạt điều (đạt 37,2 triệu USD, giảm 15,4%); hạt tiêu (đạt 15,2 triệu USD, tăng 116%). Một số mặt hàng trái cây của Việt Nam cũng đã có tiếng trên thị trường Nhật Bản như thanh long, chuối, dừa, vải…

Ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, đánh giá Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Nhiều siêu thị Nhật Bản cũng hướng tới nhập khẩu các mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm có chất lượng tốt với giá thành hợp lý từ Việt Nam như cá tra, thịt gà, tôm, xoài, chuối, thanh long và các sản phẩm đông lạnh khác, tiêu biểu có thể kể đến Tập đoàn AEON - hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ Nhật Bản lớn nhất trên thế giới với 179 liên doanh trong và ngoài nước - đang có nhu cầu nhập khẩu chuối với khối lượng không giới hạn, miễn là các đối tác Việt Nam có thể đáp ứng, đảm bảo chất lượng.

Doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội

Mặc dù sở hữu nhiều lợi thế lớn, song trên thực tế đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng và khai thác được những lợi thế nêu trên vì một số lý do sau:

Việc tham gia vào các FTA nói trên cũng đưa ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe được đưa ra trong các FTA đó như phải quản lý được xuất xứ hàng hóa; nhãn mác sản phẩm phải ghi rõ các thành phần chính, thành phần dễ gây dị ứng và tuân thủ các quy định trong luật hiển thị sản phẩm, luật ghi nhãn cao cấp, luật tái chế bao bì, luật khuyến khích sử dụng các nguồn lực; đặc biệt phải đảm bảo có đầy đủ các tài liệu chứng minh đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của phía Nhật Bản… Người Nhật Bản có ý thức bảo vệ sức khoẻ cao, đòi hỏi khó tính, nhất là độ tươi, ngon của sản phẩm. Đồng thời rất nhạy cảm với sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều quy định nhằm đảm bảo dư lượng kháng sinh trên hàng nông, thuỷ sản, thực phẩm, chú trọng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Riêng trong năm 2022, số vụ hàng xuất khẩu trong ngành nông thủy sản của Việt Nam bị Nhật trả về là 90 vụ, tăng gần gấp đôi so với năm 2018 (54 vụ). Phần lớn hàng bị trả do các vi phạm về chất lượng như tồn dư chất cấm, không đảm bảo an toàn thực phẩm…

Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Một trong số những ví dụ cụ thể về nhu cầu chính là việc nhập khẩu chuối, cụ thể chuối nhập khẩu từ Việt Nam được người tiêu dùng tại Nhật Bản ưa chuộng bởi có chất lượng thơm ngon hơn so với chuối Philippines. Tuy nhiên theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, năm 2022 chuối Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chỉ đạt hơn 7 triệu USD, chiếm chưa đầy 1% thị phần nhập khẩu chuối của Nhật Bản. Mặt hàng chuối tươi và sấy khô mỗi năm Nhật Bản bỏ ra tới 981 triệu USD nhập nhưng Việt Nam chỉ chiếm 0,6% thị phần, tương đương kim ngạch xuất khẩu 6,6 triệu USD.

Xuất phát từ tập quán thương mại, hầu hết nhà nhập khẩu Nhật Bản chỉ ưu tiên nhập sản phẩm và phân phối dưới tên thương hiệu Nhật Bản. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không quảng bá được thương hiệu riêng và gia tăng giá trị trên sản phẩm. Thương vụ Việt Nam cũng cho biết hiện có khá nhiều sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, tuy nhiên chỉ mới chủ yếu phục vụ cho cộng đồng người Việt tại Nhật mà chưa mở rộng được đến các kênh phân phối lớn như hệ thống siêu thị để tiếp cận người Nhật bản địa. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chỉ hướng tới nhóm khách hàng là người Việt tại Nhật Bản thì rất nhanh chóng đạt đến độ bão hòa và khó nâng cao giá trị xuất khẩu.

Hiện nay, Nhật Bản vẫn đang giữ vị trí nằm trong top 3 nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Phát biểu tại “Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản 2023: Cùng kiến tạo đổi mới nhằm xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh, với tầm nhìn tương lai 30, 50 năm tới, hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản còn tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng các FTA mà Việt Nam và Nhật Bản đang đồng thời là thành viên và vượt qua được những thách thức nêu trên thì trong tương lai gần, những thương hiệu Việt Nam sẽ ngày càng có chỗ đứng và đi được xa hơn trên trường quốc tế.

Phương Linh

Bài liên quan
Tin bài khác
Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Giá vàng thế giới chạm mốc 3.500 USD/ounce, đánh dấu kỷ lục mới khi giới đầu tư toàn cầu đổ xô tìm nơi trú ẩn, giữa lúc niềm tin vào đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ suy giảm nhanh chóng.
Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Phố Wall khởi sắc khi các quan chức phát tín hiệu lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, giúp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi, Dow Jones và Nasdaq cùng tăng trưởng 2,7% trong phiên 22/4.
Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam nằm trong danh sách các nước không được miễn trừ thuế tự vệ tạm thời 12% trong vòng 200 ngày đối với năm loại sản phẩm thép phẳng do thị phần tại Ấn Độ vượt quá ngưỡng 3%.
Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 21/4 dự báo công suất phát điện toàn cầu từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2025, với mức tăng lần lượt vượt 10% và 30% so với năm trước.
Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tính tới ngày 15/4/2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,08 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu nông sản đạt 3,89 tỷ USD, tăng 8,7%.
Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Khi căng thẳng thương mại leo thang, dòng tiền đầu tư đang rút khỏi cổ phiếu tăng trưởng để tìm đến nhóm tiêu dùng thiết yếu châu Á – nơi được xem là “vùng trú ẩn an toàn” nhờ nhu cầu nội địa ổn định.
Nhật Bản cân nhắc tăng nhập khẩu đậu nành và gạo để "xoa dịu" Mỹ

Nhật Bản cân nhắc tăng nhập khẩu đậu nành và gạo để "xoa dịu" Mỹ

Nhật Bản đang xem xét khả năng tăng nhập khẩu đậu nành và gạo như một nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, nhằm đối phó với chính sách thuế quan toàn diện của Tổng thống Donald Trump, theo thông tin từ báo Yomiuri đăng tải ngày thứ Bảy.
Thương mại Việt Nam - Lào đạt mức cao nhất trong 5 năm qua

Thương mại Việt Nam - Lào đạt mức cao nhất trong 5 năm qua

Tăng trưởng thương mại Việt Nam - Lào là tín hiệu tích cực cho thấy tiềm năng mở rộng chuỗi cung ứng nội khu vực, tăng cường liên kết kinh tế giữa hai nước và tận dụng lợi thế địa lý – chính trị trong bối cảnh ASEAN ngày càng hội nhập sâu rộng.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẵn sàng cắt giảm lãi suất lần thứ 7 giữa căng thẳng thương mại

Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẵn sàng cắt giảm lãi suất lần thứ 7 giữa căng thẳng thương mại

Ngân hàng Trung ương Châu Âu chuẩn bị cắt giảm lãi suất lần thứ 7 trong vòng 1 năm, nhằm ứng phó với căng thẳng thương mại toàn cầu và hỗ trợ tăng trưởng khu vực đồng tiền chung euro.
Giá vàng “tìm đỉnh” mới,  chứng khoán toàn cầu tiếp tục lao dốc

Giá vàng “tìm đỉnh” mới, chứng khoán toàn cầu tiếp tục lao dốc

Cổ phiếu toàn cầu rớt giá vì Mỹ siết bán chip AI cho Trung Quốc. Trong khi đó, giá vàng lập đỉnh lịch sử 3.318 USD/ounce, nhà đầu tư dồn tiền vào tài sản trú ẩn giữa căng thẳng thương mại leo thang.
Thêm 2 giờ để hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn

Thêm 2 giờ để hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn

Việt Nam và Trung Quốc đạt được sự đồng thuận trong việc điều chỉnh khung giờ hoạt động cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn. Cụ thể mở sớm hơn 1 giờ và đóng muộn hơn 1 giờ so với trước đây.
Canada xác định: Sơ-mi-rơ-moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại

Canada xác định: Sơ-mi-rơ-moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại

Kết luận sơ bộ cho thấy không có bằng chứng cho thấy Việt Nam tham gia vào hành vi lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại mà Canada đang áp dụng đối với sản phẩm từ Trung Quốc.
Thị trường châu Á khởi sắc sau quyết định thuế quan “bất ngờ”

Thị trường châu Á khởi sắc sau quyết định thuế quan “bất ngờ”

Thị trường châu Á đồng loạt tăng điểm mạnh sau khi ông Trump tạm hoãn thuế quan 90 ngày, dù Mỹ vẫn siết Trung Quốc với mức thuế 125% - liệu đây là khởi đầu cho đợt phục hồi bền vững?
Dòng tiền đổ vào quỹ ETF vàng tại Trung Quốc lập kỷ lục giữa xung đột thương mại

Dòng tiền đổ vào quỹ ETF vàng tại Trung Quốc lập kỷ lục giữa xung đột thương mại

Nhà đầu tư Trung Quốc đã rót hơn 1 tỷ USD vào các quỹ ETF vàng trong tuần qua, đánh dấu mức cao chưa từng có, giữa lo ngại leo thang do xung đột thương mại Mỹ - Trung.
Thuế quan của Mỹ chính thức có hiệu lực, Việt Nam chịu mức 46%

Thuế quan của Mỹ chính thức có hiệu lực, Việt Nam chịu mức 46%

Việt Nam không đơn độc trong làn sóng thuế quan của Mỹ. Trung Quốc là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức thuế lên tới 104% do không gỡ bỏ các rào cản thương mại đúng “hạn chót” ngày 8/4.