Vốn tín dụng chính sách tạo sinh kế cho người hồi hương
- 6
- Thị trường - Tài chính
- 15:26 21/12/2021
Từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tới nay, đã có hơn 15 nghìn người Đắk Nông làm ăn, sinh sống ở các tỉnh, thành phố có dịch trở về quê. Trong đó, có gần 10 nghìn lao động có nhu cầu việc làm và học nghề. Không có việc làm, không có nguồn thu nhập, cuộc sống của hàng nghìn người đang gặp vô vàn khó khăn. Với phương châm, không để người dân phải đói nghèo vì COVID-19, nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiên nguồn vốn vay chính sách để giải quyết việc làm cho người dân đã được tỉnh khẩn trương triển khai để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Tiếp sức lao động hồi hương
Năm 2017 khi giá cây hồ tiêu xuống thấp, gia đình anh Đậu Thế Cảnh ở xã Đăk Wer, huyện Đắk Rlâp đã bỏ lại rẫy tiêu cùng vợ và 2 con nhỏ khăn gói đi Đồng Nai để làm công nhân, cuộc sống mưu sinh nơi xứ người cũng vất vả và nhọc nhằn không kém nhưng gia đình anh vẫn yên tâm vì hàng tháng có thể dựa vào đồng lương công nhân ít ỏi để trang trải cuộc sống, thế nhưng do dịch COVID-19 bùng phát nhiều đợt khiến việc làm của vợ chồng anh Đậu Thế Cảnh liên tục thất thường, bấp bênh. Đợt dịch thứ 4 bùng phát, không có việc làm, không có nguồn thu nhập, anh quyết định đưa vợ con về quê.
Thông qua Hội Phụ nữ xã, anh Cảnh biết được chính sách cho người lao động trở về từ vùng dịch được tạo điều kiện vay vốn. Anh quyết định làm hồ sơ vay vốn NHCSXH 50 triệu đồng. Từ nguồn vốn vay cùng với số tiền mượn thêm anh em, bạn bè, anh Cảnh mua 03 con bò sinh sản và mua thêm phân bón, cây giống để cải tạo lại vườn tiêu trên đất của gia đình.
“Nguồn vốn vay từ NHCSXH đã giúp gia đình có một khoản tài chính để mua phân bón và cây giống, cải tạo lại rẫy vườn. Tôi mong rằng, nhiều người lao động khó khăn sẽ được tiếp cận chính sách rất ý nghĩa và nhân văn này để có động lực bắt đầu lại cuộc sống”, anh Cảnh chia sẻ.
Cũng như anh Cảnh, dịch COVID-19 bùng phát khiến hai con của ông Vũ Hữu Đào ở xã Đắk Wer, huyện Đắk Rlâp mất việc làm tại TP HCM và phải trở về quê để nương nhờ bố mẹ. Trong lúc khó khăn chưa biết có phương án sinh kế như thế nào để tạo công ăn việc làm cho các con ngay tại quê nhà thì ông được tiếp cận được nguồn vốn vay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đắk Rlâp và mạnh dạn vay 50 triệu đồng để đầu tư mua cây giống và phân bón để chăm sóc cải tạo lại vườn cà phê của gia đình, bên cạnh đó ông còn đầu tư trồng thêm 2 sào rau sạch để lấy ngắn nuôi dài. Đến nay các con của ông Đào đã bắt đầu thích nghi với cuộc sống tại quê nhà. “Sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh đã tiếp sức cho người lao động như gia đình chúng tôi có động lực ở lại quê hương ổn định cuộc sống”, ông Đào tâm sự.
Không để ai bị bỏ lại phía sau
Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông Đào Thái Hoà cho biết: Trong phương án hỗ trợ người về từ vùng dịch, tỉnh Đắk Nông đã ưu tiên cho người lao động được vay vốn giải quyết việc làm tại NHCSXH, với lãi suất cho vay bằng với lãi suất cho vay các hộ cận nghèo (0,66%/tháng), mức vay tối đa là 100 triệu đồng/lao động, thời hạn vay không quá 120 tháng. Người dân ở các xã phường được tổ chức chính trị - xã hội và Tổ tiết kiệm và vay vốn tới nắm bắt nhu cầu, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ ngay tại nhà. Đến kỳ, ngân hàng sẽ giải ngân vốn tại xã để người dân có thể vay và làm ăn khi trở lại quê hương mình. Nắm bắt được nhu cầu đó, đến tháng 10/2021 chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông đã rà soát những lao động trở về địa phương có nhu cầu vay vốn và giải ngân cho hơn 1.400 lao động với số tiền hơn 51 tỷ đồng. Trong đó số lao động là người dân tộc thiểu số trở về quê được vay vốn hỗ trợ sản xuất là 471 lao động với số tiền hơn 17 tỷ đồng, chiếm 1/3 số lao động được vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông sau khi hồi hương.
Theo khảo sát của chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông, có tới gần 4.000 hộ gia đình vừa trở về từ các tỉnh, thành miền Nam có nhu cầu vay vốn. Việc không cần thế chấp tài sản đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để bà con tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này. Cùng với thống kê, rà soát nhu cầu việc làm, chính quyền các địa phương đang phối hợp với các trung tâm, đơn vị mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động và nâng cao tay nghề cho người lao động. Các địa phương cũng triển khai nguồn vốn vay giảm nghèo, phát triển đa dạng các mô hình kinh tế, trồng và nuôi cây, con đặc sản, phát triển du lịch cộng đồng… tạo sinh kế cho người dân ổn định cuộc sống.
Quỳnh Chi
Bài liên quan
#NHCSXH

Đảng bộ NHCSXHTW triển khai nhiệm vụ năm 2022
Ban chấp hành Đảng bộ NHCSXHTW vừa tổ chức Hội nghị lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (mở rộng) và tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối DNTW và đồng chí Dương Quyết Thắng - Ủy viên BCH Đảng bộ Khối DNTW, Bí thư Đảng ủy NHCSXHTW, Tổng Giám đốc.

Về nơi khởi đầu con đường Hồ Chí Minh lịch sử
Chúng tôi về Tân Kỳ (Nghệ An) - nơi khởi đầu con đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ hào hùng. Vẫn còn đó di tích lịch sử km số 0, song đường Hồ Chí Minh hôm nay đã trải nhựa rộng thênh thang loáng lên trong nắng vàng vắt qua núi non Trường Sơn hùng vĩ. Vết bom đạn xưa kia đã dần lành với những khu rừng cũ tái sinh, rừng trồng mới, chạy điệp điệp trùng trùng...

Quế Sơn phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
Những năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quế Sơn (Quảng Nam) luôn đồng hành, hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ. Từ đó, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Trang trại trù phú trên vùng đất nhiễm mặn
Nhiều người cho rằng vùng đất ven sông Kiến Giang ở thôn Hiển Vinh, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) là vùng “đất chết”, bởi đất bị nhiễm mặn và hàng năm phải đối mặt với lũ lụt. Thế nhưng, hơn 2ha đất nơi đây đã được vợ chồng chị Vũ Minh Hường mạnh dạn khai khẩn và đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp. Sau nhiều năm gây dựng, mô hình của gia đình chị Hường đã mang lại hiệu quả kinh tế cao ở địa phương.

Đưa vốn chính sách về vùng đồng bào DTTS Kiên Giang
Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 69.219 hộ, trong đó, đồng bào dân tộc Khmer có hơn 59.228 hộ, chiếm 13,4% dân số toàn tỉnh. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỉnh tranh thủ tập trung nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là những xã đặc biệt khó khăn. Từ đó, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống bà con không ngừng được cải thiện.

Tiếp thêm nguồn lực để giảm nghèo bền vững
Chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là một hợp phần của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, nhằm tập trung nguồn lực tài chính của Nhà nước vào một đầu mối cho người nghèo vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống. Những năm qua, mạng lưới NHCSXH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã giải ngân nguồn vốn ưu đãi kịp thời, hiệu quả tới hộ nghèo.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Kiểm soát rủi ro không phải siết tín dụng bất động sản
Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh quan điểm của cơ quan quản lý tiền tệ từ trước đến nay là chưa bao giờ siết chặt tín dụng với bất động sản.
Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
Nếu tính riêng phát hành thị trường trong nước, nhóm ngành ngân hàng chiếm phần lớn tỷ trọng phát hành trong nửa đầu tháng 5.
Vì sao nên giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng?
Chuyên gia kinh tế cho rằng trong bối cảnh giá xăng dầu tiếp tục tăng nóng, quỹ bình ổn đã cạn kiệt, giải pháp khả thi hơn cả để điều tiết giá là giảm thuế, phí.
Hà Tĩnh: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 19.731 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm
Hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Hà Tĩnh đạt kết quả khá với doanh thu bán lẻ đạt hơn 19.731 tỷ đồng, tăng 6,88% so với cùng kỳ.
Eximbank tổ chức đại hội cổ đông, chia cổ tức tỷ lệ 20/%
Sáng 27/5, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) đã tiến hành được đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2022 lần thứ 2 khi tỷ lệ cổ đông tham dự trên 80%.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai chương trình hỗ trợ 2% lãi suất
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trong ngành khẩn trương triển khai nhiệm vụ, phối hợp với đơn vị liên quan nhằm đảm bảo thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% đúng quy định, đúng đối tượng.
Giá lúa gạo ngày 27/5: Duy trì sự ổn định, tìm hướng đi mới cho lúa gạo Cà Mau
Giá lúa gạo ngày 27/5/2022 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Cà Mau tìm hướng đi mới cho ngành sản xuất lúa gạo.
Giá vàng ngày 27-5: Giao dịch ổn định cả thế giới và trong nước
Giá vàng thế giới và trong nước rạng sáng hôm nay giao dịch ổn định với giá vàng thế giới ở quanh mức 1.850 USD/ ounce. Giá vàng trong nước ở ngưỡng 69 triệu đồng/ lượng.
Cổ phiếu FLC bị hạn chế giao dịch
Kể từ ngày 1/6, cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC, ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros và HAI của Công ty cổ phần Nông dược HAI bị hạn chế giao dịch theo quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Các cổ phiếu FLC, ROS và HAI chỉ được giao dịch vào buổi chiều theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.
EXIMBANK mở rộng tính năng EKYC
Vừa qua, Eximbank mở rộng tính năng eKYC – Electronic Know Your Customer (Dịch vụ định danh trực tuyến) với khách hàng sử dụng giấy tờ tùy thân là CCCD có gắn chip.