Việt Nam sở hữu "kho báu" nhôm trị giá 5 tỷ đô la mà cả thế giới khao khát

09:52 22/11/2021

Các nhà khoa học cho hay hiện Việt Nam sở hữu một kho dự trữ nhôm với trữ lượng đủ lớn để chấm dứt tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu.

Ảnh chụp vệ tinh
Ảnh chụp vệ tinh "núi nhôm" ở Việt Nam. (Ảnh: Google Earth)

Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng một giờ lái xe, tại một khu công nghiệp xuất hiện những núi kim loại thô khổng lồ được phủ bạt đen. Trải dài hàng ki lô mét, khối tài sản mà bao quốc gia thèm muốn có thể trị giá khoảng 5 tỷ đô la Mỹ theo thời giá hiện tại. Nhiều người trong cuộc nói rằng "núi nhôm" tại nước ta có trữ lượng lớn nhất mà họ từng thấy. Trong bối cảnh thế giới thiếu hụt nguồn cung từ phụ tùng xe hơi đến sản xuất đồ điện tử, "kho báu" trên có khả năng làm xoay chuyển cục diện, đem lại chiến thắng cho Việt Nam trong cuộc đua nguyên liệu thô. 

Duncan Hobbs, một nhà phân tích tại công ty kinh doanh hàng hóa Concord Resources, người có trụ sở tại London, cho biết, "núi nhôm" tương đương với toàn bộ mức tiêu thụ hàng năm của Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Ông nói: "Chúng tôi đang chứng kiến ​​mức thâm hụt sâu nhất trên thị trường thế giới trong ít nhất 20 năm và kho dự trữ này không chỉ lấp đầy khoản thâm hụt đó mà còn mở ra một trang sử mới".

Số tiền có được từ tích trữ khối lượng nhôm khổng lồ đã bị thu giữ trong cuộc điều tra chống bán phá giá do Hoa Kỳ dẫn đầu vào năm 2019 với đối tượng là một tỷ phú Trung Quốc. Theo các nhà chức trách Việt Nam, nhôm tích lũy từ Trung Quốc bởi công ty Global Vietnam Aluminium Ltd. hay còn gọi là GVA. 1,8 triệu tấn nhôm vẫn được kiểm soát và cất giữ dưới sự giám sát của nhân viên an ninh, chỉ có một lượng nhỏ được đưa cho GVA để phục vụ cho dây chuyền sản xuất. 

Lượng nhôm tồn kho của Trung Quốc chỉ đủ sử dụng trong vòng hai tuần
Lượng nhôm tồn kho của Trung Quốc chỉ đủ sử dụng trong vòng hai tuần. (Ảnh: Bloomberg)

Nguồn cung đứt quãng đẩy giá cả tăng chóng mặt, cụ thể giá nhôm đã tăng hơn 50% kể từ khi sự vụ nổ ra. Nếu "núi nhôm" được đưa vào sử dụng có thể gay ra cơn "địa chấn" đủ để xóa bỏ thâm hụt toàn cầu và dự kiến một đợt bán tháo khiến giá lao dốc. Tuy nhiên, CRU, một trong những đơn vị tư vấn, theo dõi các kho dự trữ trên thị trường kim loại thế giới, hiện đã loại bỏ "núi nhôm" của Việt Nam khỏi các ước tính hàng tồn kho. Công ty có trụ sở tại London này cho rằng một số kim loại đã hơn 10 năm tuổi và có thể sẽ phải bán dưới dạng phế liệu. Trữ lượng nhôm khổng lồ không chỉ là lời nhắc nhở về lịch sử hỗn loạn của thị trường nhôm mà còn phản ánh kỷ nguyên cung vượt cầu đã nhường chỗ cho thiếu hụt đầu vào do Trung Quốc hạn chế sản xuất để giảm lượng khí thải.

Các nhà chế tạo ô tô ở Detroit đã giảm đáng kể lượng mua vào, hơn một nửa số công ty sản xuất trên toàn cầu đang thua lỗ. Hay như Malaysia với tư cách là quốc gia tiêu thụ nhôm, cảng Klang tại đây từng là điểm dự trữ lớn nhất trong mạng lưới kho hàng của London Metal Exchange, nhưng lượng lưu trữ cũng đang giảm nhanh chóng. Tương tự các kho hàng của LME ở Detroit và cảng Vlissingen của Hà Lan hiện hầu như không có hàng. Theo ước tính từ nhóm nghiên cứu AZ, tình hình tại Trung Quốc hiện nghiêm trọng nhất khi tổng tồn kho toàn quốc hiện ở mức khoảng 1,2 triệu tấn, tương đương với nhu cầu chỉ trong hai tuần.

TL (theo Bloomberg)