Việt Nam nơi "đất lành chim đậu" cho các tập đoàn lớn của Nhật Bản
- Nhịp cầu giao thương
- 08:22 05/12/2020
DNHN - Đại diện Văn phòng Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM vừa công bố danh sách 30 doanh nghiệp được Chính phủ nước này hỗ trợ nhằm tăng cường sản xuất ở khu vực Đông Nam Á trong đợt thứ hai của chương trình hỗ trợ nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng do Covid-19 và tình hình căng thẳng giữa Mỹ -Trung. Có 15 trong số 30 công ty Nhật Bản đã chọn Việt Nam đăng ký mở rộng sản xuất hoặc có dự án đầu tư mới ở Việt Nam.
Theo đó, 30 doanh nghiệp đang tăng cường hoạt động tại Việt Nam với nguồn ngân sách hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản, phần nào phản ánh sức hấp dẫn ngày càng tăng của thị trường lẫn môi trường đầu tư của Việt Nam.

Đại diện JETRO tại TPHCM cho biết: Trong giai đoạn thứ hai, các doanh nghiệp Nhật Bản được hỗ trợ chủ yếu là các nhà sản xuất phụ tùng ô tô, thiết bị y tế, khẩu trang và quần áo bảo hộ,...
Bên cạnh những công ty nhỏ và vừa, lần này có cả những tập đoàn lớn cũng được hỗ trợ. Đơn cử như Fujifilm Corporation vừa được duyệt hưởng lợi từ các ưu đãi của chương trình hỗ trợ, sẽ sản xuất bộ kít xét nghiệm kháng nguyên để chẩn đoán nhiễm Covid-19.
Một thương hiệu phổ biến khác là Panasonic sẽ được hỗ trợ thực hiện việc sản xuất phụ tùng ô tô. Đây là tập đoàn đã có nhiều dự án sản xuất ở Việt Nam với vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, Panasonic cũng đang trong giai đoạn đầu dịch chuyển nhà máy từ Thái Lan sang Việt Nam.
Mabuchi Motor Co Ltd cũng được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ đa dạng hóa sản xuất trong đợt hai này với mục tiêu sản xuất phụ tùng ô tô; Tập đoàn Nitto Denko được hỗ trợ với dự án sản xuất vật liệu cho khẩu trang N95, hay Công ty TNHH Taiyo Holdings sản xuất chất chống hàn lỏng. Các doanh nghiệp lớn khác như Sumitomo Wiring Systems, Sumida, SMC... cũng được hỗ trợ mở rộng sản xuất tại thị trường hơn 100 triệu dân tại Đông Nam Á.
Đại diện JETRO tại TPHCM cho rằng, để giảm thiểu nguy cơ gián đoạn nguồn cung hàng hóa quan trọng trong trường hợp khủng hoảng không lường trước được, các nhà sản xuất Nhật Bản cần thiết lập một hệ thống cung ứng bền vững và đáng tin cậy thông qua đa dạng hóa cơ sở sản xuất, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Trong số các nước ASEAN, Việt Nam là một ứng cử viên nặng ký vì nền kinh tế của nước này được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh sau khi hồi phục sau cú sốc Covid-19.
Trong bối cảnh Covid-19 tái bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu, những hoạt động kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam được các công ty Nhật Bản đánh giá cao, bên cạnh đó sự tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh cũng là yếu tố được nhà đầu tư quan tâm.
Dự án chuyển các doanh nghiệp sang khu vực châu Á còn nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế và công nghiệp Nhật Bản - ASEAN.
"Trong đợt 2 này có 155 công ty đăng ký và có 30 công ty được chọn trong vòng tài trợ mở rộng đầu tư sang khu vực Đông Nam Á lần này, trong đó Việt Nam có 15 công ty, Thái Lan có 6 công ty, Philippines có 4 công ty, Malaysia và Myanmar mỗi thị trường có 2 công ty và Campuchia có 1 công ty.
Trước đó ở đợt 1, có 124 đơn vị đăng ký và 30 công ty đầu tiên được chọn trong vòng tài trợ, trong đó Việt Nam có 15 công ty."_theo JETRO.
An Nguyên
Tin liên quan
- Xuất khẩu giả, hoàn thuế thật
- Mạo danh doanh nghiệp bất động sản uy tín để “câu khách” vẫn còn là vấn đề nhức nhối
- Các đại gia thực phẩm chen chúc làm cà phê hòa tan: Vinamilk và NutiFood nhiều năm loay hoay, KIDO vẫn "nhảy" vào
- Dự kiến lộ trình 07 đợt nhập vắc-xin ngừa Covid-19 về Việt Nam
- Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu trì hoãn chuyển đổi số
#nhật bản

Hơn một nửa số doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động
Trong một cuộc khảo sát trực tuyến được hãng tin Kyodo công bố ngày 7/2, kết quả là 57% các công ty Nhật Bản tại Việt Nam và 55% doanh nghiệp tại Ấn Độ cho biết sẽ mở rộng hoạt động tại các nước sở tại.

Tọa đàm trực tuyến với doanh nghiệp tỉnh Aichi, Nhật Bản lần thứ 39
Tọa đàm trực tuyến với doanh nghiệp tỉnh Aichi, Nhật Bản lần thứ 39 với sự tham dự của các bộ, ngành, địa phương và gần 200 doanh nghiệp tỉnh Aichi tham gia. Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng và Giám đốc Sở Lao động và Công nghiệp tỉnh Aichi Inuzuka Haruhisa chủ trì tại các điểm cầu.

Thanh Hóa: Tăng cường hoạt động hợp tác – giao lưu – đối ngoại với Nhật Bản
Hiện nay, Nhật Bản đang là quốc gia có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Buổi gặp mặt, chào xã giao Ngài Shinichi Asazuma - Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam của đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn là một trong những hoạt động nhằm tăng cường gia lưu, hợp tác với Nhật Bản của tỉnh Thanh Hóa.

Nhật Bản tạm ngừng nhập cảnh lao động Việt Nam do Covid-19
Từ 0 giờ ngày hôm nay (28/3) đến cuối tháng 4, thị thực cấp cho thực tập sinh và lao động Việt Nam vào Nhật Bản tạm thời không có hiệu lực. Chính sách hạn chế này của Nhật Bản nhằm phòng tránh sự lây lan Covid-19.

Bi đát tài chính, người Nhật muốn bán 'tắm tiên' cho nhà đầu tư ngoại
Onsen, loại hình 'tắm tiên' tại các suối nước nóng của Nhật Bản, một trong những ngành kinh doanh lâu đời nhất thế giới, đang thành điểm thu hút các nhà đầu tư, một phần do dịch vụ này gặp nhiều khó khăn tài chính.

Tắm 'Onsen' kiểu Nhật: Ngành kinh doanh tỷ USD đang thịnh hành tại châu Á
Bồn tắm nước nóng Nhật Bản (Onsen) đang trở thành hiện tượng khắp Đông và Đông Nam Á khi các công ty “chào hàng” về những điều kỳ diệu của việc ngâm mình trong suối nước nóng.
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Thái Lan lên 20 tỷ USD/năm
Thái Lan hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Thái Lan. Trong ASEAN, Thái Lan cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Ngành chăn nuôi ổn định và đặt mục tiêu tăng trưởng 5-6% năm 2021
Với tính hình chăn nuôi ổn định và thuận lợi, ngành chăn nuôi đang sở hữu nhiều cơ hội tăng tốc trong năm 2021, chạy đà cho giai đoạn 2021-2030.
Tháng 1 xuất khẩu sang Úc tăng 62,08 %
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 01 năm 2021 xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc đạt mức tăng trưởng tới 62,08 % so với cùng kỳ.
Triển vọng kinh tế năm 2021 của Thái Lan
Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Thái Lan được điều chỉnh từ mức 3,1% xuống 2,4% để phù hợp với tình hình hiện tại.
Hoa Kỳ thông báo không áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm tôm xuất khẩu của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
Bộ Công Thương vừa thông báo việc Hoa Kỳ thông báo không áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm tôm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.
Sau tết, nông sản và thực phẩm vẫn ổn định giá.
Nguồn cung thực phẩm khá dồi dào, đủ đáp ứng được yêu cầu của thị trường và sức mua không quá lớn nên giá phần lớn các mặt hàng giữ ổn định hơn so với cùng kỳ năm 2020.
Kiên Giang: Các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định khi xuất khẩu gạo sang Indonesia
Sở Công Thương Kiên Giang vừa ban hành công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định khi xuất khẩu gạo vào thị trường Indonesia
Mường La: Dấu ấn Ocop nhờ sự đồng hành sát sao của các cấp, các doanh nghiệp
Cùng với sự đồng hành của chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, tính từ lúc bắt đầu thực hiện chương trình Ocop đến nay, trên địa bàn huyện Mường La đã có 5 sản phẩm đã được công nhận.
Hiệp định EVFTA đã là đòn bẩy tạo thêm nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan
Bộ Công Thương cho biết, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như thủy sản, hạt tiêu, cao su và gạo sang Hà Lan tăng mạnh.
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với vật liệu hàn nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia
Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã có thông báo tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số chủng loại vật liệu hàn có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.