Thứ tư 16/07/2025 02:54
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Việt Nam nỗ lực để trở thành nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030

01/03/2023 17:38
Nỗ lực cải cách, phát triển nền kinh tế thị trường đã đưa Việt Nam từ quốc gia kém phát triển trở thành quốc gia có quy mô GDP top 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ảnh minh họa
Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp

Cải cách thể chế kinh tế mới là “chìa khóa” cho sự phát triển

Thực tiễn từ những lần khủng hoảng kinh tế trước đây cho thấy không phải các chương trình kích cầu, đầu tư công mang lại thành tựu phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo. Thay vào đó, cải cách thể chế kinh tế mới là “chìa khóa” cho sự phát triển. Đó là nội dung chính được thảo luận tại tọa đàm đối thoại chính sách Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp Viện nghiên cứu Fraser (Canada) và Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế-xã hội (Massei) tổ chức ngày 1/3.

Tọa đàm thu hút được sự quan tâm lớn từ khoảng 150 đại biểu gồm: đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các cơ quan bộ, ngành, các Viện nghiên cứu, đại diện các Trường Đại học khối ngành Kinh tế, các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp...

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người (GNI/đầu người) của Việt Nam năm 2021 ước đạt 3.590 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam đang tiến sát đến ngưỡng khởi đầu của nhóm các nước thu nhập trung bình cao (theo phân loại của WB). Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy, đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng này thì tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu rất khó giải quyết dứt điểm, trong khi lại phải đối mặt với nhiều vấn đề về già hoá dân số, an sinh xã hội, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên… Hệ quả là chỉ rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Nỗ lực cải cách, phát triển nền kinh tế thị trường từ năm 1986 tới nay đã đưa Việt Nam từ quốc gia kém phát triển thành quốc gia có quy mô GDP nằm trong nhóm 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam xem xét, đánh giá thể chế kinh tế thị trường của mình nhằm chuẩn bị tốt cho giai đoạn thuộc nhóm thu nhập trung bình cao; đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều bất ổn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và xung đột giữa Ucraine và Nga, dẫn đến lạm phát cao, buộc các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu phải thắt chặt tiền tệ, có nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, những nỗ lực xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong hơn 30 năm Đổi mới đã góp phần quan trọng vào việc đưa Việt Nam từ một nước có thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 200 USD vào đầu những năm 1990 lên 3.590 USD vào năm 2021.

Với mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp.

“Kinh nghiệm thế giới cho thấy, trong số 101 quốc gia có mức thu nhập trung bình trong thập niên 1960, chỉ có 13 quốc gia trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2008. Thực tiễn này cho thấy để biến khát vọng thành hiện thực, Việt Nam phải tiếp tục con đường đã chứng tỏ mang lại thành công trong hơn 30 năm qua, đó là phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế”, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nói.

Cũng theo kinh nghiệm thế giới, đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng thu nhập của Việt Nam hiện nay sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu rất khó giải quyết dứt điểm trong khi lại phải đối mặt với nhiều vấn đề như: già hóa dân số, an sinh xã hội, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên... Hệ quả là rất ít quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Nỗ lực cải cách, phát triển nền kinh tế thị trường từ năm 1986 đã đưa Việt Nam từ quốc gia kém phát triển trở thành quốc gia có quy mô GDP nằm trong nhóm 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam xem xét, đánh giá thể chế kinh tế thị trường của mình nhằm chuẩn bị tốt cho giai đoạn thuộc nhóm nước thu nhập trung bình cao, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều bất ổn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và xung đột giữa Nga-Ukraine dẫn đến lạm phát cao trên toàn thế giới, buộc các Ngân hàng trung ương toàn cầu phải thắt chặt tiền tệ, có nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Với cách đặt vấn đề như vậy, các đại biểu tham dự tọa đàm tập trung thảo luận để nhận diện các nút thắt thể chế ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới; rà soát thể chế kinh tế vĩ mô của Việt Nam và các thể chế liên quan đến các thị trường, nhất là thị trường vốn để tìm ra các nút thắt có thể cản trở sự phát triển của Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao; khuyến nghị chính sách để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam trong giai đoạn tới.

Tại Tọa đàm, các đại biểu là các chuyên gia trong và ngoài nước đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, phân tích các chiều kích phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam trong mối tương quan với các quốc gia khác dựa trên bộ chỉ số Economic Freedom of the World (EFW) do Fraser Institute của Canada xây dựng.

Tiến sỹ Fred McMahon, Trưởng nhóm nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser, Canada cho rằng, Việt Nam vẫn là một quốc gia tương đối nghèo và đây lại là một “lợi thế”. Ông phân tích điều này giúp Việt Nam sẽ dễ dàng hơn để bắt kịp các nền kinh tế hiện đại, nhờ thúc đẩy các cải tiến và cơ chế mới với chi phí thấp, tiền công thấp mà vẫn lôi kéo được đầu tư. Theo ông, “đòn bẩy” cho hạ tầng kinh tế sẽ giúp nâng cao thu nhập đầu người đồng thời tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế. Lợi thế khác, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ với mức trung bình 6% trong vòng 10 năm qua, trong khi các quốc gia giàu hơn sẽ tăng trưởng chậm lại. Mặt khác, các quốc gia khác (như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan) bắt kịp tốc độ tăng trưởng của Việt Nam nhưng "mờ nhạt" dần khi họ không thể cải thiện tự do kinh tế. Vì thế, vị chuyên gia này nhấn mạnh rằng, “tự do kinh tế sẽ tạo động lực vượt bẫy thu nhập trung bình, do đó để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và trở nên giàu có hơn, chính sách kinh tế sẽ phải trở nên cạnh tranh hơn”.

Đối diện và vượt qua bẫy thu nhập trung bình

Theo các chuyên gia, đa số các quốc gia thế giới khi chạm đến ngưỡng thu nhập trung bình cao thì tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu rất khó giải quyết dứt điểm, trong khi lại phải đối mặt với nhiều vấn đề về già hoá dân số, an sinh xã hội, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên…

Ảnh minh họa
Rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình

Hệ quả là chỉ rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Bẫy thu nhập trung bình là khái niệm được dùng để chỉ những quốc gia có thời gian tăng trưởng nhanh và sớm nhanh chóng đạt tới ngưỡng thu nhập trung bình nhưng đáng tiếc, sau đó thất bại trong vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình để tiến lên trở thành các nền kinh tế thu nhập cao.

Nhìn lại nỗ lực cải cách, phát triển nền kinh tế thị trường từ năm 1986 tới nay, Việt Nam liên tục xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật của mình để phù hợp với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đã kiên trì cải cách thể chế kinh tế thị trường theo hướng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường hội nhập quốc tế đã mang đến cho Việt Nam một thể trạng kinh tế khoẻ mạnh hơn bao giờ hết, như dự trữ ngoại hối ở mức cao, tỷ lệ nợ công/GDP ở mức thấp, đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất, nhập khẩu liên tục năm sau hơn năm trước…

Cùng với đó, kể từ năm 2014, Chính phủ hàng năm đều ban hành Nghị quyết 19, sau này đổi thành Nghị quyết 02, để đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

Để khắc phục những khó khăn kép từ những bất cập nội tại và thách thức bủa vây kinh tế toàn cầu, ông Phạm Hồng Chương, cho rằng trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình cao và với mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, việc cần phải tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo đó, đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam xem xét, đánh giá thể chế kinh tế thị trường, rà soát thể chế kinh tế vĩ mô của Việt Nam như: khung khổ chính sách tín dụng, tỷ giá, tài khoá… và các thể chế liên quan đến các thị trường nhân tố, đặc biệt là thị trường vốn, để tìm ra các nút thắt có thể cản trở sự phát triển của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình cao.

Đồng ý quan điểm trên, ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI), nhìn nhận trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế sau một quãng thời gian phát triển và đặc biệt sau đại dịch Covid, mọi hoạt động dường như đang chững lại và tạo ra một bầu không khí tương đối bi quan về triển vọng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Vì vậy, "việc tìm được những nút thắt và tháo gỡ được thì có thể sẽ tạo ra một động lực phát triển kinh tế mới mà Việt Nam đã làm được trong những giai đoạn trước đây, đó chính là những cải cách rất mạnh mẽ về thể chế kinh tế thị trường", ông Minh chỉ rõ. Chỉ khi thể chế kinh tế mạnh mới có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng và từ đó, đạt được khát vọng đến năm 2045, Việt Nam trở thành một nước có thu nhập cao, phát triển và hiện tại.

Dựa trên nghiên cứu về bộ chỉ số tự do kinh tế toàn cầu, Giám đốc MASSEI, nhấn mạnh hai điểm Việt Nam còn yếu và cần ưu tiên quan tâm trong cải cách thể chế.

Một là, duy trì đồng tiền tốt bằng cách tiếp tục kiên trì ổn định vĩ mô, đảm bảo lạm phát ổn định ở mức 3-4% trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xem xét lại chế độ tỷ giá hối đoái, cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường ngoại hối tại các sàn giao dịch, từ đó cải thiện tiêu chí “tự do sở hữu tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng”.

Hai là, tự do thương mại quốc tế. Cần rà soát lại các hàng rào phi thuế quan theo hướng rõ ràng, minh bạch và ổn định; kiên trì cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan để giảm chi phí thời gian liên quan đến các thủ tục bắt buộc. Đồng thời, rà soát lại các quy định về kiểm soát vốn, để thị trường vốn của Việt Nam hấp dẫn hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài...

Huyền Trâm t/h

Bài liên quan
Tin bài khác
Lào Cai tổ chức Đại hội điểm Đảng bộ cấp xã theo mô hình “Đại hội số”

Lào Cai tổ chức Đại hội điểm Đảng bộ cấp xã theo mô hình “Đại hội số”

Ngày 15/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin chính thức về Đại hội điểm Đảng bộ cấp xã đầu tiên của tỉnh sau khi sáp nhập hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai thành tỉnh Lào Cai.
Đồng Nai tháo gỡ vướng mắc vật liệu, tăng tốc dự án phụ trợ sân bay Long Thành

Đồng Nai tháo gỡ vướng mắc vật liệu, tăng tốc dự án phụ trợ sân bay Long Thành

Để bảo đảm tiến độ cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành – công trình trọng điểm quốc gia, tỉnh Đồng Nai đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc về vật liệu xây dựng, đồng thời đẩy nhanh quá trình triển khai các hạng mục phụ trợ, trong đó có Dự án tuyến ống dẫn nhiên liệu cho tàu bay với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.
Quảng Trị kiến nghị hỗ trợ Lào sửa đoạn đường nối cửa khẩu quốc tế Cha Lo – Nà Phàu

Quảng Trị kiến nghị hỗ trợ Lào sửa đoạn đường nối cửa khẩu quốc tế Cha Lo – Nà Phàu

Tỉnh Quảng Trị vừa kiến nghị Chính phủ hỗ trợ Lào sửa đoạn đường hư hỏng nối cửa khẩu quốc tế Cha Lo – Nà Phàu nhằm tháo gỡ ùn tắc, thúc đẩy thương mại xuyên biên giới.
Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hải Phòng 2025: Khẳng định vị thế trung tâm kinh tế biển của kỷ nguyên mới

Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hải Phòng 2025: Khẳng định vị thế trung tâm kinh tế biển của kỷ nguyên mới

Ngày 15/7, trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị lần thứ ba Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC 3), Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hải Phòng 2025 với chủ đề “Hải Phòng – Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới” đã chính thức diễn ra, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình đưa Hải Phòng trở thành cực tăng trưởng kinh tế hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tập đoàn Becamex và IFC bắt tay phát triển khu công nghiệp sinh thái tiêu chuẩn toàn cầu

Tập đoàn Becamex và IFC bắt tay phát triển khu công nghiệp sinh thái tiêu chuẩn toàn cầu

Ngày 15/7, Tập đoàn Becamex công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) – thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, nhằm triển khai Chương trình Đánh giá Khu công nghiệp sinh thái (Eco-Industrial Park – EIP) tại các khu công nghiệp - đô thị do Becamex và Liên doanh VSIP phát triển trên toàn quốc.
Hà Nội kích hoạt cao điểm phòng chống dịch bệnh

Hà Nội kích hoạt cao điểm phòng chống dịch bệnh

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội kêu gọi toàn thể người dân, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và từng phường xã chung tay thực hiện chiến dịch cao điểm nhằm phục vụ các hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn và 6 tháng cuối năm 2025.
Thời tiết ngày mai 16/7/2025: Miền Bắc nắng ban ngày, mưa dông về đêm

Thời tiết ngày mai 16/7/2025: Miền Bắc nắng ban ngày, mưa dông về đêm

Thời tiết ngày mai 16/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực vùng núi và trung du có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thái Nguyên: Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực trong nửa năm

Thái Nguyên: Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực trong nửa năm

Sản xuất công nghiệp Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận đà phục hồi tích cực. Tỉnh tăng cường quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển.
Hải Phòng sau sáp nhập: Mở rộng không gian đô thị hiện đại, kết nối bằng những công trình giao thông trọng điểm

Hải Phòng sau sáp nhập: Mở rộng không gian đô thị hiện đại, kết nối bằng những công trình giao thông trọng điểm

Sau sáp nhập, Hải Phòng đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển đô thị hiện đại, đồng bộ thông qua loạt dự án giao thông trọng điểm quy mô lớn. Thành phố tiếp tục khẳng định vị thế là đô thị đầu tàu khu vực phía Bắc, đồng thời giữ vững danh hiệu "thành phố của những cây cầu".
Hà Nội: Đẩy nhanh giải ngân, đột phá không gian ngầm

Hà Nội: Đẩy nhanh giải ngân, đột phá không gian ngầm

Hà Nội tăng tốc giải ngân đầu tư công, đồng thời quy hoạch không gian ngầm hiện đại. Đây là chiến lược kép thúc đẩy phát triển đô thị bền vững.
450.000 xe máy xăng sắp bị cấm trong vành đai 1 Hà Nội: Chính sách hỗ trợ thế nào?

450.000 xe máy xăng sắp bị cấm trong vành đai 1 Hà Nội: Chính sách hỗ trợ thế nào?

Hà Nội lên kế hoạch cấm xe máy xăng trong vành đai 1 từ 1/7/2026. Gần 450.000 phương tiện bị ảnh hưởng, thành phố công bố nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang xe điện.
Ninh Bình kiến nghị cơ chế đặc thù và 30.000 tỉ đồng để triển khai các dự án trọng điểm

Ninh Bình kiến nghị cơ chế đặc thù và 30.000 tỉ đồng để triển khai các dự án trọng điểm

Tỉnh Ninh Bình kiến nghị Trung ương cho phép lập quy hoạch và đầu tư nhiều dự án trọng điểm như sân golf, điện khí, điện gió, cảng hàng không quốc tế, cảng biển nước sâu và các cây cầu vượt sông Đáy – sông Hoàng Long nhằm bứt phá hạ tầng, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế vùng.
Khai mạc GMB League 2025: Kiến tạo sân chơi chuyên nghiệp cho HS, SV đam mê bóng rổ

Khai mạc GMB League 2025: Kiến tạo sân chơi chuyên nghiệp cho HS, SV đam mê bóng rổ

Sáng 14/7, “Giải Bóng rổ Học sinh - Sinh viên: Cúp Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam & MVP Academy" 2025 đã khai mạc tại Cung Thiếu nhi.
Thời tiết hôm nay 15/7: Nam Bộ mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 15/7: Nam Bộ mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 15/7, Bắc Bộ trưa nay có nơi nắng nóng, chiều nay có lúc mưa dông; Trung Bộ nắng nóng diện rộng; cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cả tuần có mưa dông về chiều, trưa có nắng gián đoạn.
Đà Nẵng: Phường Điện Bàn hướng tới mục tiêu trở thành phường hiện đại, sinh thái

Đà Nẵng: Phường Điện Bàn hướng tới mục tiêu trở thành phường hiện đại, sinh thái

Đảng bộ phường Điện Bàn, Đà Nẵng mới đây, vừa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển địa phương. Đây là một trong 10 đơn vị được Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng lựa chọn tổ chức đại hội điểm, nhằm tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình trên toàn thành phố.