Chủ nhật 20/04/2025 01:31
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực về số lượng vi phạm bản quyền

27/09/2023 09:39
Dẫn số liệu Media Partners Asia cho thấy Việt Nam nằm trong số ba nước dẫn đầu khu vực về số lượng vi phạm bản quyền, với 15,5 triệu người thường xuyên truy cập website lậu.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo thống kê, có tới 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên các nền tảng số và các nội dung bị vi phạm nhiều nhất là chương trình truyền hình, phim, nhạc, sách. Ước tính, thiệt hại năm 2022 vào khoảng 350 triệu USD.

Thông tin này được đưa ra tại tại tọa đàm “Giải bài bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam và Thủ Đô Multimedia phối hợp tổ chức mới đây.

Theo báo cáo của Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, vi phạm bản quyền diễn ra hết sức phức tạp, có hàng loạt website vi phạm bản quyền (website lậu) các giải bóng đá cũng như phim. Theo số liệu từ SimilarWeb, hiện có khoảng 70 website bóng đá lậu, với hơn 1,5 tỷ lượt view trong những năm 2022, 2023.

Số liệu của SimilarWeb cũng chỉ ra rằng, có tới hơn 200 website phim lậu thu hút khoảng 120 triệu lượt xem/tháng, trong đó top 10 có hơn 66 triệu lượt xem mỗi tháng. Đặc biệt, thời gian gần đây phát hiện ra một số website lậu đã chuyển sang hình thức truyện tranh Anime của Nhật. Việc ăn cắp vi phạm bản quyền truyện tranh cũng đã nhận được sự phản ứng rất gay gắt của các đơn vị chủ sở hữu ở Nhật Bản về việc vi phạm bản quyền tại Việt Nam.

Từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đã phối hợp với Cục An toàn thông tin và các chủ thể quyền để ngăn chặn gần 1.000 website bóng đá lậu như xoilac.1tiengruoi.link, xoivo4.com, coichua.net, tammao.tv, 90link.com, xoilac.live, xemtructiep.xyz... Danh sách các website vi phạm được công bố trên trang banquyen.gov.vn.

Ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Bản quyền nội dung số, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, điểm chung của các website trên là sử dụng tên miền quốc tế và dịch vụ ẩn giấu thông tin. Bên cạnh phát nội dung, chúng hiển thị quảng cáo độc hại, cá độ. Khi bị chặn, các website này liên tục đổi tên miền.

Tại tọa đàm, bà Phạm Thanh Thủy, phụ trách chống vi phạm bản quyền của truyền hình K+, dẫn số liệu Media Partners Asia cho thấy Việt Nam nằm trong số ba nước dẫn đầu khu vực về số lượng vi phạm bản quyền, với 15,5 triệu người thường xuyên truy cập website lậu. Nếu xét tên tỷ lệ dân số, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á. Theo bà Thủy, trước đây tình trạng vi phạm có xuất hiện ở cả TV Box cài sẵn ứng dụng xem lậu. Tuy nhiên đến nay, phần lớn vi phạm xảy ra ở nền tảng số, như website, mạng xã hội.

Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc Thủ Đô Multimedia, đánh giá khi mạng xã hội và các nền tảng OTT phát triển, việc bảo vệ bản quyền càng trở nên thách thức, khi khoảng 80% vi phạm nằm ở các nền tảng số. Các nhóm phát lậu có thể nằm tại Việt Nam, nhưng dùng phần mềm VPN giả địa chỉ, nhằm lấy nội dung từ nước ngoài và phát cho người Việt, ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của dịch vụ trong nước đã mua bản quyền. Ước tính vi phạm bản quyền nội dung khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 350 triệu USD năm 2022.

Để ngăn chặn tình trạng trên, đại diện Trung tâm Bản quyền nội dung s, ông Phạm Hoàng Hải cho biết, phương thức chính đang được áp dụng là phối hợp với nhà mạng Việt để chặn truy cập từ người dùng đến website lậu. Cách làm này khiến lượt truy cập của các web phát bóng đá lậu giảm 98% trong mùa giải vừa qua. Ngoài ra, việc này cũng góp phần thay đổi thói quen người dùng. Khảo sát của tổ chức CAP cho thấy với các website bị chặn, 23% người dùng cho biết sẽ không truy cập nội dung tương tự, 60% tìm đến giải pháp miễn phí hợp pháp.

Tuy nhiên, theo ông Hải, vẫn có sự bất cập khi việc ngăn chặn chưa thống nhất giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) vì có ISP chặn luôn nhưng cũng có bên mất ba ngày để thực hiện, dẫn đến không mang lại tác dụng.

Bà Phạm Thanh Thủy cho biết, hiện nay có các biện pháp để đối phó với tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số, cụ thể như biện pháp kỹ thuật - là tạo những mã, khóa để trộm không đột nhập được, ví dụ các nội dung sẽ được mã hóa bằng các biện pháp DRM. Khi một số đối tượng vẫn cố tình vi phạm dù đã có mã khóa, có thêm các biện pháp Fingerprint hay Watermarking – mỗi khách hàng khi đăng ký một thuê bao sẽ có một mã định danh, nếu người đó live stream lậu nội dung từ thuê bao của mình lên môi trường mạng, thì các đài truyền hình có cách thức kích hoạt mã thuê bao đó lên và do đó sẽ “tóm” được người vi phạm bản quyền này.

Cùng đó là nhóm các biện pháp pháp lý hỗ trợ cho các chủ thể sở hữu bản quyền, với 4 biện pháp về hành chính, dân sự, hình sự, Notice & Takedown (tạm dịch là “Gõ cửa và nói chuyện”). Tuy nhiên, theo bà Thủy, các biện pháp pháp lý khi thực hiện có nhiều khó khăn. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, việc áp dụng biện pháp hành chính dân sự và hình sự rất nan giải, và thời gian kéo dài của các vụ việc rất dài, khoảng 2-3 năm và tiêu biểu như vụ Phimmoi đã kéo dài 4 năm.

Trung tâm Bảo vệ bản quyền số cũng như nhiều chuyên gia cho rằng, để phòng chống vi phạm bản quyền trên mạng một cách hiệu quả, đó là thiết lập đầu mối phối hợp giữa chủ sở hữu quyền, cơ quan quản lý nhà nước và các ISP; thiết lập cơ chế chặn linh hoạt – chặn đuổi các tên miền mới phát sinh sau khi chặn; áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp khác nhau để chặn truy cập (DNS, IP, CDN). Đồng thời, cần phát triển công cụ chặn tự động để các bên sử dụng nhằm giảm thiểu thời gian và nhân lực.

Minh Hà (T/h)

Tin bài khác
iOS 18.4.1 có gì mới khiến Apple khuyến cáo người dùng iPhone cần cập nhật ngay?

iOS 18.4.1 có gì mới khiến Apple khuyến cáo người dùng iPhone cần cập nhật ngay?

Dù không bổ sung thêm tính năng mới, iOS 18.4.1 vẫn là một bản cập nhật quan trọng mà Apple khuyến cáo người dùng iPhone nên cài đặt ngay lập tức.
Galaxy M56 5G: Smartphone tầm trung mới của Samsung có gì đáng mong chờ ?

Galaxy M56 5G: Smartphone tầm trung mới của Samsung có gì đáng mong chờ ?

Một trong những điểm đáng chú ý nhất của Galaxy M56 5G là cam kết cập nhật phần mềm dài hạn. Samsung khẳng định sẽ cung cấp 6 phiên bản hệ điều hành Android và 6 bản cập nhật bảo mật, kéo dài đến cuối năm 2030.
Meta chặn tính năng Apple Intelligence trên các ứng dụng

Meta chặn tính năng Apple Intelligence trên các ứng dụng

Theo các nguồn tin đáng tin cậy như PhoneArena, 9to5Mac, Meta dường như đã chủ động vô hiệu hóa các công cụ AI của Apple trong hệ sinh thái ứng dụng của mình.
Tòa án Mỹ kết luận Google vi phạm luật chống độc quyền

Tòa án Mỹ kết luận Google vi phạm luật chống độc quyền

Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy một năm Google bị tòa án Mỹ kết luận vi phạm luật chống độc quyền. Trước đó vào tháng 8/2024, tòa án quận ở Washington DC cũng đưa ra phán quyết tương tự.
iPhone gập của Apple có thể lên kệ với giá bán cao ngất ngưởng

iPhone gập của Apple có thể lên kệ với giá bán cao ngất ngưởng

Dù Apple chưa chính thức xác nhận, nhà báo Mark Gurman (Bloomberg) cho biết iPhone gập có thể sẽ ra mắt cùng dòng iPhone 18 vào cuối năm 2026.
Samsung ra mắt bộ đôi siêu bền Galaxy XCover7 Pro và Tab Active5 Pro

Samsung ra mắt bộ đôi siêu bền Galaxy XCover7 Pro và Tab Active5 Pro

Galaxy XCover7 Pro và Tab Active5 Pro đều đạt chuẩn chống nước, bụi IP68, giúp chống va đập, rung chấn và hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
OpenAI phát triển mạng xã hội mới tích hợp vào ChatGPT ?

OpenAI phát triển mạng xã hội mới tích hợp vào ChatGPT ?

Dù dự án vẫn ở giai đoạn đầu, các nguồn tin cho biết đây có thể là một bước đi chiến lược nhằm mở rộng ảnh hưởng của OpenAI ra ngoài lĩnh vực AI truyền thống.
Honor Power ra mắt: Smartphone pin khủng 8.000 mAh, giá chỉ từ 7 triệu đồng

Honor Power ra mắt: Smartphone pin khủng 8.000 mAh, giá chỉ từ 7 triệu đồng

Điểm nhấn nổi bật nhất của Honor Power là viên pin silicon-carbon dung lượng 8.000 mAh – một trong những mức cao nhất hiện nay trên thị trường smartphone.
CEO Mark Zuckerberg gặp khó với đề nghị 30 tỷ USD để hủy bỏ vụ kiện

CEO Mark Zuckerberg gặp khó với đề nghị 30 tỷ USD để hủy bỏ vụ kiện

CEO Mark Zuckerberg từng đề nghị dàn xếp vụ kiện chống độc quyền nhưng bị từ chối, khi FTC khẳng định chấp nhận 30 tỷ USD để ngồi lại đàm phán.
Gia hạn thí điểm dịch vụ Mobile Money đến hết năm 2025

Gia hạn thí điểm dịch vụ Mobile Money đến hết năm 2025

Các doanh nghiệp đã được chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money sẽ tiếp tục thực hiện thí điểm từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 31/12/2025.
OpenAI ra mắt mô hình GPT-4.1 mới với hiệu năng vượt trội

OpenAI ra mắt mô hình GPT-4.1 mới với hiệu năng vượt trội

Sự ra mắt GPT-4.1 diễn ra trong bối cảnh các đối thủ của OpenAI như Google và Anthropic đang đẩy mạnh phát triển các mô hình lập trình tiên tiến.
Vốn hóa Apple trở lại trên mức 3.000 tỷ USD

Vốn hóa Apple trở lại trên mức 3.000 tỷ USD

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/4, cổ phiếu Apple tăng hơn 2%, đưa vốn hóa của hãng quay trở lại mốc 3.000 tỷ USD – mức cao hiếm thấy từ đầu năm 2025.
HCMC C4IR đề xuất loạt giải pháp thúc đẩy hợp tác công nghệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc

HCMC C4IR đề xuất loạt giải pháp thúc đẩy hợp tác công nghệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc

Đề xuất thiết lập sàn giao dịch công nghệ giữa Việt Nam, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản ; Thiết lập cơ chế điều phối chuỗi cung ứng bền vững; Thu hút đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao; Xây dựng khung hợp tác đào tạo nguồn nhân lực; Hỗ trợ các dự án khởi nghiệp và trao đổi sinh viên.
Apple vượt Samsung, dẫn đầu thị trường smartphone toàn cầu quý I

Apple vượt Samsung, dẫn đầu thị trường smartphone toàn cầu quý I

Thành công của Apple phần lớn nhờ sự ra mắt đúng thời điểm của mẫu iPhone 16e, thiết bị thay thế iPhone SE với mức giá khởi điểm 599 USD.
OnePlus 13T lộ diện với màn hình phẳng và nút bấm thông minh

OnePlus 13T lộ diện với màn hình phẳng và nút bấm thông minh

OnePlus 13T sẽ sở hữu thiết kế hiện đại với màn hình phẳng, các cạnh vuông vắn, đi kèm khung viền kim loại chắc chắn và mặt lưng kính cao cấp.