Thứ sáu 25/10/2024 04:23
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Việt Nam đang gặt hái những lợi ích từ sự phát triển của thương mại điện tử

10/06/2023 11:08
Đây là nhận xét từ báo cáo nghiên cứu mới nhất của Access Partnership. Theo đó, doanh thu xuất khẩu TMĐT Việt Nam có thể đạt đến 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo nghiên cứu mới nhất của Access Partnership, doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam có thể đạt đến 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027 nếu như các doanh nghiệp được hỗ trợ đầy đủ để đẩy nhanh tốc độ áp dụng thương mại điện tử trong việc xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ.

Nghiên cứu được thực hiện bằng khảo sát với 300 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại Việt Nam cho thấy, 86% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ sẽ không thể thực hiện hoạt động xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng đang hướng tới việc mở rộng thị trường đến các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu trong vòng 5 năm tới

Nghiên cứu từ Access Partnership cũng cho biết, kim ngạch xuất khẩu bán lẻ từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C) qua TMĐT tại Việt Nam đạt 3,5 tỷ USD (khoảng 80.700 tỷ đồng) năm ngoái. Con số trên chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022. Access Partnership cho biết dữ liệu được tính toán dựa trên số liệu từ cơ quan hải quan, thống kê của Việt Nam và các thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, World Bank.

"Việt Nam đang ở vị trí ưu thế để gặt hái những lợi ích đáng kể từ tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực TMĐT", báo cáo nhận xét. Các lợi thế chủ yếu nhờ những hạn chế từ đại dịch giúp thay đổi thói quen tiêu dùng, môi trường chính sách thuận lợi cho xuất khẩu qua TMĐT.

Access Partnership cho biết, 95% MSMEs được hỏi kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu B2C qua TMĐT ít nhất 10% mỗi năm trong 5 năm tới.

"Thương mại điện tử xuyên biên giới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế số mà chính phủ đề ra", bà Lại Việt Anh, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) cho biết.

Báo cáo của Access Partnership cũng chỉ ra, dù đã ghi nhận nhiều nỗ lực hỗ trợ, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức khi xuất khẩu TMĐT. Những thách thức này tập trung vào 4 vấn đề chính gồm: kiến thức, năng lực, quy định và chi phí.

Đồng tình với quan điểm này, bà Lại Việt Anh cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi tại Việt Nam, xuất khẩu qua TMĐT mới chỉ ở điểm khởi đầu.

"Chúng tôi đã và đang đa dạng hóa các chương trình để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hoàn thiện các chính sách xuất khẩu trực tuyến, tìm hiểu các rào cản mà doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải đồng thời cung cấp tài nguyên giáo dục và các chương trình đào tạo để giúp các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh quốc tế và đạt được thành công trên qui mô toàn cầu", bà Lại Việt Anh nói.

Để giúp doanh nghiệp vượt qua trở ngại, hiện chính phủ đã có một số chính sách như hỗ trợ 50% chi phí mở gian hàng và duy trì gian hàng theo Nghị định 80; kích cầu thương mại điện tử xuyên biên giới theo Quyết định 645 hay đề án đào tạo 5.000 doanh nghiệp có kiến thức và kỹ năng TMĐT xuyên biên giới để tham gia vào các nền tảng phân phối toàn cầu.

Tuy vậy, theo ghi nhận của Access Partnership, doanh nghiệp vẫn muốn nhận thêm nhiều hỗ trợ hơn nữa. Đơn vị này khuyến nghị Việt Nam tham khảo một số đề án hỗ trợ của chính phủ cho người bán từ các quốc gia khác. Đơn cử như "Thí điểm Toàn diện" (CPZ) của Trung Quốc cho thương mại điện tử xuyên biên giới.

Hà Anh (t/h)

Tin bài khác
Apple có thể đã yêu cầu đối tác cắt giảm sản lượng iPhone 16

Apple có thể đã yêu cầu đối tác cắt giảm sản lượng iPhone 16

Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc thiếu đổi mới về phần cứng là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu đối với các mẫu iPhone mới của Apple trở nên giảm sút.
Chính sách hoa hồng mới của Temu liệu có thực sự hấp dẫn người dùng Việt?

Chính sách hoa hồng mới của Temu liệu có thực sự hấp dẫn người dùng Việt?

Vừa qua, Temu – sàn thương mại điện tử của Trung Quốc đã tung ra mức hoa hồng hấp dẫn khi cho người dùng tại Việt Nam đăng ký chương trình tiếp thị liên kết.
Phát hiện chip của TSMC được sử dụng trong các máy chủ AI của Huawei

Phát hiện chip của TSMC được sử dụng trong các máy chủ AI của Huawei

Theo báo cáo, một khách hàng bên thứ ba của TSMC đã cung cấp chip cho Huawei. Hiện chưa rõ khách hàng này có trụ sở ở đâu và hành động có chủ đích hay không.
EVNSPC trao đổi kinh nghiệm về quản lí lưới điện thông minh với Công ty Energy Pool (Pháp)

EVNSPC trao đổi kinh nghiệm về quản lí lưới điện thông minh với Công ty Energy Pool (Pháp)

Sáng 23/10, EVNSPC làm việc với Công ty Energy Pool, trao đổi về kinh nghiệm, giải pháp trong quản lý lưới điện thông minh và khả năng hợp tác giữa hai bên.
Bà Rịa- Vũng Tàu: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Bà Rịa- Vũng Tàu: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Để nâng cao kỹ năng phòng, chống lừa đảo trực tuyến cho người dân, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng.
Ngành hàng nào dẫn đầu về doanh số trên sàn thương mại điện tử trong quý III?

Ngành hàng nào dẫn đầu về doanh số trên sàn thương mại điện tử trong quý III?

Quý III, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong các ngành hàng như làm đẹp, giày dép nam, bách hóa - thực phẩm, thời trang.
Smartphone gập ba của Samsung có thể ra mắt vào năm 2025

Smartphone gập ba của Samsung có thể ra mắt vào năm 2025

Việc sản phẩm được phát hành hay không phụ thuộc vào quyết định từ bộ phận Mobile eXperience của Samsung Electronics, bộ phận phụ trách thiết bị gập của hãng.
CEO Tim Cook ưu tiên chọn chiến lược chậm mà chắc trong cuộc đua AI

CEO Tim Cook ưu tiên chọn chiến lược chậm mà chắc trong cuộc đua AI

CEO Tim Cook nhấn mạnh rằng, Apple không theo đuổi việc trở thành người tiên phong, mà mục tiêu hàng đầu là mang đến trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người dùng.
Qualcomm ra mắt chip di động mới tăng cường hiệu suất AI

Qualcomm ra mắt chip di động mới tăng cường hiệu suất AI

Chip di động mới Snapdragon 8 Elite của Qualcomm thậm chí vượt trội hơn cả chip A18 Pro trong phiên bản cao cấp iPhone 16 Pro và Pro Max của Apple.
Khám phá iPhone 17 Air: Smartphone đắt nhất của Apple với thiết kế siêu mỏng

Khám phá iPhone 17 Air: Smartphone đắt nhất của Apple với thiết kế siêu mỏng

Một trong những điểm nổi bật nhất của iPhone 17 Air là thiết kế siêu mỏng, mỏng nhất từ trước đến nay của Apple và cũng là smartphone đắt nhất của hãng này.
Meta ra mắt mô hình AI mới với tính năng tự đánh giá học hỏi

Meta ra mắt mô hình AI mới với tính năng tự đánh giá học hỏi

Với mô hình AI mới, Meta kỳ vọng AI có thể tự kiểm tra và đánh giá công việc của chính mình, từ đó nâng cao hiệu quả và giảm sự phụ thuộc vào yếu tố con người.
Apple: Mô hình AI không thật sự thông minh như nhiều người lo ngại

Apple: Mô hình AI không thật sự thông minh như nhiều người lo ngại

Theo Apple, khó có thể nói các mô hình ngôn ngữ lớn hiện nay có khả năng suy luận, chúng chỉ đơn thuần làm theo các khuôn mẫu phức tạp có sẵn trong kho dữ liệu.
OpenAI ra mắt ứng dụng ChatGPT trên máy tính để bàn Windows

OpenAI ra mắt ứng dụng ChatGPT trên máy tính để bàn Windows

Động thái này cho thấy OpenAI không còn hài lòng với vai trò là một phòng thí nghiệm nghiên cứu AI mà đang tích cực theo đuổi công cuộc thương mại hóa AI.
iPhone 16 đón nhận khởi đầu mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc

iPhone 16 đón nhận khởi đầu mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc

Counterpoint cho biết, các mẫu iPhone 16 Pro và Pro Max đang được bán rất chạy với doanh số kết hợp tăng 44% so với phiên bản tương đương năm 2023.
Mỹ mở cuộc điều tra TSMC để làm rõ về mối quan hệ với Huawei

Mỹ mở cuộc điều tra TSMC để làm rõ về mối quan hệ với Huawei

Bộ Thương mại Mỹ vừa mở cuộc điều tra TSMC để làm rõ mối quan hệ với Huawei, trong bối cảnh Huawei đang bị Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế công nghệ.