Thứ ba 04/02/2025 02:57
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Từ Jeff Bezos đến Kendra Scott: Những nhà lãnh đạo này gần đây đều đã rời bỏ công ty mà họ thành lập

22/03/2021 15:05
Hiếm khi việc từ chức là một việc dễ dàng đối với một giám đốc điều hành. Thế nhưng thế giới gần đây đã chứng kiến nhiều nhà sáng lập kiêm CEO thông báo rời bỏ vị trí quan trọng này.

Khi công ty thương mại điện tử Trung Quốc Pinduoduo thông báo hôm thứ Tư rằng họ đã đạt 788,4 triệu người dùng, vượt qua con số 779 triệu của Alibaba và 300 triệu của Amazon, người sáng lập và chủ tịch, Colin Huang, tiết lộ rằng ông sẽ từ chức. Nhưng tại sao Huang, người đã từ chức CEO vào tháng 7 và có giá trị tài sản ròng 50 tỷ USD theo ước tính của Forbes, lại rút lui khi đạt được một cột mốc quan trọng như vậy?

Colin Huang, nhà sáng lập
Colin Huang, nhà sáng lập Pinduoduo.

Hiếm khi việc từ chức là một việc dễ dàng đối với một giám đốc điều hành. Đối với Huang, sự giám sát của ông đối với công ty và đối lĩnh vực công nghệ Trung Quốc đang ngày một tăng, có thể điều này đã góp phần vào quyết định ra đi của anh. Trong lá thư gửi cổ đông năm 2021, Colin Huang đã giải thích hai lý do đằng sau việc từ chức. Thứ nhất là để đảm bảo sự phát triển chất lượng cao và tốc độ cao của Pinduoduo trong 10 năm tới. Với tư cách là nhà sáng lập công ty, ông nhận thấy mình là người thích hợp nhất để đảm nhận nhiệm vụ này bằng cách bước ra khỏi lĩnh vực kinh doanh và vùng an toàn để bắt tay vào hành trình khám phá. Thứ hai là xóa đi màu sắc cá nhân. Colin Huang hy vọng sẽ dần dần có thêm nhiều nhân tố để định hình nên Pinduoduo.

Anh ấy không phải là người sáng lập duy nhất làm được như vậy trong những tháng gần đây.

Theo công ty tuyển dụng Challenger, Grey & Christmas, trong năm 2020 số lượng CEO đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái với 1.314 người rời khỏi vị trí này, một phần là do các công ty miễn cưỡng thực hiện những thay đổi lãnh đạo lớn giữa cuộc khủng hoảng coronavirus, ngoài ra 195 người đã rời đi trong hai tháng đầu năm 2021. Và trong số đó, cũng có một số người không tự nguyện từ chức, bao gồm cả John Matze, người đã bị sa thải khỏi vị trí Giám đốc điều hành của Parler sau khi Amazon Web Services đưa ứng dụng xã hội này vào chế độ ngoại tuyến do liên quan đến cuộc tấn công vào Điện Capitol của Hoa Kỳ và Leon Black, người đã từ chức với tư cách Giám đốc điều hành của Apollo Global Management sau khi phát hiện mối quan hệ của ông với nhà tài chính quá cố và tội phạm tình dục bị kết án Jeffrey Epstein.

Để có bằng chứng về xu hướng này, không cần tìm đâu xa hơn một trong những người sáng lập-CEO từ chức đáng chú ý nhất trong năm cho đến nay: tỷ phú Jeff Bezos của Amazon. Vào tháng 2, ông thông báo kế hoạch từ chức giám đốc điều hành của gã khổng lồ thương mại điện tử mà ông đã thành lập từ ga ra ở Seattle vào năm 1994. Bezos, người được Forbes ước tính trị giá 178,1 tỷ đô la sẽ chuyển sang vai trò chủ tịch điều hành Amazon. Giám đốc điều hành dịch vụ Andy Jassy sẽ kế nhiệm ông.

Người sáng lập Amazon Jeff Bezos
Người sáng lập Amazon Jeff Bezos.

Vào thời điểm đó, thông báo của ông đã khiến cả thế giới ngạc nhiên. Amazon vừa báo cáo doanh thu kỷ lục 125,6 tỷ đô la trong quý IV năm 2020 và sau 27 năm cầm quyền, ông đã vươn lên dẫn đầu. Trong khi một CEO thì thường nhiệm kỳ sẽ dài hơn bất kỳ vị trí cao cấp nào, thường là 6-9 năm, nhưng Bezos, là ngoại lệ đối với quy tắc này. Những nhà sáng lập kiêm cả vị trí giám đốc điều hành thường có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty mà họ đã thành lập nên.

Ví dụ khác, Kendra Scott từ chức Giám đốc điều hành công ty kinh doanh trang sức cùng tên của cô vào tháng 2, gần 20 năm sau khi thành lập công ty. Và giống như Bezos, cô sẽ tiếp tục tham gia vào thương hiệu của mình, tập trung vào thiết kế, trải nghiệm khách hàng và hoạt động từ thiện với tư cách là chủ tịch điều hành.

Kendra Scott
Kendra Scott.Ảnh: Forbes.

Sau khi điều hành doanh nghiệp của mình trải qua một giai đoạn chuyển đổi bán lẻ nhanh chóng để đáp ứng với Covid-19, có khả năng Scott coi việc thế giới sắp trở lại trạng thái bình thường là một cơ hội để chuyển đổi lãnh đạo. “Có thể đã đến lúc phải thay đổi", cô chia sẻ.

Một trường hợp khác là CEO Reshma Saujani của Girls Who Code (tổ chức phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ và tăng số lượng phụ nữ trong ngành khoa học máy tính). Một thập kỷ sau khi thành lập tổ chức phi lợi nhuận, cô ấy quyết định cần có sự thay đổi lãnh đạo và khi cô ấy từ chức vào tháng 4 để trở thành chủ tịch hội đồng quản trị, COO của cô ấy, Tiến sĩ Tarika Barrett cũng sẽ từ chức. “Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo không thể hoặc không nên ở lại tổ chức của mình mãi mãi, điều đó sẽ ngăn chặn việc doanh nghiệp mình có thẻ đổi mới", Saujani nói với Forbes trong một cuộc phỏng vấn độc quyền vào tháng trước. “Tôi nghĩ rằng đặc biệt với thời điểm xã hội quay trở lại trạng thại bình thường mới sau khi Covid-19 xảy ra, đây là lúc thích hợp để thay đổi lãnh đạo.

Người sáng lập Girls Who Code Reshma Saujan. Ảnh: GETTY IMAGES
Người sáng lập Girls Who Code - Reshma Saujan. Ảnh: GETTY IMAGES.

Thời điểm khủng hoảng có thể làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kế nhiệm, đặc biệt là đối với các nhà sáng lập-CEO, những người có trách nghiệm vô cùng to lớn trong công ty của họ. Vì lý do này, những CEO có xu hướng tìm kiếm những người kế nhiệm từ ngay bên trong công ty mình.

Jane Stevenson, phó chủ tịch tư vấn tổ chức Korn Ferry nói: "Việc tìm đến một người lãnh đạo phù hợp với công ty là thực sự quan trọng. Và thực tế, rõ ràng việc tìm người lãnh đạo từ trong nội bộ công ty thay vì ra bên ngoài tìm kiếm người thừa kế là một điều rất thuận lợi, bởi vì người đó đã phù hợp với văn hóa công ty, hiểu rõ về công ty, hiểu rõ về thị trường mà công ty muốn hướng tới".

Chính vì lý do này mà chỉ ở các công ty lớn hiện nay, khi các CEO rời bỏ vị trí, họ thường tìm đến những người thừa kế ngay tại trong công ty mình, vì hơn hết họ hiểu công ty của mình đang thực sự cần gì, họ cần những người đem lại cảm giác an toàn.

Stevenson nói: “Rất thường xuyên, người sáng lập thường chuyển sang vai trò chủ tịch, cho dù đó là ghế điều hành hay không điều hành,” Stevenson nói. "Thật khó để một người sáng lập có thể rời bỏ hoàn toàn."

Bảo Bảo (Theo Forbes)

Tin bài khác
Lê Thị Bích Dung: Nhà giáo đổi mới sáng tạo và doanh nhân thành đạt

Lê Thị Bích Dung: Nhà giáo đổi mới sáng tạo và doanh nhân thành đạt

Với cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Nhà đồng sáng lập Trường liên cấp Newton, nhà giáo Lê Thị Bích Dung là 1 người thuyền trưởng, doanh nhân khéo léo.
Nữ doanh nhân trẻ Lisa Phan: Khi bạn biết ước mơ và hành động, không có gì là không thể

Nữ doanh nhân trẻ Lisa Phan: Khi bạn biết ước mơ và hành động, không có gì là không thể

Lisa Phan tin rằng, thành công của một doanh nghiệp không chỉ đến từ sản phẩm, dịch vụ tốt mà còn từ cách đối đãi giữa con người với nhau.
Ông Lý Ngọc Minh nhà - sáng lập công ty Minh Long “Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”

Ông Lý Ngọc Minh nhà - sáng lập công ty Minh Long “Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”

"Tôi may mắn gặp được cô Lý Ngọc Dung, cô cũng là người vợ đã luôn sát cánh, đồng hành cùng tôi chia sẻ mọi gian khó", ông Lý Ngọc Minh - Chủ tịch HĐTV Công ty Minh Long tâm sự.
Lý do gì khiến Google bị phạt 12,3 triệu USD tại Indonesia ?

Lý do gì khiến Google bị phạt 12,3 triệu USD tại Indonesia ?

Hiện tại, Google đang chiếm khoảng 93% thị phần tại Indonesia, một quốc gia với dân số 280 triệu người và nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh chóng.
Con giái của Chủ tịch PNJ chi gần 400 tỷ đồng mua cổ phiếu PNJ

Con giái của Chủ tịch PNJ chi gần 400 tỷ đồng mua cổ phiếu PNJ

Bà Trần Phương Ngọc Thảo, con gái Chủ tịch PNJ, đã bỏ gần 400 tỷ đồng mua 4 triệu cổ phiếu PNJ, nâng tỉ lệ sở hữu lên 3,51%, thể hiện cam kết mạnh mẽ vào sự phát triển của công ty.
Tỷ phú Thái Lan muốn mua thêm 20,9 triệu cổ phiếu Vinamilk

Tỷ phú Thái Lan muốn mua thêm 20,9 triệu cổ phiếu Vinamilk

Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi tiếp tục đầu tư vào Vinamilk, đăng ký mua thêm 20,9 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 18,69%. Giao dịch này thể hiện chiến lược dài hạn mạnh mẽ của F&N Dairy Investments tại Việt Nam.
Chủ tịch HĐQT Xây dựng FLC Faros xin từ nhiệm

Chủ tịch HĐQT Xây dựng FLC Faros xin từ nhiệm

Ông Lê Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, và người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Xây dựng FLC Faros xin từ nhiệm ngay trước ĐHĐCĐ bất thường.
Dấu ấn của Phạm Nhật Minh Hoàng - con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại Vingroup

Dấu ấn của Phạm Nhật Minh Hoàng - con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại Vingroup

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai thứ hai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, lần đầu xuất hiện trên truyền thông vào cuối năm ngoái và ngày càng được chú ý nhiều hơn.
Novaland bác tin đồn từ nhiệm của Chủ tịch Bùi Thành Nhơn

Novaland bác tin đồn từ nhiệm của Chủ tịch Bùi Thành Nhơn

Novaland bác bỏ thông tin sai lệch về việc ông Bùi Thành Nhơn từ chức Chủ tịch, khẳng định hoạt động kinh doanh của công ty vẫn ổn định và không có xáo trộn nào trong lãnh đạo
VinBrain có chủ tịch mới từ Nvidia

VinBrain có chủ tịch mới từ Nvidia

Ông Mark Steven Hoose từng có thời gian làm việc Intuitive Surgical, một công ty công nghệ sinh học của Mỹ chuyên sản xuất và phát triển các sản phẩm robot.
Tài sản tỷ phú Trần Bá Dương tăng mạnh nhờ HAGL Agrico

Tài sản tỷ phú Trần Bá Dương tăng mạnh nhờ HAGL Agrico

Tài sản của nhóm tỷ phú Trần Bá Dương đã tăng thêm hơn 1.400 tỷ đồng nhờ sự phục hồi của cổ phiếu HNG, với dự án nông nghiệp lớn tại Lào đang được triển khai.
Ái nữ Chủ tịch Techcombank lọt Top 12 người giàu nhất sàn chứng khoán

Ái nữ Chủ tịch Techcombank lọt Top 12 người giàu nhất sàn chứng khoán

Hồ Thủy Anh, ái nữ của Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, đã vươn lên top 12 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2024, sở hữu khối tài sản khổng lồ và ấn tượng ở tuổi 23.
Bầu Đức xóa nợ, Tỷ phú Trần Bá Dương nhận về hàng ngàn hecta đất

Bầu Đức xóa nợ, Tỷ phú Trần Bá Dương nhận về hàng ngàn hecta đất

Tỷ phú Trần Bá Dương hoàn tất trả nợ cho bầu Đức, nhận quyền sử dụng hàng nghìn hecta đất cọ dầu, cao su. Nhưng những thách thức tài chính vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết.
Tesla dẫn đầu về số lượng xe bị triệu hồi năm 2024

Tesla dẫn đầu về số lượng xe bị triệu hồi năm 2024

Nếu tính số xe lỗi bị gọi về sửa chữa, hãng xe Tesla của tỷ phú Elon Musk đứng đầu toàn thị trường với gần 5,14 triệu xe, trong khi Stellantis đứng thứ 2.
Top 10 người giàu nhất thế giới năm 2024

Top 10 người giàu nhất thế giới năm 2024

Tài sản của 500 người giàu nhất thế giới vượt quá 10 nghìn tỷ đô la vào năm 2024 nhờ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.