Chủ nhật 29/09/2024 23:28
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 TP. HCM dự kiến ra mắt vào tháng 9/2024

25/04/2024 11:38
Đây là một trong ba khu công nghệ cao quốc gia của Việt Nam, có vai trò chiến lược trong việc hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
aa
Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh.
Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.

Sáng nay (25-4), Hội thảo Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TP. HCM đã diễn ra tại Khu Công nghệ cao TP. HCM, thu hút hơn 200 chuyên gia và các doanh nghiệp tham dự. Sự kiện nhằm mục đích giới thiệu, định hướng lĩnh vực ưu tiên và lộ trình ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) (dự kiến vào tháng 9/2024).

Đây sẽ là trung tâm thứ hai được thành lập ở Đông Nam Á, sau C4IR Malaysia (2023) và trở thành trung tâm C4IR thứ 19 trên toàn thế giới.

Trung tâm C4IR TP. Hồ Chí Minh được đặt tại Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh. Đây là một trong ba khu công nghệ cao quốc gia của Việt Nam, có vai trò chiến lược trong việc hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Nơi đây đã hình thành các hệ sinh thái công nghệ phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gồm các lĩnh vực công nghệ vi mạch bán dẫn, công nghệ sinh học, vật liệu mới, drone, trí tuệ nhân tạo, IOT.... Như vậy, trung tâm C4IR tương tác với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành động lực mới thúc đẩy phát triển bền vững cho thành phố, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong vùng Đông Nam Bộ và cả nước trong thời gian tới.

Trung tâm C4IR tại TP. HCM là kết quả của sự hợp tác giữa Thành phố và Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) giai đoạn 2023-2026, được thỏa thuận bởi Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại Davos (Thụy Sỹ) vào hồi 16/1/2024.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, Trung tâm C4IR TP.HCM sẽ được đặt tại Khu Công nghệ cao của thành phố, một trong ba khu công nghệ cao hàng đầu của Việt Nam. Với sự tập trung vào các lĩnh vực công nghệ vi mạch bán dẫn, sinh học, vật liệu mới, drone, trí tuệ nhân tạo và Internet of Things (IoT), trung tâm này dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững của TP., cũng như toàn bộ khu vực Đông Nam Á và cả nước.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đánh giá sự tương tác của trung tâm C4IR với Khu Công nghệ cao Thành phố sẽ trở thành động lực mới thúc đẩy phát triển bền vững cho TP.HCM, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong Vùng Đông Nam bộ và cả nước trong thời gian tới.

Ông Hoan kỳ vọng Trung tâm C4IR tại TP.HCM sẽ trở thành nền tảng không chỉ giúp cho Thành phố mà còn giúp cho cả nước định hình phát triển các chiến lược cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phù hợp với chiến lược phát triển chung của quốc gia cũng như đóng góp vào quỹ đạo phát triển toàn cầu của công nghệ hiện nay.

Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho rằng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động sản xuất, định hình quỹ đạo của công nghệ cả trong khu vực và toàn cầu. Trong đó, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ đóng vai trò là ngọn hải đăng, là chất xúc tác cho sự phát triển tăng trưởng xanh của TP. HCM.

Trung tâm C4IR TP. HCM cũng là nơi tập trung hợp tác nghiên cứu, đề xuất chính sách, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, huy động nguồn lực cho các lĩnh vực mà TP. HCM và Việt Nam đang quan tâm như tăng trưởng xanh hay đô thị thông minh.

“Định hình, thí điểm chính sách là vai trò chính của C4IR TP.HCM, để khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam. Bên cạnh đó, C4IR TP. HCM sẽ khai thác nguồn lực hiện có trong Khu Công nghệ cao để tham vấn chính sách cũng như thúc đẩy kết nối các bên liên quan với nhau”, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM chia sẻ.

C4IR TP.HCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm chuyên môn về đồng xây dựng chính sách và thí điểm các khuôn khổ chính sách có tính chất kiến thiết tương lai, tạo điều kiện cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ trong khu vực và trên toàn cầu.

Thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 theo Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31-12-2020 để thực hiện các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 52-NQ/TW, góp phần mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập về khoa học và công nghệ, tranh thủ nguồn ngoại lực dồi dào phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tú Anh (t/h)

Tin bài khác
Lý do gì khiến Meta gánh chịu mức phạt hơn 100 triệu USD?

Lý do gì khiến Meta gánh chịu mức phạt hơn 100 triệu USD?

Điều này có thể ảnh hưởng tới những phán quyết liên quan đến Meta thời gian tới khi công ty đang phải đối diện với các cuộc điều tra ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Lời khuyên từ các nhà lãnh đạo tài chính khi đầu tư vào AI

Lời khuyên từ các nhà lãnh đạo tài chính khi đầu tư vào AI

Các nhà lãnh đạo tài chính cần đánh giá kỹ lưỡng về những gì AI có thể mang lại cho doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư thời gian và tiền bạc.
Công bố 12 Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Công bố 12 Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam năm 2024 (Vietnam Digital Content Creation Awards - VCA 2024) ngày 27/9 đã vinh danh 12 tổ chức, cá nhân của 8 hạng mục giải thưởng là những cá nhân, đơn vị xuất sắc, có những sản phẩm nội dung số đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Chuyển đổi sản xuất với hệ sinh thái nhà máy thông minh của Bosch Rexroth

Chuyển đổi sản xuất với hệ sinh thái nhà máy thông minh của Bosch Rexroth

Tại sự kiện Automation World Vietnam 2024 được tổ chức tại WTC Expo Bình Dương, Bosch mang đến cho khách hàng những trải nghiệm trực tiếp hệ sinh thái ctrlX AUTOMATION và các giải pháp công nghệ đột phá, tân tiến nhất, góp phần định hình tương lai của lĩnh vực sản xuất thông minh tại Việt Nam.
Thị trường AI dự kiến đạt gần 1.000 tỷ USD năm 2027: Áp lực cho chuỗi cung ứng linh kiện

Thị trường AI dự kiến đạt gần 1.000 tỷ USD năm 2027: Áp lực cho chuỗi cung ứng linh kiện

Quy mô thị trường AI dự kiến đạt gần 1.000 tỷ USD vào năm 2027, điều này gây áp lực lên chuỗi cung ứng linh kiện, bao gồm những con chip cần thiết để vận hành.