Tại Hội nghị Internet Thế giới diễn ra hồi tháng 11 tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), CEO của hãng Xiaomi đã một mực khẳng định tập đoàn này kỳ vọng đưa ra công chúng mẫu điện thoại smartphone 5G đầu tiên vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm 2019.
Cùng với bước nhảy trong thị trường smartphone, Xiaomi chỉ là một trong số nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đặt kỳ vọng đột phá nhờ công nghệ 5G, với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn 100 lần so với mạng 4G hiện tại và dự kiến sẽ được dùng trong xe tự hành, internet vạn vật, cũng như các công nghệ mới nổi khác đòi hỏi truyền thông tốc độ cực cao.
Trong năm tới, công nghệ 5G dự kiến sẽ chính thức được triển khai thương mại.
2019 dự kiến là năm đầu tiên của “thập kỷ” 5G, với Tập đoàn Công nghệ Huawei Technologies dự kiến đưa ra mẫu điện thoại 5G vào tháng 6 tới trong khi ZTE dự kiến có động thái tương tự vào tháng 7-9.
Các DN này cũng đang quan sát chặt động thái của các “đối thủ” Mỹ. Motorola dự kiến sẽ đưa ra mẫu điện thoại smartphone tích hợp 5G vào đầu năm 2019 với sự hợp tác của hãng truyền thông Verizon Communications, trong khi LG Electronics và đối thủ Sprint của Hàn Quốc sẽ ra mắt trong nửa đầu năm sau.
Tốc độ này không quá chậm so với Trung Quốc tuy nhiên Bắc Kinh lại đang có lợi thế so với Washington trong một số khía cạnh nhất định.
Thứ nhất là cơ sở hạ tầng viễn thông. Trong khi các nhà sản xuất điện thoại smartphone Trung Quốc đã chuẩn bị các thiết bị tương thích 5G, những nhà cung cấp dịch vụ không dây cũng gấp rút xây dựng các hệ thống cần thiết. Các hãng vận tải Trung Quốc lên kế hoạch tổng cộng 400 tỷ USD để đầu tư các hạng mục liên quan đến công nghệ 5G trong vòng 5 năm tới cho đến 2020.
Hiện Trung Quốc có 350.000 trang web di động 5G, gấp 10 lần tổng số tại Mỹ, thống kế của Deloitte cho biết. Bắc Kinh được dự đoán sẽ trở thành thị trường 5G lớn nhất thế giới vào năm 2025 với 430 triệu thuê bao - cao hơn gấp đôi con số ước tính của Mỹ.
Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài. Hãng điện thoại Huawei xuất linh kiện cho hơn 10.000 trạm tại 66 quốc gia. Trong khi đó, ZTE hợp tác với hãng vận tải Hà Lan KPN để thử nghiệm công nghệ 5G và tận dụng lợi thế giá rẻ để thâm nhập thị trường châu Âu.
Washington đang theo dõi những bước tiến “đáng cảnh báo” của Trung Quốc, một phần do quan ngại “gián điệp quy mô lớn” từ các mạng lưới thiết lập từ đây gián điệp quy mô lớn. Mỹ và Australia đều cả e dè “người chơi” Trung Quốc tiếp cận thị trường 5G của họ. Vì quan ngại lý do an ninh, Washington gần đây cũng đã “đánh tiếng” các đồng minh lớn có động thái “phòng ngừa” Bắc Kinh trong thị trường 5G còn màu mỡ.
Tuy nhiên, giới phê bình cho đây không phải là một giải pháp thực tế. Bởi các quốc gia từ chối doanh nghiệp Trung Quốc có thể nhận lại kết cục là một nền tảng công nghệ 5G tụt hậu so với số còn lại.
Tú Anh