Những thách thức chính bao gồm: tình trạng thiếu chip toàn cầu làm đình trệ và hạn chế quá trình sản xuất xe điện; môi trường kinh doanh tại thị trường màu mỡ là Trung Quốc vẫn chưa ổn định; xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh và điều tra về tính an toàn của các mẫu xe sau vụ tai nạn gây chết người tại Texas và lùm xùm ở Thượng Hải theo quy định.
Thứ hai vừa qua, giám đốc điều hành Tesla, tỷ phú Elon Musk nhận định sự thiếu hụt chip là một vấn đề lớn đối với Tesla và công ty đang đối phó với “thách thức chuỗi cung ứng khó khăn nhất trong lịch sử”. Musk cho biết thêm Tesla vẫn sẽ kiên định với mục tiêu tiếp thị nâng cao doanh số bán hàng lên hơn 50% trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, Tesla phải tiếp tục duy trì vị trí và nhu cầu mạnh mẽ ở Trung Quốc vốn là thị trường lớn nhất thế giới, tuy nhiên nhà sản xuất xe điện sẽ không dễ dàng để có được lòng tin từ người tiêu dùng và chính phủ nước này.
Bên ngoài Trung Quốc, Tesla hiện đang hợp tác với các cơ quan quản lý Hoa Kỳ tiến hành điều tra an toàn mẫu xe Model S gây ra cái chết của hai hành khách cách đây không lâu. Cùng với đó Tesla cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành bao gồm sự xuất hiện của các công ty mới nổi như Riviera và các nhà sản xuất ô tô truyền thống dày vốn và kinh nghiệm như Volkswagen ở Đức và General Motors ở Hoa Kỳ.
Hiện chưa có đối thủ nào có thể đánh bại Tesla những cũng không loại trừ khả năng các nhà sản xuất ô tô nội địa Trung Quốc như Nio, Xpeng, BJEV và Geely trở thành mối nguy lớn nhất khi các công ty này công bố mẫu xe điển ra thị trường trong những năm tới. Cố vấn kỹ thuật Sandy Munro, một chuyên gia về lắp ráp ô tô đánh giá: “Thành thật mà nói, Tesla nên cẩn thận vì xe điện của Trung Quốc hoạt động tốt với chi phí thấp hơn. Tốt hơn hết là chuẩn bị tinh thần khi người Trung Quốc bắt đầu đưa xe điện đến Bắc Mỹ”.
TL