Thứ sáu 07/02/2025 23:57
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thương hiệu

Thủy sản xuất khẩu sang Âu Mỹ nhọc nhằn vì các loại phí logistics tăng đột biến

20/12/2021 17:23
DNHN - Ùn tắc tại cảng biển khiến doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang khu vực Âu Mỹ phải chịu mức chi phí vận tải cao, đơn hàng trễ đến 2-3 tháng, tình trạng trì hoãn nhập hàng tăng, thời gian trì hoãn kéo dài…

Châu Âu và Bắc Mỹ đang là hai thị trường lớn của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 38% thị phần xuất khẩu.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2021 dù chịu nhiều tác động từ đại dịch nhưng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và châu Âu, châu Mỹ 10 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng ấn tượng 18,8%, đạt 170 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác Âu Mỹ đạt 131 tỷ USD. Như vậy tăng 20% so với cùng kỳ của năm 2020.

Khổ vì " 5 tăng"

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Nhưng hiện dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực lên ngành logistics toàn cầu đã, đang làm tắc nghẽn các tuyến vận tải container. Tình trạng thiếu container rỗng trên diện rộng từ năm 2020 đến nay đang tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu của Việt Nam.

Châu Âu và Bắc Mỹ đang là hai thị trường lớn của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 38% thị phần xuất khẩu đi. Đây cũng là hai thị trường có những đối tác lớn của ngành thủy sản Việt Nam.

11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản đã đạt được 8 tỷ USD, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù vậy, chi phí vận tải logistics gia tăng khiến cho các doanh nghiệp lo lắng khó tận dụng cơ hội vàng là mùa cao điểm khi nhu cầu đang tăng lên ở khu vực này.

Chia sẻ tại hội thảo “Phát triển ngành logisitcs Việt Nam với khu vực châu Âu – châu Mỹ”, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tới nay đã tròn 1 năm doanh nghiệp thủy sản có phản ánh tới Bộ Giao thông Vận tải và đã có nhiều cuộc họp liên quan tới tăng cước, tăng phí, tắc nghẽn vận tải…

Tình trạng này với hàng khô xuất khẩu đã khổ thì với ngành thủy sản đông lạnh đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ thì lại “đau khổ” nhiều nữa.

Theo VASEP, bức tranh vận tải xuất khẩu của ngành thủy sản hiện nay gói gọn trong 5T (5 tăng): cước tăng, phí tăng, thời gian vận chuyển biển tăng, số ngày trì hoãn tăng (tăng về tần suất và số ngày hoãn), các loại phí “đẻ” ra ngày càng tăng.

Nói về cước tăng, ông Nam chia sẻ, trước tháng 11/2020 hầu hết khi đi 2 thị trường Âu, Mỹ mức giá cao nhất ở Bờ Đông là 3.500 USD/container giờ là 17.000 USD. Bờ Tây (Hoa Kỳ) khoảng 13.000 -14.000 USD/container, châu Âu là khoảng 12.000-14.000 USD/container tùy cảng chính, cảng phụ.

Đi Trung Đông trước đây không đến 1.500 USD/container thì hiện nay khoảng 10.000 -11.000 USD/container. Điều này tạo ra áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu khi phải đưa được hàng hóa đến khách hàng đã ký theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, các loại phí đều tăng trong thời gian qua: phí THC (khoản phí thu trên mỗi container), phí nhiên liệu sạch, phí cân bằng container, phí vệ sinh, phí kẹt cảng… làm giá thành sản phẩm cao.

Trong khi đó, thời gian vận chuyển sang Âu, Mỹ thường 30-35 ngày tối đa nhưng giờ hầu hết đều tăng lên 7-10 ngày. Có đơn hàng trễ 2-3 tháng khách mới nhận được (từ khi đưa container ra cảng cho đến khi khách nhận được).

Theo ông Nam, trì hoãn là điều khủng khiếp nhất với doanh nghiệp thủy sản, bởi hầu hết sản phẩm đông lạnh, trong khi đặt container đi đã rất khó khăn. Quan ngại nữa đó là chuyện tự “đẻ” ra các loại phí. Trong ngành vận tải biển, phí THC, phí lưu container là chính nhưng giờ gần chục loại phí đè lại doanh nghiệp nhưng vẫn có nhiều tín hiệu chưa dừng lại.

Giải pháp nào để tránh phụ thuộc?

Để tìm lối ra, ông Nam cho rằng, giải pháp hiện nay là trông chờ vào các liệu pháp của Chính phủ. Hiệp hội đã rất tích cực báo cáo, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Cục hàng hải… Còn dưới góc độ cộng đồng doanh nghiệp, không giải quyết được khi câu chuyện chỉ có 3-4 liên minh tàu biển trên thế giới.

“Điều doanh nghiệp cần làm lúc này chính là chủ động trong sản xuất nếu không “khóc ròng” ngay. Doanh nghiệp không thể có kho lạnh vô cùng lớn được để trữ hàng. Và khi sản xuất không thể đặt được container thì hàng phải nằm ở kho. Nằm 1-2 ngày được nhưng nếu nằm vài chục ngày thì sản xuất ngưng trệ…”, ông Nam lo lắng.

Bên cạnh đó, theo VASEP, doanh nghiệp đang nỗ lực ký được hợp đồng với những đơn vị vận tải lớn để họ sắp xếp được cho mình khi chen chân xếp hàng. “Còn việc phí tăng thì vô phương, doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận, nếu không đứng lui sang một bên để người khác vào”, ông Nam nói.

Đồng tình với ông Nam, ông Bùi Huy Sơn, Tham tán công sứ, thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ cho rằng, tắc nghẽn ở Hoa Kỳ tác động trực tiếp đến chi phí, doanh nghiệp bị động khi tiếp cận thị trường, điển hình ở nhóm mặt hàng có tính thời vụ như may mặc, giày dép, nông sản, điện tử.

“10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 24,8 tỷ USD, chiếm 32,8% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ. Nên nếu doanh nghiệp tiếp tục rơi vào thế bị động với chi phí cao, tắc nghẽn trong chuỗi logisitcs thì hết sức khó khăn”, ông Sơn cho biết.

“Không đáp ứng được giá thì xin mời đứng sang một bên. Đây là thực tế cạnh tranh rất quyết liệt. Và nếu đứng ngoài lâu quá, thì quay trở lại sẽ vô cùng khó khăn”, ông Sơn nhắc lại lời ông Nam và cho rằng đây là một thực tế.

Đặc biệt, nếu quá trình này kéo dài và nghiêm trọng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam dần bị mất liên kết với chuỗi vận tải, buộc phải phụ thuộc vào doanh nghiệp khác, phải đi theo nhóm để gom hàng, mất dần liên kết mà lâu nay chúng ta có.

Góp ý giải pháp, ông Hans Kerstens, Phó Trưởng tiểu ban vận tải và hậu cần Eurocham cho rằng, vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến Âu Mỹ cũng cần có sự điều chỉnh. Không chỉ phụ thuộc vào vận tải đường biển, mà cần dạng hóa phương thức vận tải đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời điểm và dự đoán được những phát sinh sẽ xảy ra.

Theo ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), chúng ta thiếu các Hub làm sức bật cho xuất nhập khẩu. Nên cần hợp tác với nước ngoài phát triển các Hub, làm việc với các hãng tàu để có hợp đồng dài hạn. Xuất nhập khẩu Việt Nam phụ thuộc 90% vào 3 liên minh hàng hải lớn, vì vậy cần sự đồng hành của chính phủ để phát triển các tuyến dài, tránh phụ thuộc…

Theo vneconomy.vn

Bài liên quan
Tin bài khác
Top 10 mẫu xe MPV đắt đỏ được doanh nhân Trung Quốc ưa chuộng

Top 10 mẫu xe MPV đắt đỏ được doanh nhân Trung Quốc ưa chuộng

Những mẫu MPV hạng sang này không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển của giới doanh nhân mà còn thể hiện đẳng cấp và sự tiện nghi vượt trội. Với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến và trải nghiệm lái êm ái, đây là những mẫu xe lý tưởng để phục vụ các chủ doanh nghiệp và tập đoàn lớn tại Trung Quốc.
Ô tô Honda Việt Nam giảm giá loạt mẫu xe sau Tết nguyên đán

Ô tô Honda Việt Nam giảm giá loạt mẫu xe sau Tết nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán 2025, ô tô Honda Việt Nam đã triển khai chương trình ưu đãi cho các mẫu xe sản xuất năm 2024 (VIN 2024), áp dụng từ ngày 1/2 đến hết ngày 28/2/2025. Khách hàng mua xe trong thời gian này có thể nhận được ưu đãi lên đến 250 triệu đồng, tùy thuộc vào từng mẫu xe.
Samsung được vinh danh là thương hiệu tốt nhất thế giới

Samsung được vinh danh là thương hiệu tốt nhất thế giới

Trong danh sách 10 thương hiệu hàng đầu năm nay của YouGov, chỉ có hai thương hiệu đến từ châu Á, trong đó có Tập đoàn Samsung.
Herbalife Việt Nam nhận giải thưởng "Sản phẩm Vàng vì sức khỏe cộng đồng" lần thứ 10 liên tiếp

Herbalife Việt Nam nhận giải thưởng "Sản phẩm Vàng vì sức khỏe cộng đồng" lần thứ 10 liên tiếp

Herbalife Việt Nam, một trong những tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực sức khỏe và thể chất, lần thứ 10 liên tiếp được vinh danh với giải thưởng danh giá “Sản phẩm Vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) trao tặng.
Chinh phục thị trường quốc tế bằng câu chuyện văn hóa đặc sắc

Chinh phục thị trường quốc tế bằng câu chuyện văn hóa đặc sắc

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ về việc hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục khách hàng quốc tế bằng những câu chuyện riêng gắn với giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa.
Supe Lâm Thao: Xuất bán trên 1000 tấn sản phẩm trong ngày đầu Xuân

Supe Lâm Thao: Xuất bán trên 1000 tấn sản phẩm trong ngày đầu Xuân

Vừa qua, Công ty Cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao đã tổ chức lễ ra quân xuất bán sản phẩm đầu năm (ngày 1/2/2025), đánh dấu cột mốc quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty trong năm mới.
Rạng Đông “thức giấc” từ ánh sáng công nghệ

Rạng Đông “thức giấc” từ ánh sáng công nghệ

Rạng Đông nhận định trong thời đại hiện nay, đổi mới sáng tạo là một trong những động lực then chốt để phát triển doanh nghiệp.
Make In Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số

Make In Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số

Giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho Giải Vàng “Sản Phẩm Công Nghệ Tiềm Năng” và Top 10 Sản phẩm Công nghệ số.
Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Ocean Edu kỷ niệm 18 năm thành lập

Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Ocean Edu kỷ niệm 18 năm thành lập

"Lễ tổng kết năm 2024 và mừng sinh nhật Ocean Edu 18 tuổi” đã đánh dấu một cột mốc trưởng thành của Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Ocean Edu – Một trong những hệ thống giáo dục hàng đầu, nơi ươm mầm tri thức và nhân tài.
Xanh SM vượt Grab, dẫn đầu thị phần taxi công nghệ tại Việt Nam

Xanh SM vượt Grab, dẫn đầu thị phần taxi công nghệ tại Việt Nam

Theo báo cáo tổng hợp hàng năm về thị trường taxi tại Việt Nam của Mordor Intelligence, một trong những đơn vị lâu năm, uy tín toàn cầu về nghiên cứu thị trường công bố, Xanh SM đã vươn lên dẫn đầu thị trường taxi công nghệ tại Việt Nam, chiếm 37,41% thị phần trong quý IV/2024.
Ngãi Cầu dẫn đầu ngành cơ khí xanh

Ngãi Cầu dẫn đầu ngành cơ khí xanh

Thành lập năm 2001 từ một nhà xưởng ban đầu rộng 300 m², đến nay Ngãi Cầu đã phát triển thành doanh nghiệp sở hữu nhà máy cơ khí 25.000 m² và nhà máy mạ kẽm nhúng nóng 16.000 m², được trang bị hệ thống máy móc, dây chuyền gia công cơ khí hiện đại, đồng bộ. Đây là bước ngoặt vô cùng lớn, khẳng định vị thế của Công ty Ngãi Cầu như một đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí xây dựng.
Robot và Điện Máy Xanh hợp tác đẩy mạnh phân phối máy lọc nước điện giải ion kiềm

Robot và Điện Máy Xanh hợp tác đẩy mạnh phân phối máy lọc nước điện giải ion kiềm

Vừa qua, thương hiệu Robot và Điện Máy Xanh đã tổ chức cuộc họp về “Chiến lược phát triển máy lọc nước điện giải ion kiềm năm 2025”. Cuộc họp nhấn mạnh cam kết của hai bên trong việc đưa sản phẩm máy lọc nước điện giải ion kiềm chất lượng cao, giá cả hợp lý đến tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của gia đình Việt.
Yến sào Khánh Hòa: Kỳ vọng xuất khẩu đạt 10 triệu USD trong năm 2025

Yến sào Khánh Hòa: Kỳ vọng xuất khẩu đạt 10 triệu USD trong năm 2025

Công ty Yến sào Khánh Hòa khẳng định vị thế dẫn đầu khi vinh dự đứng trong “Top 10 Doanh nghiệp sáng tạo xuất sắc” trong năm 2024. Năm 2025, đặt mục tiêu đưa doanh thu tăng trưởng trên 15%., đặc biệt thị trường Trung Quốc, xuất khẩu đạt 10 triệu USD.
SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024

SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024

Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch; Tỷ lệ CASA lên tới 19,4% tổng huy động; Tăng trưởng tín dụng đạt 20,42%.
"The Ultimate Creators": Khởi Đầu Hành Trình Kiến Tạo Tương Lai Tại Dragon Ocean Đồ Sơn

"The Ultimate Creators": Khởi Đầu Hành Trình Kiến Tạo Tương Lai Tại Dragon Ocean Đồ Sơn

Vừa qua, sự kiện đặc biệt "The Ultimate Creators” đã được tổ chức thành công tại Dragon Ocean Đồ Sơn. Sự kiện quy tụ các nhà sáng lập tiên phong và đối tác chiến lược – những nhân tố đã không ngừng nỗ lực kiến tạo nên những giá trị đột phá cho siêu quần thể nổi duy nhất tại miền Bắc.