
Thị trường trầm lắng, xuất khẩu xi măng và clinker năm 2023 sẽ tiếp tục khó khăn
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2022, tổng lượng XK xi măng, clinker chỉ đạt 30,65 triệu tấn, giảm 33% so với năm 2021. Trong đó, XK xi măng đạt 15,68 triệu tấn, bằng 93% so với năm 2021, XK clinker đạt 14,97 triệu tấn, chỉ bằng 80% so với năm 2021.
Tổng trị giá ngoại tệ thu về từ xuất khẩu xi măng, clinker trong năm 2022 đạt 1,36 tỷ USD, giảm 398 triệu USD so với năm 2021. Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) năm qua cũng không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu xi măng, clinker. Trong đó, xuất khẩu xi măng chỉ đạt 3,25 triệu tấn, bằng 82% mức thực hiện của năm 2021 và bằng 92% kế hoạch năm; xuất khẩu clinker bằng 61,5% năm 2021 và đạt 81,9% kế hoạch năm.

Sản lượng xuất khẩu trong quý I/2023 giảm 25% so với cùng kỳ, chỉ đạt 8,1 triệu tấn, với kim ngạch 345 triệu USD, giảm 24,6% (tương ứng mức giảm trên 100 triệu USD).
Xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc tiếp tục ảm đạm do thị trường bất động sản chưa hồi phục. Xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc trong quý I/2023 chỉ đạt gần 11,4 triệu USD, giảm tới 95% so với cùng kỳ.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) nhận định, xuất khẩu xi măng và clinker năm 2023 sẽ tiếp tục khó khăn khi nhu cầu xây dựng của thị trường chính là Trung Quốc vẫn trầm lắng.
Ngoài ra, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai là Philippines mới đây công bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời với xi măng Việt Nam. Đầu năm 2021, một số nhà sản xuất xi măng tại Philippines khởi kiện các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng từ Việt Nam vào Philippines bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất xi măng Philippines.
Theo đó, việc tăng thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5% lên 10% từ ngày 1/1/2023 cũng đang khiến doanh nghiệp điêu đứng vì giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất và thuế.
Trong bối cảnh các đơn vị sản xuất xi măng đứng trước áp lực phải tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra, thì việc duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Bangladesh là “sống còn” với các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ chính là xuất khẩu.
Những nhà sản xuất có sản lượng xuất khẩu lớn đang nỗ lực kéo giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thêm các thị trường mới, duy trì các bạn hàng truyền thống tại Philippines, chấp nhận thích nghi với chính sách bảo hộ mậu dịch, chính sách thuế chống bán phá giá…, nhằm thực hiện hiệu quả nhất công tác xuất khẩu sản phẩm.
Hiện tại, 3 thị trường xuất khẩu xi măng chính của nước ta là Philippines, Mỹ và Hồng Kông. Với clinker, các thị trường chính là Trung Quốc, Bangladesh, Philippines.
T.H
Cùng chuyên mục


Doanh nghiệp dệt may Việt Nam tạo ấn tượng tại Hội chợ nguồn cung Toronto 2023

Mạng lưới Cựu du học sinh EU tại Việt Nam – một năm kết nối và phát triển

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng được trưng bày tại ngày hội sản phẩm miền núi huyện Tiên Phước

Hải Phòng: Khai mạc Triển lãm sản phẩm kết nối các doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Bình Dương đẩy mạnh phát triển và xuất khẩu nông sản
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...