Gần đây, khu vực châu Âu và Hoa Kỳ đã có những tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh cùng với việc quảng bá vaccine trên quy mô lớn, các dự án hẹn hò và kết hôn đồng loạt quay trở lại.
Vào tháng 3 năm ngoái, do dịch bệnh bắt đầu bùng phát, nam nữ thanh niên không thể gặp mặt trực tiếp đã làm giảm sự quan tâm đối với phần mềm hẹn hò ở giai đoạn đầu. Ví dụ, Match Group, công ty mẹ của các công ty như Tinder và OkCupid chứng kiến giá cổ phiếu giảm 25%. Tuy nhiên, cảm giác cô đơn khi ở nhà khiến mọi người muốn có người để trò chuyện và nhu cầu của người dùng đang dần tăng trở lại. Chẳng hạn như, tổng số tin nhắn mà người dùng ứng dụng Bumble gửi vào cuối tháng 3 đã tăng 26% so với đầu tháng; số lượng người dùng Tinder vào cuối tháng 3 cũng lập kỷ lục mới. Có thời điểm, 3 tỷ người tương tác cùng một lúc trên các phần mềm.
Nhằm thích ứng với những nhu cầu mới trong thời kỳ đại dịch, các ứng dụng hẹn hò cũng nhanh chóng thay đổi. Kể từ khi Bumble ra mắt chức năng trò chuyện thoại và video, lượng sử dụng tăng 84%. Các ứng dụng như OkCupid, FaceTime, Skype và Zoom ghi nhận mức tăng 180%, trong đó số lượng người dùng hẹn hò trực tuyến tăng 83% từ tháng 3 đến tháng 4. Hinge cũng ra mắt chức năng trò chuyện và hẹn hò từ xa "date from home". Tính năng "Passport" của Tinder cho phép người dùng kết nối ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Thậm chí còn có một ứng dụng mang tên "Isolate Together" giúp những người độc thân có thể cùng nhau vượt qua cách ly nhàm chán. Ứng dụng này cũng sẽ nhắc nhở bạn rửa tay và thực hiện phòng dịch thường xuyên.
Nghiên cứu của Match cho thấy, chỉ có 6% người độc thân trước đại dịch sẽ chọn hẹn hò qua video, trong khi hiện nay có 69% người dùng sẵn sàng cho trải nghiệm mới. Hẹn hò qua video có thể thay thế vĩnh viễn những cuộc gặp truyền thống, giảm nguy cơ lừa đảo nhờ tính năng xác thực và kiểm duyệt hồ sơ. Dự báo doanh thu quý II do Match Group đưa ra hồi tháng 5 cho thấy con số này sẽ đạt từ 680 triệu đến 690 triệu đô la Mỹ, tăng 22% đến 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong thời đại hậu dịch, cơ cấu xã hội và thói quen sinh hoạt của người dân thay đổi, nhiều bạn trẻ trước đây làm việc tại các thành phố lớn đã chuyển về quê làm việc từ xa, phần mềm hẹn hò sẽ trở thành một kênh kết nối quan trọng. Đồng thời, với tư cách là một phương tiện truyền thông xã hội, phần mềm hẹn hò cũng có tác động quan trọng đến thái độ và hành vi của giới trẻ đối với các vấn đề xã hội. Chẳng hạn như trong tiến trình tiêm chủng, các ứng dụng hẹn hò triển khai chức năng "đã tiêm" hoặc "chưa tiêm" nhằm đóng góp số liệu cho quốc gia.
Không những vậy, hình thức kết hôn truyền thống nay cũng được số hóa. Không còn những yêu cầu cầu kỳ về địa điểm, trang phục, nhiều cặp đôi chỉ muốn tổ chức một đám cưới nhỏ thân thiết với người thân và bạn bè, bỏ qua các lễ nghi phức tạp. Cũng từ đây, nhiều công ty mới thành lập kịp thời thay đổi mô hình kinh doanh. Fêteently, một công ty dịch vụ tổ chức tiệc cưới và tiệc độc thân vốn tập trung vào tổ chức đám cưới và sự kiện đã sử dụng công nghệ bao gồm cả trí thuệ thông minh để giải quyết các đám cưới kiểu cũ.
Một báo cáo được công bố gần đây bởi nền tảng thương mại điện tử đám cưới Zola cho thấy, nhiều công ty tổ chức đám cưới quy mô nhỏ dần cải thiện dịch vụ để tồn tại: 76% công ty đã thêm "điều khoản chống dịch", 43% công ty bổ sung các dịch vụ bao gồm phát trực tiếp, các gói chi phí thấp,...
Hiện thị trường cưới hỏi trở thành "thánh địa" cho startup. Anomalie, một công ty khởi nghiệp về dịch vụ trang phục cưới độc đáo đã áp dụng kiến thức chuỗi cung ứng mà nhà sáng lập đã học được khi làm việc cho Nike và Apple ở Trung Quốc.
Trước tiên, người dùng viết ra các yêu cầu cho chiếc váy cưới hoàn hảo thông qua một bảng câu hỏi, sau đó nhà thiết kế sẽ thiết kế dựa trên phiếu điều tra và sẽ liên lạc cho đến khi khách hàng hài lòng. Người dùng không chỉ có thể cung cấp phản hồi trong suốt quá trình mà chi phí từ a đến z chỉ khoảng 1,600 đô la, tiết kiệm hơn nhiều so với váy cưới thông thường. Ngay từ đầu, Anomalie đã quyết định sử dụng phương thức bán hàng từ xa cho tất cả các khâu thiết kế, đặt hàng,... Vì vậy, khi tất cả các cửa hàng váy cưới đóng cửa do dịch bệnh, Anomaile đã phá vỡ kỷ lục lợi nhuận vào tháng ba và doanh số bán hàng đã tăng gấp ba mỗi tuần kể từ thời điểm đó. Startup cho biết sẽ sử dụng nhiều công nghệ mới để giảm bớt những khó khăn của cô dâu trong ngày cưới.
Số liệu từ công ty cưới The Knot cho thấy chi phí trung bình cho một đám cưới năm 2019 đạt 33,900 đô la Mỹ, chưa bao gồm các chuyến đi trăng mật. Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu IBISWorld, doanh thu hàng năm của dịch vụ cưới ở Hoa Kỳ vào năm 2019 đã đạt 75 tỷ đô la Mỹ. Trước khi dịch bệnh hoàn toàn biến mất, xu hướng đám cưới nhỏ và riêng tư sẽ tiếp tục phát triển. Chương trình phát sóng trực tiếp và công nghệ cho phép các cặp vợ chồng mới ăn mừng cùng người thân và bạn bè ở xa.
TL