Theo 'trend' cơn sốt gỏi gà măng cụt, măng cụt xanh tại các vườn "cháy hàng" khi còn chưa vào vụ
Theo 'trend' cơn sốt gỏi gà măng cụt, nhiều cơ sở bán măng cụt đăng tin tuyển gấp người gọt măng cụt xanh, trả công hơn nửa triệu để kịp 'trả đơn' cho khách.

Măng cụt xanh đã gọt vỏ có giá dao động trong khoảng 500.000 - 700.000 đồng/kg, cao gấp 8-9 lần măng khi chưa gọt vỏ với giá chỉ khoảng 50.000 - 80.000 đồng/kg.
Dù giá cao nhưng mặt hàng này bán rất chạy do khâu sơ chế, gọt vỏ cầu kỳ và mất thời gian, cộng thêm nhiều khách hàng săn đón, tìm đặt mua trước. Lý do khác là măng cụt chỉ ra trái một mùa duy nhất trong năm là mùa hè.
Tuy nhiên, măng cụt gọt sẵn vỏ vẫn được nhiều người lựa chọn bởi để gọt được một trái măng cụt xanh trắng mịn, ngon mắt cần tốn rất nhiều công sức, thời gian và… nước. Măng cụt muốn đẹp mắt phải vừa gọt vừa xả dưới vòi nước để trôi mủ, trái không đen, đắng, mềm.
Theo các bài đăng tuyển dụng, các cơ sở này sẵn sàng trả công từ 300.000 - 600.000 đồng mỗi ngày cho công việc gọt măng cụt xanh. Công việc không yêu cầu kỹ thuật, đi làm luôn, có thể nhận về nhà gọt, giao hàng và lãnh tiền công ngay trong ngày.
Liên tục nghe điện thoại từ khách sỉ, anh Phi (chủ vựa măng cụt) chia sẻ: "Hiện tại ở chỗ của mình có khoảng 20 nhân công làm tại chỗ và khoảng chục nhân công nhận hàng về nhà gọt. Để có nhân công làm mình phải đăng lên các hội nhóm tìm việc làm, nhân công làm liên tục cũng không đủ cung cấp cho thị trường. Khách nhắn tin không có thời gian trả lời khách."
Vừa tuyển gấp 20 người gọt măng cụt tháng vừa rồi nhưng bà Thi Hà - chủ một cơ sở buôn sỉ, lẻ măng cụt xanh tại TP Thủ Đức (TP.HCM) - cho biết cơ sở bà vẫn làm không đủ bán.
"Chưa bao giờ tôi thấy măng cụt xanh lại 'hot' tới vậy. Mỗi ngày cơ sở tôi gọt 1 - 1,5 tạ măng cụt nhưng vẫn quá tải đơn đặt hàng", bà Hà kể.
Vì không đáp ứng đủ chỗ làm việc cho nhân viên, bà Hà chỉ duy trì 10 người gọt tại cơ sở và thuê thêm 20 người, khoán theo ký, đem về nhà tự gọt.

Người bán cho biết phải 6 -7 kg trái măng cụt xanh mới gọt ra 1 kg ruột để có thể làm gỏi được. Hơn nữa, gọt vỏ loại của này cũng không dễ như những loại quả khác. Vì vậy, giá thành đắt hơn nhiều lần cũng không lấy gì làm lạ.
"Nhựa măng cụt xanh rất nhiều, quả khi chưa chín cũng khá cứng, khó gọt bỏ vỏ. Trong quá trình sơ chế cần phải gọt dưới nước để không bị thâm. Để lấy được 1kg ruột măng cụt xanh phải gọt khoảng 6-8kg quả. Bởi thế mà giá của măng cụt xanh còn nguyên vỏ và sau khi sơ chế chênh lệch nhau rất nhiều", người này cho biết.
Được biết, chính những nhà vườn trồng măng cụt Lái Thiêu đã sáng tạo ra một món ăn độc lạ mà gây nghiện, đó là gỏi măng cụt xanh bóp gỏi với gà ta. Trào lưu chế biến món ăn này đã khiến măng cụt xanh năm nay hút khách hơn hẳn.
Nói về bí quyết lựa chọn ruột măng cụt giòn, ngon, chủ vựa măng cho hay: "Ruột măng cụt trắng sữa ăn vào mới giòn, cứng, ngon, còn sản phẩm bị trong mình ăn không ngon bằng, không bảo quản được lâu. Măng cụt xanh bán dễ hơn vì nó không hư hao nhiều bằng măng cụt chín, mình kiểm soát được chất lượng, gọt ra trái nào hư mình bỏ, còn măng cụt chín mình không kiểm soát được chất lượng măng cụt".
PV
- Cảnh báo bị lừa tiền trên sàn chứng khoán trái phép
- Grab có khả năng thâu tóm thêm startup giao đồ ăn để mở rộng thị trường
- Singapore: Sân bay Changi sớm áp dụng công nghệ sinh trắc học khuôn mặt thay hộ chiếu
- Ùn tắc giao thông toàn cầu và cách giải quyết
- Mở rộng cơ hội, kết nối hợp tác giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với đối tác Hàn Quốc
Cùng chuyên mục

Cà phê nấm: Thực phẩm thay thế lành mạnh hay mốt nhất thời?

Chiêu trò marketing độc lạ của thương hiệu nhẫn cưới Darry Ring

Đặc sắc Ngày hội khinh khí cầu Đồ Sơn 2023
Làm việc 3 giờ mỗi tuần, bà mẹ 47 tuổi kiếm hơn 60 triệu đồng mỗi tháng

Nhu cầu xuất ngoại của khách Việt tăng vọt so với trước đại dịch
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"
-
PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi: Nhu cầu vốn của doanh nghiệp yếu nhưng ngân hàng lại dư thừa