Cụ thể, cuộc săn lùng khí đốt tự nhiên đang lan sang các nền kinh tế đang phát triển của châu Á khi Ấn Độ và Indonesia tham gia cuộc chơi - trực tiếp gây áp lực lên nhu cầu toàn cầu. Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Gujarat gần đây đã mua các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng sau khi vắng bóng trên thị trường trong nhiều tháng. Indonesia - nhà xuất khẩu lớn đã yêu cầu các nhà sản xuất khí đốt của mình ưu tiên khách hàng địa phương. Trong khi đó, Thái Lan và Bangladesh cũng đang nhanh chóng tìm kiếm các lô hàng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) thông qua đấu thầu trong vài ngày qua.
Sự gia tăng quan tâm từ Nam Á và Đông Nam Á làm tăng nhu cầu từ châu Âu, điều này đã đẩy giá lên mức cao kỷ lục trong tháng trước. Mức tiêu thụ điện và nhiên liệu sưởi ấm, vốn thường tăng trong giai đoạn mùa đông phương Bắc, nay đã tăng lên khi các nền kinh tế lớn phục hồi sau đại dịch. Trong khi đó, nguồn cung vẫn bị hạn chế do đầu tư vào các dự án mới trong vài năm qua. Những người mua ở Nam Á và Đông Nam Á đã tích cực bất ngờ trên thị trường giao ngay hàng hóa cho tháng 1 đến tháng 3, mặc cho giá tăng cao. Dù các quốc gia này nằm trong số những nước mua khí thiên nhiên hóa lỏng bị chi phối về giá nhất, nhưng họ buộc phải mua để tránh phải cắt giảm nguồn cung cấp cho các hộ gia đình và người sử dụng công nghiệp.
Giới chuyên môn cho biết rằng, động thái này đang diễn ra mạnh mẽ nhất ở Pakistan - nơi tình trạng thiếu khí đốt đang gây ra hạn chế xuất khẩu hàng dệt may quan trọng của nước này. Một yếu tố giữ cho giá không tăng cao hơn nữa là kho dự trữ dồi dào ở Trung Quốc, nước đã vượt Nhật Bản trở thành nhà nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới vào năm 2021. Nền kinh tế lớn nhất châu Á đã có cả năm ngoái để dự trữ khí đốt tự nhiên. Theo các nhà phân tích, hiện nguồn cung vẫn đủ cho các tháng mùa đông và không có nhu cầu nhiều hơn, trừ khi thời tiết trở nên lạnh hơn nữa. Điều đó có nghĩa là vẫn còn một số nguồn cung dự phòng ở khu vực Thái Bình Dương.
Mai Hạnh