
Thái Lan cho phép nhập khẩu tôm tươi
Ngày 2/9, Cục Thủy sản Thái Lan thông báo quyết định tạm thời nhập khẩu tôm tươi nhằm giúp doanh nghiệp chế biến tôm duy trì hoạt động sản xuất và sẽ không ảnh hưởng đến giá tôm trong nước.

Theo ông Chalermchai Suwannarak, Cục trưởng Cục Thủy sản, việc phép nhập khẩu tôm đã được sự đồng ý của tất cả các bên liên quan, bao gồm hiệp hội nuôi tôm và các nhà bán buôn.Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng biện pháp này chỉ là tạm thời và sẽ chấm dứt khi mọi việc trở lại bình thường.
Ông Chalermchai cho hay nguồn cung trong nước thiếu hụt xuất phát từ việc nhiều trang trại nuôi tôm phải đóng cửa do tác động từ đại dịch COVID-19, dẫn đến sản lượng tôm giảm 55%.
Ong Chalermchai Suwannarak khẳng định quyết định nhập khẩu tôm tươi sẽ không ảnh hưởng đến giá tôm trong nước vì đã có chính sách bảo hiểm về giá. Để duy trì giá tôm trong nước, một chương trình bảo hiểm đã được áp dụng vào tháng 10/2021. Theo chính sách này, người nông dân sẽ được hưởng lợi thêm từ 11,85-20,64 baht (khoảng 0,3-05 USD) cho 1 kg tôm, trong khi giá tôm bán ra cho người tiêu dùng sẽ tăng thêm khoảng 6,32-12,70 baht/kg.
Người đứng đầu Cục Thủy sản Thái Lan lưu ý đây là lần đầu tiên việc bảo lãnh giá không yêu cầu bất kỳ khoản tiền nào từ chính phủ. Thay vào đó, khoản trợ cấp đến từ khu vực tư nhân. Ông Chalermchai cho biết Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã đã có chính sách rõ ràng để phục hồi ngành nuôi tôm và dự kiến từ năm 2023 sản lượng tôm hàng năm sẽ trở lại mức 400.000 tấn.
PV
- Nhật Bản tăng nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam
- Một trong những cửa hàng Apple Store bận rộn nhất trên thế giới
- Du lịch Đà Nẵng thu về gần 3.777 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm
- HoREA đề xuất ngân hàng "nới lỏng" việc cho vay vốn với doanh nghiệp BĐS
- Thương mại điện tử - đòn bẩy giúp ngành logistics tăng trưởng ấn tượng
Cùng chuyên mục


Hải Phòng: Khai mạc Triển lãm sản phẩm kết nối các doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Bình Dương đẩy mạnh phát triển và xuất khẩu nông sản

"Ông lớn" pin mặt trời Trung Quốc rót 400 triệu để mở nhà máy thứ 3 tại Việt Nam

Xây dựng thương hiệu Việt Nam thâm nhập thị trường CPTPP: Chiến lược và thách thức

Tập đoàn Tín Thành và Acuity Funding hỗ trợ sự phát triển xanh
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam