Thứ hai 07/07/2025 19:44
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Tại sao nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Toyota lại không tập trung vào xe điện

14/09/2022 18:55
Công ty không tin rằng xe điện chạy bằng pin là giải pháp duy nhất để sản xuất các phương tiện bền vững hơn và đạt được mục tiêu trung hòa carbon.

chiếc xe hybrid - Prius

Chiếc xe hybrid - Prius do Toyota sản xuất.

Khoảng hai thập kỷ trước, Toyota Motor đã trở thành nhà sản xuất ô tô ưa thích của các nhà bảo vệ môi trường và người tiêu dùng có ý thức về môi trường tại Hoa Kỳ với chiếc xe hybrid - Prius, một phương tiện “điện khí hóa” nằm trong số những phương tiện sạch nhất và tiết kiệm nhiên liệu nhất từng được sản xuất thười điểm đó.

Trong bối cảnh giá xăng tăng, nhu cầu về phương tiện này tăng lên và tạo cảm hứng cho các nhà sản xuất ô tô khác tung ra nhiều mẫu xe hybrid. Các loại xe Prius, bao gồm cả một mẫu xe điện Plug-in Hybrid (xe lai sạc điện), vẫn là một trong những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu nhất ở Mỹ.

Xe hybrid (còn gọi là xe lai điện hay xe lai) là loại xe ô tô sử dụng song song hai nguồn động cơ là động cơ đốt trong và động cơ điện, tức là xe vừa chạy xăng, vừa chạy điện.

Xe điện Plug-in Hybrid (xe điện lai sạc điện hay xe lai sạc điện) là xe lai trong đó sử dụng pin sạc, hoặc thiết bị lưu trữ năng lượng khác, có thể được phục hồi để sạc đầy bằng cách kết nối tới một nguồn điện bên ngoài

Nhưng khi ngành công nghiệp ô tô hướng đến tương lai chạy bằng pin, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã không còn được ưu ái và trớ trêu thay, Prius và Toyota do dự đầu tư vào xe chạy hoàn toàn bằng điện.

“Thực tế, một công nghệ lai ngày nay không phải là công nghệ xanh. Dòng xe hybrid Prius chạy bằng động cơ đốt vẫn gây ô nhiễm ra môi trường", Katherine García, Giám đốc chiến dịch Phương tiện giao thông sạch cho mọi người của Câu lạc bộ Sierra, đã viết trong một bài đăng trên blog gần đây.

Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) tuần trước đã xếp Toyota ở vị trí cuối cùng trong một nghiên cứu về nỗ lực khử cacbon của 10 nhà sản xuất ô tô, với lý do tiến độ chậm trong chuỗi cung ứng và doanh số bán các loại xe không phát thải như xe điện chiếm chưa đến 1% tổng doanh số bán hàng của họ.

Trong khi các nhà sản xuất ô tô như General Motors, Volkswagen và những hãng khác tuyên bố đầu tư hàng tỷ đô la trong những năm gần đây để phát triển các loại xe chạy hoàn toàn bằng điện không yêu cầu động cơ chạy bằng khí như Prius, thì Toyota lại trở nên tụt hậu, chỉ gần đây họ công bố các khoản đầu tư tương tự. Họ cũng tiếp tục đầu tư vào danh mục các phương tiện “điện khí hóa” - từ những mẫu xe hybrid truyền thống như Prius cho đến mẫu crossover điện bZ4X mới ra mắt gần đây nhưng chưa được đánh giá cao.

Chiến lược này đã khiến nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đối đầu với nhiều đối thủ và đặt ra câu hỏi về cam kết của họ đối với một con đường bền vững trong tương lai cho ngành, bất chấp mục tiêu của công ty là không phát thải carbon vào năm 2050.

Xe ô tô của Toyota Motor Corporation được nhìn thấy tại một cuộc họp báo về chiến lược của công ty đối với xe điện chạy bằng pin ở Tokyo, Nhật Bản vào ngày 14 tháng 12 năm 2021.
Xe ô tô của Toyota tại một cuộc họp báo về chiến lược của công ty đối với xe điện chạy bằng pin ở Tokyo, Nhật Bản vào ngày 14 tháng 12 năm 2021.

Toyota không đơn độc trong kế hoạch như vậy. Stellantis, Ford và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khác cũng đang đầu tư tương tự vào các mẫu xe hybrid. Nhưng đối với các chuyên gia, việc tiếp cận với các mẫu xe điện lúc này mới là điều cần chú ý.

Jack Hollis, Phó Giám đốc điều hành kinh doanh của Toyota Motor cho biết vào tháng trước trong cuộc họp của Hiệp hội Báo chí Ô tô ảo: “Đối với lĩnh vực xe điện, tôi cho rằng thị trường chưa đủ trưởng thành và sẵn sàng"

Chiến lược giảm thiểu rủi ro

Vào tháng 12, Toyota đã công bố kế hoạch đầu tư 4 nghìn tỷ yên, tương đương khoảng 28 tỷ USD vào đội hình 30 xe điện chạy bằng pin vào năm 2030. Đồng thời, họ tiếp tục đầu tư vào các dòng xe hybrid như Prius và các lựa chọn thay thế tiềm năng khác cho xe chạy bằng pin.

“Chúng tôi muốn cung cấp cho mỗi người một cách mà họ có thể đóng góp nhiều nhất vào việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Và chúng tôi biết rằng câu trả lời đó không phải là đối xử với tất cả mọi người theo cách giống nhau", Gill Pratt, Trưởng nhóm khoa học Toyota kiêm Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Toyota, cho biết trong một sự kiện truyền thông vào tháng trước ở Michigan.

Vài tuần trước, công ty tuyên bố sẽ dành tới 5,6 tỷ USD cho việc sản xuất pin hybrid và xe chạy hoàn toàn bằng điện ở Nhật Bản cũng như Mỹ để hỗ trợ các kế hoạch đã công bố trước đó của họ. Con số đó nghe có vẻ nhiều nhưng họ sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ lớn khác như GM và Volkswagen .

Điển hinh như, GM đã đặt mục tiêu cung cấp độc quyền các loại xe điện không khí thải vào năm 2035, bao gồm cả các thương hiệu Cadillac và Buick vào năm 2030. Một số nhà sản xuất ô tô khác cũng đưa ra lời thề tương tự hoặc đặt mục tiêu 50% trở lên số xe của họ được bán ở Bắc Mỹ hoàn toàn là điện.

Toyota đặt mục tiêu bán 3,5 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2030, chiếm hơn một phần ba doanh số hiện tại. Doanh số bán hàng đó bao gồm khoảng 1 triệu chiếc từ thương hiệu Lexus sang trọng, dự định sẽ cung cấp độc quyền xe điện ở châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc vào thời điểm đó.

Paul Waatti, Giám đốc phân tích ngành tại AutoPacific, tin rằng, Toyota chắc chắn sẽ giữ vững nguyên quan điểm khi nói đến xe điện, nhưng đó không hẳn là một điều tồi tệ đối với một nhà sản xuất ô tô lớn như vậy.

“Tôi nghĩ rằng họ đang tự tránh những rủi ro cho các khoản đặt cược của mình. Rất nhiều nước đang đổi mới với các tốc độ khác nhau.

Từ quan điểm toàn cầu, rất nhiều thị trường đang di chuyển với các tốc độ khác nhau. Mỹ chậm hơn châu Âu và Trung Quốc trong việc áp dụng xe điện nhưng vẫn có những thị trường khác không có cơ sở hạ tầng. Thực hiện một cách tiếp cận đa dạng trong hệ thống truyền động là điều có ý nghĩa đối với một nhà sản xuất ô tô toàn cầu. ”

Năm 2021, Toyota đã bán được 10,5 triệu xe tại khoảng 200 quốc gia và khu vực, nhiều hơn bất kỳ nhà sản xuất ô tô toàn cầu nào khác. Volkswagen - nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai thế giới đã bán được 8,9 triệu xe tại 153 quốc gia, còn GM và các liên doanh của họ đã bán được 6,3 triệu xe, chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Á.

2022 Toyota Mirai xe điện chạy bằng pin nhiên liệu hydro
Chiếc Crossover bZ4X chạy hoàn toàn bằng điện của nhà sản xuất ô tô Toyota.

Chiến lược đa dạng hóa thị trường

Toyota tin rằng, xe chạy hoàn toàn bằng điện không phải là giải pháp cho mục tiêu của công ty là trung hòa carbon.

“Trong tương lai xa, chúng tôi sẽ không đầu tư với mục tiêu rằng pin điện chiếm 100% thị trường. Chúng tôi sẽ đa dạng các sản phẩm trên thị trường", Jim Adler, Giám đốc điều hành sáng lập Toyota Ventures, đơn vị đầu tư mạo hiểm của nhà sản xuất ô tô, cho biết.

Các giám đốc điều hành của Toyota hy vọng các khu vực khác nhau trên thế giới sẽ áp dụng xe điện với tỷ lệ khác nhau, chủ yếu dựa vào cơ sở hạ tầng sẵn có và nguyên liệu cần thiết cho pin để cung cấp năng lượng cho xe.

Ngoài xe hybrid và xe điện plug-in, Toyota đã đầu tư rất nhiều vào xe điện chạy bằng pin nhiên liệu hydro.

Xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro hoạt động giống như xe chạy bằng pin nhưng được cung cấp năng lượng từ hydro và oxy.

Tuy nhiên, xe chạy bằng pin nhiên liệu phải đối mặt với những thách thức tương tự như xe chạy hoàn toàn bằng điện: chi phí, thiếu cơ sở hạ tầng và sự hiểu biết của người tiêu dùng.

Toyota cho biết, họ cũng đang xem xét nhiên liệu điện tử, mà các quan chức cho rằng là nhiên liệu có ích với khí hậu.

Lo ngại về chi phí nguyên vật liệu

Thông thường, các dòng xe trung cấp có mức giá thấp hơn. Ví dụ, một chiếc Toyota Prius hybrid năm 2022 có giá khởi điểm khoảng 25.000 USD. Mức giá này ít hơn khoảng 17.000 đô la so với chiếc Crossover bZ4X chạy hoàn toàn bằng điện của nhà sản xuất ô tô.

Pin trong xe điện cực kỳ tốn kém, và giá tiếp tục tăng do lạm phát và nhu cầu về các nguyên liệu như lithium, coban và niken cần thiết để sản xuất pin tăng cao.

Theo Công ty tư vấn AlixPartners, chi phí nguyên liệu thô cho xe điện đã tăng hơn gấp đôi trong thời kỳ đại dịch. Điều đó làm cho chiến lược hybrid của Toyota có phần kinh tế hơn. .

Pratt nói: “Trong 10 năm tới, sẽ có những tắc nghẽn lớn trong việc cung cấp lithium trên toàn thế giới. Cũng sẽ có một sự tắc nghẽn đối với niken - nguyên liệu cần thiết để sản xuất pin, vì nhu cầu tăng quá nhanh".

Metals Co, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Canada, ước tính không có đủ sản lượng niken, coban và mangan sulfat cung cấp cho pin, điều này sẽ cản trở các mục tiêu về xe điện của Hoa Kỳ vào năm 2030.

Lyly

Tin bài khác
Trung Quốc tiếp tục gom vàng tháng thứ tám liên tiếp tại “giá đỉnh”

Trung Quốc tiếp tục gom vàng tháng thứ tám liên tiếp tại “giá đỉnh”

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã gia tăng dự trữ vàng trong tháng 6/2025, nối dài chuỗi mua ròng sang tháng thứ tám, giữa lúc giá vàng giao dịch gần mức đỉnh lịch sử.
Cá ngừ Việt Nam khai phá thị trường Litva: Tín hiệu tích cực từ cửa ngõ Trung – Đông Âu

Cá ngừ Việt Nam khai phá thị trường Litva: Tín hiệu tích cực từ cửa ngõ Trung – Đông Âu

Ngành thủy sản Việt Nam đang tìm kiếm thị trường ngách và Litva – quốc gia nhỏ ở Trung và Đông Âu đang thành điểm đến đầy triển vọng đối với cá ngừ Việt Nam.
Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Thị trường IPO Hồng Kông bùng nổ với hơn 14 tỷ USD huy động trong nửa đầu năm 2025, dẫn đầu toàn cầu nhờ chính sách hỗ trợ và dòng vốn nội địa từ Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Kết phiên giao dịch ngày 3/7/2025, thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa sau báo cáo việc làm tích cực, cổ phiếu Nvidia tăng mạnh giúp vốn hóa tiến sát ngôi vị cao nhất thế giới.
6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2025 ước đạt 5,93 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Bất chấp loạt rủi ro như chiến tranh thương mại, xung đột Trung Đông và cạnh tranh AI, thị trường chứng khoán Mỹ đang chạm đỉnh lịch sử nhờ dòng tiền dồi dào và kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025 giảm mạnh tới 30% so với cùng kỳ, hé lộ những rủi ro về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu và quản trị cửa khẩu ngày càng chuyên nghiệp.
Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Dù căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt và ông Trump thông báo ngừng bắn, thị trường toàn cầu vẫn phản ứng thận trọng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã “nhờn” với biến động địa chính trị.
Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đồng loạt giảm điểm khi lo ngại về nguy cơ Mỹ tham chiến tại Trung Đông gia tăng, trong lúc Fed cảnh báo lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Chiến sự Trung Đông leo thang và áp lực từ dữ liệu kinh tế Mỹ khiến giới đầu tư lo ngại, dòng vốn có xu hướng chảy về các tài sản trú ẩn, trong khi Fed chuẩn bị công bố triển vọng kinh tế Mỹ.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Thị trường chứng khoán toàn cầu mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/6) trong trạng thái căng thẳng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ kêu gọi sơ tán khẩn cấp khỏi thủ đô Tehran của Iran.
Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Dù Ấn Độ được dự báo vào top 3 thị trường hàng không hành khách và hàng hóa lớn nhất thế giới vào năm 2030, sự cố này là lời cảnh báo rõ ràng: tăng trưởng phải đi cùng năng lực quản trị, an toàn và niềm tin toàn cầu.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo khi Israel bất ngờ không kích Iran, khiến giá dầu tăng vọt và các nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, tìm đến nơi trú ẩn như vàng và đồng franc Thụy Sĩ.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Tuyên bố mới của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế đơn phương trong hai tuần tới đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc: chứng khoán Mỹ giảm điểm, USD suy yếu, trong khi vàng tăng giá.
Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu nhích lên sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt đồng thuận sơ bộ tại London, giúp xoa dịu căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng trước dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố.