Thứ tư 09/07/2025 23:14
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Sandbox cho Fintech: Thận trọng là cần thiết

12/10/2020 00:00
Hiện các lĩnh vực được NHNN dự kiến chuẩn bị Sandbox gồm thanh toán, tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P), hỗ trợ định danh khách hàng điện tử (eKYC), giao diện lập trình ứng dụng mở (open API), ứng dụng blockchain, hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điể
Sandbox cho Fintech: Thận trọng là cần thiết

Ảnh minh họa

Cần điều kiện gì để Sandbox có khả thi? Xung quanh vấn đề này, Thời báo Ngân hàng đã có trao đổi với ông Ngô Tấn Vũ Khanh - Giám đốc quốc gia Kaspersky khu vực Indochina.

Theo ông việc sớm triển khai sandbox cho Fintech nói chung và lĩnh vực P2P Lending nói riêng có giúp cho việc quản lý các app cho vay biến tướng?

Hiện thị trường Fintech có hai “khu vực” nhiều biến tướng nhất. Thứ nhất là các đồng tiền kỹ thuật số hay các ứng dụng hoàn tiền mà đằng sau là mô hình kinh doanh đa cấp. Thứ hai là cho vay ngang hàng (P2P Lending) mà chúng ta khó xác định mô hình kinh doanh nào là tốt hay xấu cho thị trường.

Hiện tất cả các doanh nghiệp P2P chính thống đều được cấp giấy phép kinh doanh, quản lý duy nhất dựa trên Luật Doanh nghiệp, ngoài ra không có bất kỳ hành lang pháp lý nào khác đặc thù cho mô hình kinh doanh này. Tại Việt Nam, giai đoạn 2018-2019 có trên 200 DN hoạt động theo mô hình P2P Lending hay cho vay online, hiện đã giảm dần xuống còn 50 DN và cũng chỉ có trên dưới 10 DN thật sự đầu tư nghiêm túc cũng như có giao dịch đủ lớn mỗi ngày. Sự suy giảm nhanh chóng số lượng các DN này chủ yếu đến từ tác động của quy luật cạnh tranh công nghệ và truyền thông trong việc giảm thiểu vấn nạn tín dụng đen núp bóng cho vay ngang hàng.

Do đó áp dụng Sandbox sớm sẽ giúp những DN làm ăn nghiêm túc, chân chính phát triển và đâu đó từng bước “dẹp” được các DN biến tướng lợi dụng mô hình kinh doanh P2P Lending để trục lợi.

Ông nhìn nhận thế nào về sự chuẩn bị từ NHNN trong triển khai Sandbox cho Fintech?

NHNN có sự thận trọng nhất định trong tiến trình thực hiện Sandbox cho Fintech, đây là điều cần thiết. Bởi hầu hết các quốc gia phát triển Fintech bước đầu đều có thời gian chuẩn bị tương đối dài, nhất là nguồn lực con người phục vụ cho Fintech Sandbox. Theo tôi được biết, NHNN cũng đã tham khảo và có sự tham vấn, chia sẻ kiến thức trong xây dựng Sandbox từ những quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore…

Tuy nhiên, Việt Nam có một số đặc thù riêng, mức độ phát triển ngành tài chính công nghệ tại Việt Nam cũng có những điểm khác biệt xuất phát từ văn hoá và tình hình kinh tế chính trị. Do đó chiến lược chờ đợi (wait-and-see) cũng như chiến lược kiểm tra và học hỏi nhằm giám sát các xu hướng trước khi can thiệp chính thức (ví dụ như Grab/Uber hay Agent Banking ở Indonesia) cũng là một sự lựa chọn cần phải có.

Có ý kiến e ngại cho rằng nếu chỉ thử nghiệm trong nhóm nhỏ sau đó đợi điều chỉnh luật thì các Fintech sẽ khó tồn tại trước khi được cấp phép hoạt động?

Tôi cho rằng đây không phải điều đáng lo ngại, bởi hiện nay các lĩnh vực dịch vụ NHNN dự kiến triển khai Sandbox lần này đã là đủ và tương đối rộng trong thời gian này và như tôi đã nói ở trên nguồn lực con người của chúng ta đang rất hạn chế. Đơn cử như trường hợp của Kaspersky hiện nay có gần như 3/7 lĩnh vực áp dụng cơ chế thử nghiệm Fintech là: Chống gian lận thanh toán và chuyển tiền (một giải pháp eKYC theo cách nhìn kỹ thuật), các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới blockchain và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động ngân hàng.

Chúng tôi hiểu rõ những khó khăn về sự am hiểu các dịch vụ và ứng dụng trong các lĩnh vực mà NHNN đang chọn, vì bản thân Kaspersky cũng vấp phải nhiều khó khăn trong triển khai kinh doanh ở những lĩnh vực này trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Theo ông, có cần thêm các chính sách đi kèm cho Sandbox?

Trong thời gian chờ hoàn thiện cơ chế Sandbox, chúng ta có thể tiếp tục tham khảo và thu thập càng nhiều tình huống được thông qua Sandbox ở các quốc gia khác, điều này giúp làm giàu dữ liệu cho cơ chế Sandbox. Bản chất Sandbox là khuyến khích đổi mới sáng tạo, nhưng nếu không có chính sách đi kèm, không có sự tác động của các đơn vị có liên quan như giảm thế, ưu đãi chính sách tuyển dụng, thuế thu nhập cá nhân… cho người đang trong ngành Fintech hay hỗ trợ từ nhà nước về sân chơi thì việc đưa Sandbox vào cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn ở mức tình thế.

Thêm vào đó, Sandbox cũng phải minh bạch ngay trong nội bộ và các công ty tham gia cũng nên được đồng hành cùng NHNN trong việc minh bạch trách nhiệm nghĩa vụ cho vay, thanh toán khoản vay và giảm tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể hơn, cần có trung tâm thông tin tín dụng Fintech, hay một KYC chung đủ sức chia sẻ và phân tích từ NHNH khi kết hợp với các công ty Fintech.

Xin cảm ơn ông!

Minh Khuê

Tin bài khác
Sức khỏe tài chính của TPBank và Chứng khoán TPS dưới thời ông Đỗ Anh Tú lãnh đạo

Sức khỏe tài chính của TPBank và Chứng khoán TPS dưới thời ông Đỗ Anh Tú lãnh đạo

Ông Đỗ Anh Tú có mối quan hệ mật thiết với TPBank, Chứng khoán Tiên Phong khi được biết đến là một trong những nhân tố đứng sau vực dậy và đưa hai doanh nghiệp này có chỗ đứng trên thị trường tài chính.
Lãi suất ngân hàng ngày 9/7/2025: Kỳ hạn 6 tháng cao nhất 5,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 9/7/2025: Kỳ hạn 6 tháng cao nhất 5,7%

Lãi suất ngân hàng hôm nay 9/7/2025, kỳ hạn 6 tháng ghi nhận mức cao nhất 5,7%. Các mức lãi suất đặc biệt từ 6-9,65% tiếp tục được duy trì, tạo sức hút lớn cho dòng tiền gửi.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngân hàng Nhà nước cho biết ngành ngân hàng đã hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính, thúc đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng.
VIB Business Card: Lời giải cho bài toán khấu trừ VAT đầu vào của Hộ kinh doanh và SME

VIB Business Card: Lời giải cho bài toán khấu trừ VAT đầu vào của Hộ kinh doanh và SME

Từ 1/7, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.
Ông Võ Minh Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2

Ông Võ Minh Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 gồm có 1 giám đốc, 7 Phó giám đốc phụ trách khu vực TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai sau sáp nhập.
Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025: Kỳ hạn 13 tháng vượt 7,5%, nhiều ưu đãi

Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025: Kỳ hạn 13 tháng vượt 7,5%, nhiều ưu đãi

Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025, tiếp tục có nhiều biến động tích cực, đặc biệt ở kỳ hạn 13 tháng với mức cao nhất vượt 7,5%.
Ngành ngân hàng bứt tốc nửa cuối năm: Tín dụng tăng mạnh, lợi nhuận khởi sắc

Ngành ngân hàng bứt tốc nửa cuối năm: Tín dụng tăng mạnh, lợi nhuận khởi sắc

Trong báo cáo mới công bố, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá ngành ngân hàng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2025.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất mới về xếp hạng tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất mới về xếp hạng tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 52/2018, trong đó điều chỉnh một loạt tiêu chí quan trọng trong việc xếp hạng các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng đa dạng giải pháp tăng huy động: Nỗ lực vượt khó

Ngân hàng đa dạng giải pháp tăng huy động: Nỗ lực vượt khó

Các ngân hàng đang nỗ lực đa dạng hóa giải pháp, từ truyền thống đến số hóa, nhằm gia tăng nguồn vốn huy động, đảm bảo thanh khoản và tăng trưởng bền vững.
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 9.500 tỷ đồng, lãi suất hạ nhiệt

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 9.500 tỷ đồng, lãi suất hạ nhiệt

Trong bối cảnh áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng cường bơm ròng gần 9.400 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng trong tuần đầu tháng 7.
Lãi suất ngân hàng ngày 7/7/2025: Những nhà băng nào vượt  mốc 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 7/7/2025: Những nhà băng nào vượt mốc 7%?

Lãi suất ngân hàngngày 7/7/2025 chứng kiến sự xuất hiện của những mức lãi suất huy động "khủng", vượt ngưỡng 7%, thậm chí tiệm cận 10%. Tuy nhiên, để hưởng được những ưu đãi này, khách hàng buộc phải sở hữu những khoản tiền gửi khổng lồ, lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Lãi suất ngân hàng ngày 5/7/2025: Kỳ hạn dài vẫn hấp dẫn nhà đầu tư

Lãi suất ngân hàng ngày 5/7/2025: Kỳ hạn dài vẫn hấp dẫn nhà đầu tư

Lãi suất ngân hàng ngày 5/7/2025, tiếp tục duy trì ổn định, kỳ hạn dài tiếp tục dẫn dắt. BVBank nổi bật với mức cạnh tranh, thu hút dòng tiền hiệu quả.
Lãi suất ngân hàng ngày 4/7/2025: Tám ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng ngày 4/7/2025: Tám ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng ngày 4/7/2025 sôi động khi 8 ngân hàng niêm yết mức trên 6%. Nhiều cơ hội hấp dẫn cho người gửi tiền, đặc biệt ở các kỳ hạn dài.
Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, chính sách tỷ giá cạnh tranh và công nghệ hiện đại, BIDV mang đến giải pháp giao dịch ngoại tệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.