Thứ năm 10/04/2025 23:23
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Sâm giả trà trộn vào vùng có chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh Kon Tum

12/10/2020 00:00
Theo những người trồng sâm tại Kon Tum, vừa qua, ngay trước khi mùa sâm chưa ra hoa, chưa có hạt thu hoạch nhưng một số người đã mang hạt giống từ nơi khác về trồng, gọi là sâm Ngọc Linh.

Sáng 5/9/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm vườn sâm tại Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Sâm Ngọc Linh trước đây được người Xê Đăng trong tỉnh Kon Tum xem là cây thuốc. Trong chiến tranh, Sâm Ngọc Linh được Khu ủy Khu 5 bảo vệ, khai thác, chế biến làm thuốc chữa bệnh, trị thương cho cán bộ, chiến sỹ và được gọi là sâm K5.

Những năm qua, trước nhu cầu ngày càng tăng của người dân, người Xê Đăng nơi đây đã đi khắp đỉnh Ngọc Linh để tìm sâm bán cho thị trường. Cây sâm Ngọc Linh trong tự nhiên gần như cạn kiệt.

Trước thực trạng trên, tỉnh Kon Tum đã nỗ lực cùng doanh nghiệp bảo tồn nguồn gen quý trên cho thế hệ mai sau.

Bảo tồn giống sâm quý

Sau hơn 20 năm bảo tồn và nhân giống, đến nay lần đầu tiên tỉnh Kon Tum đã tổ chức triển lãm giới thiệu cho người dân trong và ngoài tỉnh cùng khách nước ngoài biết về sâm Ngọc Linh Kon Tum (triển lãm từ ngày 4-7/9 tại thành phố Kon Tum).

“Từ năm 1997, chúng tôi bắt đầu thu mua các mầm cây của người dân xung quanh núi Ngọc Linh. Lúc đó giá thành rất rẻ. Củ sâm mua về, chúng tôi đem về gây giống trên chính đỉnh Ngọc Linh. Việc nhân giống từ mầm cho kết quả tốt, chỉ 2 năm cây đã bắt đầu cho hoa, hạt. Chúng tôi không thu hoạch củ, giữ cây sâm để lấy hạt nhân giống. Hơn 20 năm qua, công ty chưa bán sản phẩm ra thị trường. Tất cả mục đích chỉ để bảo tồn nguồn gen quý, mở rộng diện tích vườn cây” một lãnh đạo Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum thừa nhận.

Nói nghe dễ nhưng để có thể bảo tồn, nhân rộng vườn cây trên với người trồng sâm đó là một câu chuyện dài. Với sâm Ngọc Linh được trồng tại Kon Tum, tất cả những gì con người tác động chỉ là lấy hạt, gieo ươm, tăng độ phì nhiêu của đất. Việc cây sinh trưởng, phát triển hoàn toàn tự nhiên ở trên đỉnh Ngọc Linh có độ cao từ 1.200-2.500 m.

Để bảo vệ, các vườn sâm đều được rào chắn cẩn thận. Tại vườn sâm đang trồng trên đỉnh Ngọc Linh, mỗi khi có khách thăm thì các bảo vệ liên tục kèm cặp để hướng dẫn cách đi, tránh lọt hầm bảo vệ hay dẫm, đạp cây…

Quanh vườn đều có hầm, hào ngăn chuột núi đến mùa lẻn vào ăn hạt, củ sâm. Nếu lơ là, chim, chuột phá. Chuột leo lên cây, chuột bò dưới đất, rất khó bảo vệ. Ngoài ra, các vườn sâm để được “lợp mái” che chắn bên trên để tránh mưa đá, giông lốc gây gãy đổ.

“Có năm, khi cây đang trong thời kỳ ra hoa, kết hạt, chỉ vì mưa giông, mưa đá gây gãy đổ cây, chúng tôi mất trắng vụ hạt. Lấy hạt đã khó, khi gieo tỷ lệ hạt gieo ươm thành công cũng thấp. Người trồng sâm ngày nghĩ, tối về trắng đêm diệt chuột.” một người trồng sâm ở Kon Tum nói.

Từ chỗ vài chục nghìn, đến nay mỗi hạt giống lên tới 200-300 nghìn đồng/hạt (chưa biết trồng được hay không). Mỗi lon hạt có giá cả trăm triệu đồng. Với người trồng sâm Ngọc Linh, có tiền cũng khó làm. Ở Kon Tum rất ít người bán hạt giống, dân không có để trồng.

Theo tìm hiểu, hiện tại Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum, năng lực cung cấp cả triệu cây giống một năm nhưng không bán ra thị trường, chỉ để mở rộng diện tích và một phần hỗ trợ giống người Xê Đăng ở đỉnh Ngọc Linh về trồng, để giúp dân thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Theo ông Nguyễn Trung Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, hiện sở cấp giấy công nhận về giống sâm Ngọc Linh cho 2 đơn vị là Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đăk Tô và Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Đây là 2 đơn vị có hồ sơ, được kiểm định về chất lượng nguồn gốc. Tuy nhiên, đến nay tỉnh Kon Tum vẫn chưa bán sâm Ngọc Linh ra thị trường.

Lo cho vườn sâm

Giá trị dinh dưỡng cao, Sâm Ngọc Linh tại tỉnh Kon Tum chưa bán, hiện rất khan hiếm nên giá thành đẩy lên rất cao.

Hiện tại, ở các huyện Đăk Tô, Đăk Glei hay Tumơrông có rất nhiều “đại lý” bán sâm được giới thiệu là Ngọc Linh Kon Tum với giá khác nhau.

Trong khi đó, trên mạng, việc rao bán sâm Ngọc Linh cũng tràn lan, không chỉ ở Kon Tum, Quảng Nam, đây là 2 địa phương được cấp chỉ dẫn địa lý Sâm Ngọc Linh mà cả các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Việc bán sâm giả tràn lan làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của sản phẩm sâm Ngọc Linh.

“Những giống và sâm bán ra thị trường hiện nay đa số giả, tỷ lệ 70-80%, sâm giả chỉ người trồng mới phân biệt được” ông Nguyễn Trung Hải khẳng định. Tuy nhiên, vì nhu cầu và giá trị cao của Sâm Ngọc Linh nên các đại lý trên vẫn còn nhiều đất sống.

Những củ sâm Ngọc Linh 7 năm tuổi. Ảnh: Quang Thái/TTXVN

Không dừng lại bán sâm củ giả, một số người, vì muốn tạo niềm tin cho khách mua cũng đã mang cả sâm giả lên các cánh rừng ở núi Ngọc Linh trồng. Theo người trồng sâm Kon Tum, việc trồng sâm giả sẽ để lại hậu quả không lường cho cây sâm Ngọc Linh Kon Tum.

Sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc (rất giống sâm Ngọc Linh Kon Tum) đang đội lốt Ngọc Linh Kon Tum từng bước len lỏi lên các xã có sâm để trồng xen.

“Hiện một số cá nhân, doanh nghiệp đang sử dụng hạt giống và củ có hình dạng giống sâm Ngọc Linh mang từ Trung Quốc vào vùng Kon Tum và Quảng Nam bán cho dân, người tiêu dùng đang có nhu cầu mua giống về trồng. Nếu trồng trong vùng chỉ dẫn Ngọc Linh sẽ khiến cây sâm Ngọc Linh gốc bị lai tạp từn ngày, làm mất nguồn gen gốc”, lãnh đạo Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum cho biết. Đây cũng là nổi niềm của người trồng sâm và chính quyền các cấp trong tỉnh Kon Tum.

Trước thực trạng trên, trong suốt thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra các diện tích sâm trồng trên địa bàn để ngăn chặn tình trạng trên. Theo những người trồng sâm tại Kon Tum, vừa qua, ngay trước khi mùa sâm chưa ra hoa, chưa có hạt thu hoạch nhưng một số người đã mang hạt giống từ nơi khác về trồng, gọi là sâm Ngọc Linh.

Cá biệt, nhiều người trồng sâm nơi đây kể, vừa qua khi nghe có đoàn sẽ kiểm tra của tỉnh về trồng sâm Ngọc Linh, đã có người nhổ vườn sâm đang trồng dấu….Đây là những chuyện cười ra nước mắt của người trồng Sâm Ngọc Linh thật, chân chính tại Kon Tum.

Bên cạnh đó, việc mở rộng chỉ dẫn địa lý từ 2 xã lên thành 9 xã của 2 huyện Đăk Glei và Tumơrông cũng tạo cơ hội cho những người làm ăn không chân chính có thể phù phép sâm giả để trà trộn vào vùng có chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh Kon Tum.

“Nếu hội sâm hoạt động, quản lý không chặt sản phẩm trên thị trường thì sâm không nguồn gốc, chất lượng kém sẽ trà trộn vào. Hội sâm và các cơ quan chức năng sẽ thành lập tổ liên ngành để định kỳ kiểm tra. Tuy nhiên, đây là thách thức lớn cho các ngành khi kiểm tra, quản lý chỉ dẫn địa lý.” bà Trần Thị Tuyết, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum thừa nhận.

Được biết, tháng 6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Sâm Ngọc Linh là sản phẩm Quốc gia. Đây là điều kiện vô cùng cần thiết và thuận lợi để sâm Ngọc Linh Kon Tum bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tại tỉnh Kon Tum, đã có 9 xã thuộc 2 huyện Tumơrông và Đăk Glei được cấp chỉ dẫn địa lý.

Cùng với đó, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã triển khai chính sách thuê rừng để quản lý, bảo vệ và kết hợp trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.

Đến nay, tỉnh Kon Tum đã phát triển được trên 500 ha Sâm Ngọc Linh, trong đó Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum có 470 ha, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đăk Tô khoảng 15 ha, còn lại là diện tích của dân trồng./.

Cao Nguyên/TTXVN

Tin bài khác
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2025

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2025

Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Nestlé MILO đã tổ chức Lễ Họp báo Công bố Nhà tài trợ Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) Toàn quốc Cúp Nestlé MILO 2025.
Sơn La đốc thúc tiến độ các dự án bố trí dân cư và khắc phục hậu quả thiên tai

Sơn La đốc thúc tiến độ các dự án bố trí dân cư và khắc phục hậu quả thiên tai

Ngày 10/4/2025, UBND tỉnh Sơn La tổ chức cuộc họp trực tuyến dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Việt, Chủ tịch UBND tỉnh, nhằm đốc thúc tiến độ thực hiện các dự án bố trí dân cư và các dự án sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh: Sắp diễn ra Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 4 năm 2025

TP. Hồ Chí Minh: Sắp diễn ra Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 4 năm 2025

Từ ngày 19 - 21/4/2025, các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 4 năm 2025 sẽ lần lượt diễn ra tại đường Công trường Công xã Paris (từ Nguyễn Du đến Lê Duẩn), đường sách TP. Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Văn Bình, quận 1).
Thời tiết ngày mai 11/4: Miền Bắc đón không khí lạnh, có thể xuất hiện mưa đá

Thời tiết ngày mai 11/4: Miền Bắc đón không khí lạnh, có thể xuất hiện mưa đá

Thời tiết ngày mai 11/4/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh cường độ trung bình, dự kiến gây mưa rào và giông diện rộng.
Sẽ có chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp do thiên tai, dịch hại tại Thủ đô

Sẽ có chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp do thiên tai, dịch hại tại Thủ đô

Đối tượng của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc dịch hại thực vật.
Phú Thọ thu về  hơn 2000 tỷ đồng trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Phú Thọ thu về hơn 2000 tỷ đồng trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, tỉnh đã đón tiếp hơn 5,5 triệu lượt khách, mang về tổng doanh thu ước tính hơn 2.000 tỷ đồng.
Tháp trầm phong thủy “Thiên Lộc”: Vật phẩm đấu giá 270 triệu đồng vì cộng đồng

Tháp trầm phong thủy “Thiên Lộc”: Vật phẩm đấu giá 270 triệu đồng vì cộng đồng

Vừa qua, tại triển lãm ngành nhôm kính lớn nhất Bình Dương, Công ty TNHH Nhôm Vạn Xuân Thành đã đấu giá thành công vật phẩm phong thủy thác trầm cổ “Thiên Lộc” với số tiền 270 triệu đồng.
Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc

Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc

Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Văn phòng Báo chí Quảng Tây và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức chương trình “Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc”.
Sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng trưởng ấn tượng quý I/2025

Sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng trưởng ấn tượng quý I/2025

Hoạt động sản xuất công nghiệp tại Hà Nội trong quý I/2025 ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc rõ nét, với lượng đơn hàng xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ, trong khi hàng tồn kho tiếp tục xu hướng giảm sâu.
Thời tiết hôm nay 10/4: Nam Bộ mưa dông về chiều, vùng nắng nóng thu hẹp

Thời tiết hôm nay 10/4: Nam Bộ mưa dông về chiều, vùng nắng nóng thu hẹp

Thời tiết hôm nay 10/4, Tây Bắc Bộ cuối tuần này có mưa dông, Đông Bắc Bộ nhiều mây; Bắc Trung Bộ có mưa từ ngày 12-13/4; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên trời nắng; Nam Bộ có mưa dông đến ngày 13/4.
Thời tiết ngày mai 10/4: Không khí lạnh tăng cường lại sắp về, miền Bắc mưa to, rét đậm

Thời tiết ngày mai 10/4: Không khí lạnh tăng cường lại sắp về, miền Bắc mưa to, rét đậm

Thời tiết ngày mai 10/4/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo không khí lạnh khả năng được tăng cường trở lại nước ta gây mưa dông ở miền Bắc, nền nhiệt giảm mạnh từ khoảng ngày 12-13/4.
Thời tiết hôm nay 9/4: Hà Nội trưa và chiều nay có nắng, tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay 9/4: Hà Nội trưa và chiều nay có nắng, tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay 9/4, Bắc Bộ chiều nay có nắng, Đông Bắc Bộ 5 ngày tới có mưa và sương mù, Tây Bắc Bộ cuối tuần này có mưa dông; Trung Bộ trời nắng nhiều ngày; Tây Nguyên nắng mạnh, có nơi nắng nóng; Nam Bộ từ mai có mưa dông.
Từ cây vải tổ vươn tới bàn ăn thượng hạng

Từ cây vải tổ vươn tới bàn ăn thượng hạng

Menas Group ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với chính quyền và người dân địa phương Thanh Hà (Hải Dương), đưa quả vải - tinh hoa nông sản từ vùng đất di sản đến với bàn ăn của người tiêu dùng cao cấp, trong nước và trên toàn cầu.
Đề xuất mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai lên 4 làn xe

Đề xuất mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai lên 4 làn xe

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đã trình phương án mở rộng đoạn cao tốc Yên Bái – Lào Cai với tổng kinh phí trên 7.660 tỷ đồng.
Điện Biên "trăn trở" bài toán giải ngân vốn đầu tư công

Điện Biên "trăn trở" bài toán giải ngân vốn đầu tư công

Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, dự án trọng điểm và các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Điện Biên đều diễn ra hết sức chậm chạp, không đạt được kế hoạch đề ra.