Thứ bảy 03/05/2025 03:41
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Quản lý hiệu quả P2P Lending: Tăng khả năng tiếp cận vốn DNNVV

12/10/2020 00:00
Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải xây dựng hành lang pháp lý cho lĩnh vực cho vay đầy mới mẻ này; đồng thời triển khai chương trình thí điểm cho phép các DN có năng lực tài chính, công nghệ được triển khai chính thức; ...

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương và các tổ chức hiệp hội đẩy mạnh triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV vượt qua khó khăn, duy trì và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, một nội dung đáng chú ý là Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất triển khai giải pháp thử nghiệm cho vay ngang hàng (P2P Lending) hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn vay.

Trước đó, vào đầu tháng 6, NHNN đã đưa ra lấy ý kiến dự thảo bộ hồ sơ lập đề nghị xây dựng nghị định về cơ chế thử nghiệm công nghệ tài chính (Fintech) trong hoạt động ngân hàng để trình Chính phủ ban hành, trong đó có hoạt động P2P Lending.

Quản lý hiệu quả P2P Lending: Tăng khả năng tiếp cận vốn DNNVV

Cần tính toán, cân nhắc về nguồn lực để triển khai khuôn khổ pháp lý cho P2P Lending

Giới chuyên gia nhận định, sự phát triển nhanh chóng của mô hình P2P Lending trên thế giới trong khoảng một thập niên trở lại đây đã tạo ra một kênh cung ứng vốn mới trên thị trường và góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế là hoạt động P2P Lending dễ xuất hiện hình thức biến tướng như đã, đang diễn ra ở các nước đã cho phép mô hình này hoạt động.

Theo đó thay vì làm trung gian kết nối thông tin, một số công ty huy động tài chính đa cấp để lừa đảo, chiếm dụng vốn; huy động vốn để cho vay tràn lan, phát sinh nợ xấu, mất khả năng thanh toán và thực hiện chức năng thanh toán trung gian bất hợp pháp nhằm chiếm dụng vốn… làm ảnh hưởng đến những công ty đầu tư thực sự vào hệ thống, công nghệ, con người và quy trình quản trị rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng và rủi ro gian lận.

Bởi vậy mô hình P2P Lending phát triển lành mạnh và hiệu quả sẽ tạo thêm kênh vốn cho DN, qua đó giảm sự phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng, giảm gánh nặng lo vốn cho hệ thống ngân hàng, song các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải xây dựng hành lang pháp lý cho lĩnh vực cho vay đầy mới mẻ này; đồng thời triển khai chương trình thí điểm cho phép các DN có năng lực tài chính, công nghệ được triển khai chính thức; cho phép các công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng được tiếp cận với các nguồn thông tin tín dụng. Đồng thời cần xây dựng chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân…

Nhìn với trường hợp của Trung Quốc, P2P Lending ở quốc gia này tăng trưởng nhanh và có quy mô lớn nhất trên thế giới, nhưng sau đó do thiếu sự kiểm soát nên hoạt động của một số công ty mang đến nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế. TS. Châu Đình Linh chia sẻ, chúng ta nên nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc, cũng như một số quốc gia khác để xây dựng khuôn khổ pháp lý của mình. Muốn làm gì cũng phải xây từ gốc, nếu chỉ nhìn ở phần ngọn, không có hành lang pháp lý hoàn thiện thì vô cùng rủi ro.

Không phủ nhận nhu cầu về P2P Lending là rất lớn, không những giải quyết nhu cầu vốn của DNNVV mà còn giải quyết nhu cầu vốn đơn lẻ của từng cá nhân, nhưng để tránh trường hợp biến tướng, theo chuyên gia này buộc phải có hệ thống pháp lý để kiểm soát để mô hình này phát huy hiệu quả theo đúng kỳ vọng đã đặt ra.

Nhiều chuyên gia khác cũng khuyến nghị cho phép các Công ty P2P Lending được tiếp cận với cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC) để đánh giá uy tín, tín nhiệm của từng người, từng DN trong hoạt động đi vay và cho vay, qua đó mang lại lợi ích cho cả các TCTD và các công ty P2P Lending, nhà đầu tư, người vay… CIC cho biết, cơ quan này đã tiếp xúc và làm việc với một số công ty P2P Lending đều là pháp nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, có giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, hiện NHNN đang trong giai đoạn xây dựng khung pháp lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox) cho Fintech để trình Chính phủ ban hành. Trong khi chờ Sandbox được thông qua, CIC tạm dừng kết nối với các công ty P2P Lending muốn tham gia hệ thống thông tin tín dụng. Phía CIC cũng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện kết nối để hỗ trợ các công ty Fintech tham gia hệ thống thông tin tín dụng ngay sau khi Sandbox được chính thức thông qua.

Liên quan tới cơ chế chính sách, Ths. Phạm Xuân Hoè - Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cũng cho rằng, quan điểm của triển khai Sandbox là phải khuyến khích đổi mới sáng tạo, gia tăng tiếp cận tài chính, bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư và người vay. Song song với đó là yêu cầu về kiểm soát rủi ro trong mức chấp nhận.

Với nhà đầu tư và khách hàng vay vốn, theo ông Hoè, phải tìm hiểu rõ hoạt động của sàn P2P Lending; người vay phải đọc kỹ hợp đồng, nhất là yếu tố lãi suất, cách tính lãi, phí ngoài, phí trả trước hạn, gia hạn. Không gửi vốn vào các công ty P2P Lending dưới dạng gọi vốn cộng đồng (trừ là cổ đông - đầu tư) bởi đây là hành vi trái luật, gây mất tiền và không được bảo vệ; nhà cho vay qua sàn này cũng đặc biệt cẩn trọng về mức cho vay, lãi suất…

Khuê Nguyễn

Tin bài khác
Làm ngay điều này nếu không muốn bị dừng giao dịch thẻ ATM từ 1/7/2025

Làm ngay điều này nếu không muốn bị dừng giao dịch thẻ ATM từ 1/7/2025

Từ tháng ngày 01/7/2025, một loạt ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV và Agribank sẽ chính thức dừng giao dịch thẻ ATM chỉ có dải từ.
Nhiều động lực tích cực thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng 2025 ?

Nhiều động lực tích cực thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng 2025 ?

Biến động tỷ giá, áp lực từ chi phí tài chính toàn cầu, và căng thẳng thương mại quốc tế khiến môi trường kinh doanh trở nên bất định. Tuy vậy, mục tiêu lợi nhuận ngành ngân hàng vẫn cao, cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng và niềm tin vào năng lực nội tại cùng chiến lược thích ứng linh hoạt.
Ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho Fintech trong lĩnh vực ngân hàng

Ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho Fintech trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghệm có kiếm soát trong lĩnh vực ngân hàng, tạo điều kiện cho việc thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech).
Trước thềm đại lễ 30/4, HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng

Trước thềm đại lễ 30/4, HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng

Ngay trước thềm đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, HDBank mang đến niềm vui bất ngờ cho 16 khách hàng trên cả nước thông qua lễ quay số cuối kỳ chương trình “Rước lộc vàng 1 ký – Phú quý cả năm”; trong đó, một khách hàng may mắn nhất đã trở thành chủ nhân của giải đặc biệt 1 ký vàng SJC.
Lãi suất ngân hàng ngày 29/4/2025: Biến động mạnh ở nhiều ngân hàng

Lãi suất ngân hàng ngày 29/4/2025: Biến động mạnh ở nhiều ngân hàng

Lãi suất ngân hàng ngày 29/4/2025, tăng mạnh ở nhiều nơi, đặc biệt với kỳ hạn 12-13 tháng. Một số ngân hàng niêm yết mức cao nhất lên đến 9,65% kèm điều kiện đặc biệt.
Lãi suất ngân hàng ngày 28/4/2025: Xu hướng giảm

Lãi suất ngân hàng ngày 28/4/2025: Xu hướng giảm

Lãi suất ngân hàng ngày 28/4/2025, tiếp tục xu hướng giảm, nhưng một số ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất cao đặc biệt, thu hút khách hàng có khoản tiền gửi lớn.​
Hai ngân hàng GPBank và PGBank cùng thay đổi nhân sự cấp cao

Hai ngân hàng GPBank và PGBank cùng thay đổi nhân sự cấp cao

Việc đồng loạt củng cố bộ máy nhân sự cấp cao, triển khai kế hoạch tăng vốn tại GPBank và PGBank cho thấy sự quyết liệt trong quá trình tái cấu trúc.
SeABank bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài tại Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2025

SeABank bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài tại Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2025

Vừa qua, Ngân hàng SeABank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và bầu bổ sung Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị, thông qua mục tiêu, kế hoạch kinh doanh năm 2025.
Lãi suất ngân hàng ngày 26/4/2025: Xu hướng giảm tiếp tục

Lãi suất ngân hàng ngày 26/4/2025: Xu hướng giảm tiếp tục

Lãi suất ngân hàng ngày 26/4/2025, tiếp tục xu hướng giảm, đặc biệt tại nhóm ngân hàng quốc doanh. Nhưng, nhiều ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất cao cho khách hàng gửi số tiền lớn.
Tín dụng tiêu dùng – Động lực thúc đẩy cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế

Tín dụng tiêu dùng – Động lực thúc đẩy cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế

Tín dụng tiêu dùng đóng vai trò then chốt trong phát triển cầu nội địa, góp phần tăng trưởng bền vững. Việt Nam cần chính sách linh hoạt, ưu đãi để tối ưu hóa nguồn lực tài chính cho người dân.
Lãi suất ngân hàng ngày 25/4/2025: Bac A Bank điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 25/4/2025: Bac A Bank điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 25/4/2025, Bac A Bank điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn, với mức cao nhất đạt 6,1%/năm, thiết lập mặt bằng mới trên thị trường.
Ngân hàng TP.Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng năm 2025

Ngân hàng TP.Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng năm 2025

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 nhằm trình kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và một số nội dung quan trọng khác.Trong đó, đặt chỉ tiêu lợi nhuận 2025 đạt 9.000 tỷ đồng, chia cổ tức 15% tiền mặt và cổ phiếu.
Đề xuất để Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Đề xuất để Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã sửa đổi, bổ sung thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm.
VPBankS và GtelPay ký kết hợp tác chiến lược, kiến tạo hệ sinh thái đầu tư – thanh toán tích hợp

VPBankS và GtelPay ký kết hợp tác chiến lược, kiến tạo hệ sinh thái đầu tư – thanh toán tích hợp

VPBankS và GtelPay chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra bước tiến quan trọng trong hành trình kiến tạo hệ sinh thái tài chính số hiện đại, toàn diện và thuận tiện cho người dùng.
An cư từ 200 nghìn đồng/ngày: HDBank biến giấc mơ nhà ở thành hiện thực

An cư từ 200 nghìn đồng/ngày: HDBank biến giấc mơ nhà ở thành hiện thực

Với ưu đãi đặc biệt từ chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội của HDBank, khách hàng chỉ cần chi trả từ 200 nghìn đồng/ ngày, thời hạn lên đến 50 năm – dài nhất thị trường cho vay mua nhà ở xã hội. Cơ hội cho người có mức lương dưới 15 triệu đồng/ tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.