Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 71/2013/NĐ-CP sắp tới sẽ bổ sung những qui định mới nhằm hạn chế tình trạng “báo hóa” trên.
Theo ông Lê Quang Tự Do, tình trạng “báo hóa” hiện nay còn diễn ra khá phố biến trên các trang mạng xã hội. Qui định mới dự kiến bổ sung sẽ định vị mạng xã hội chỉ là nền tảng, công cụ để người sử dụng trao đổi thông tin, không được tự cung cấp thông tin, các dịch vụ khác.
Công tác quản lí mạng xã hội sẽ được siết chặt. Chỉ những tài khoản đã được định danh 2 lớp (xác thực tài khoản với tên thật và số điện thoại) mới được viết bài, đăng bình luận, livestream, tặng quà, nếu không chỉ được xem tin bài. Thêm vào đó, mạng xã hội đăng tải thông tin của thành viên theo thời gian thực, không sắp xếp vào các chuyên mục.
Trường hợp trên mạng xã hội đa dịch vụ có cung cấp dịch vụ khác thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải có giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Một trong những qui định mới dự kiến sẽ được bổ sung để hạn chế tình trạng “báo hóa” mạng xã hội trong thời gian tới là các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải tiền kiểm nội dung đăng trên mạng xã hội, không cho phép thành viên đăng tải bài viết giống sản phẩm báo chí.
Tuy nhiên, qui định mới dự kiến ban hành cũng có mở ra nhằm hỗ trợ các mạng xã hội nhỏ, mới thành lập. Cụ thể, đối với những mạng xã hội trong nước mới thành lập có lượng thành viên còn ít, lượng truy cập chưa đạt mức phải cấp phép thì chỉ cần thông báo theo mẫu mà chưa cần phải xin cấp phép.
Khi mạng xã hội đó đạt đến 1 trong 2 mốc là có 10.000 thành viên thường xuyên hàng tháng trở lên hoặc có 1 triệu lượt người sử dụng tương tác trong 1 tháng trở lên thì phải thực hiện thủ tục xin cấp phép.
LĐ