
Phú Thọ: Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Để đồng hành cùng doanh nghiệp, thời gian qua, hoạt động cho vay xuất nhập khẩu luôn là một trong những lĩnh vực được ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ưu tiên về nguồn vốn tín dụng.

Phú Thọ là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu nằm trong tốp đầu của cả nước, hiện trên địa bàn tỉnh hiện có trên 200 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, nhiều doanh nghiệp mong muốn tiếp cận nguồn vốn để đầu tư máy móc, công nghệ, đáp ứng được các đơn hàng của đối tác, đặc biệt là các khách hàng, đối tác nước ngoài.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, ngành ngân hàng đã chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng đối với nền kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro kỳ hạn. Trong đó, tập trung cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Để tiếp sức cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, NHNN Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán...
NHNN Chi nhánh tỉnh cũng yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành nghiêm túc quy định về lãi suất; thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VNĐ ở tất cả các kỳ hạn, bao gồm cả các khoản khuyến mãi; tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận nhằm giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.
Ngoài ra, cũng có ngân hàng tuy không dành gói tín dụng riêng cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu nhưng lại đưa ra các gói tín dụng hỗ trợ chung cho doanh nghiệp, nhấn mạnh đến các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Các ngân hàng đều mong muốn, các gói tín dụng sẽ tạo ra một đòn bẩy để doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trụ vững, phục hồi và tiếp tục vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.
Với đa dạng giải pháp tín dụng và cung cấp các giải pháp chuyên biệt hóa của ngành đã đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn, giúp các doanh nghiệp nói chung, hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu nói riêng vượt qua thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng giao thương, vươn tầm quốc tế.
Tính riêng năm 2022, các NH, tổ chức tín dụng đã cho 163 doanh nghiệp phục vụ xuất nhập khẩu vay vốn với tổng dư nợ đạt 9.069 tỉ đồng, chiếm 23%/tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, góp phần làm tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh, đạt 23,8 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 12,5 tỉ USD, nằm trong tốp 10 của cả nước.
Ông Phạm Trường Giang - Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ cho biết: Xuất, nhập khẩu luôn là một trong những lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển để tăng động lực phục hồi kinh tế, vì thế các ngân hàng rất chú trọng dòng tín dụng đầu tư cho lĩnh vực này bằng các gói tín dụng ưu đãi, tăng khả năng tiếp cận kịp thời cho các doanh nghiệp. Thời gian tới, ngành Ngân hàng tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng; điều hành cân bằng, hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa tỉ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng, giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tiền tệ.
P.V
Cùng chuyên mục


VNDirect ra dự báo về lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tới cuối 2023

NHNN phân tích nguyên nhân và đưa giải pháp về tín dụng tài chính

Ngân hàng Nhà nước cho phép loạt ngân hàng tăng mạnh vốn điều lệ

Những ngân hàng nào đã giảm lãi suất huy động về mức dưới 8% thời điểm này?

Sửa Luật các tổ chức tín dụng: Thêm nhiều quy định ngăn sở hữu chéo
-
Coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng chính sách
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất