
Phú Thọ: Kiểm soát, điều chỉnh tăng lãi suất ngân hàng
Các chi nhánh ngân hàng (CNNH), tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHNN và ngân hàng (NH) cấp trên về thực hiện lãi suất.

Theo Quyết định của NHNN, từ ngày 25/10, trần lãi suất tiền gửi từ một tháng đến dưới sáu tháng lên 6%/năm (tăng thêm 1%) và nhiều mức lãi suất khác cũng tăng tương ứng. NHNN Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng (CNNH), TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHNN và NH cấp trên về thực hiện lãi suất. Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở các CNNH, TCTD trên địa bàn đã tăng.
Theo ghi nhận, sau khi lãi suất huy động tăng, nhiều người dân Phú Thọ đã chủ động lựa chọn kênh đầu tư tiền gửi tiết kiệm. Đây cũng chính là lợi thế để các NH đẩy mạnh huy động vốn, sớm hoàn thành kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn năm 2022. Đối với kế hoạch tăng trưởng tín dụng, ước đến thời điểm 30/10/2022, dư nợ toàn địa bàn đạt 92.057 tỉ đồng, tăng 12,7% so với năm 2021, ước năm 2022 dư nợ cho vay đạt 92.500 tỉ đồng, tăng 13% so với năm 2021, đạt trên 100% so với kế hoạch định hướng của ngành NH Phú Thọ năm 2022.
Việc tăng lãi suất cho vay sẽ trực tiếp làm tăng chi phí sử dụng vốn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp và tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng vốn tín dụng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu vốn tín dụng gia tăng, NHNN Việt Nam quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn các lĩnh vực ưu tiên (trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn). Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vay vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn (và các lĩnh vực ưu tiên khác) vẫn có thể tiếp cận vốn vay với chi phí thấp trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã tăng.
Ông Phạm Trường Giang - Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ cho biết: NHNN tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các CNNH, TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc quy định về lãi suất của NHNN Việt Nam và hội sở chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo hoạt động của các TCTD an toàn, lành mạnh, không cạnh tranh bằng lãi suất.
Cũng theo ông Giang thì việc chỉ đạo các NH thương mại đẩy mạnh thực hiện hỗ trợ lãi suất 2%/năm theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh lãi suất cho vay tăng. Chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả trong room tín dụng được giao, hướng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.
P.V
Cùng chuyên mục


Lợi nhuận của PG Bank có thể lên tới 150 tỷ đồng trong quý I/2023

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đạt thỏa thuận bán 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản

Ngân hàng ACB đề xuất chia cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ 25%

Lienvietpostbank được Tổ chức xếp hạng quốc tế Moody’s nâng hạng tín nhiệm

Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh xuống thấp nhất trong 9 tháng
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản