Yuki Kusumi, vạch ra trọng tâm của công ty trong niệm kỳ của mình là đặt năng lượng sạch và hiệu quả tài nguyên vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Kusumi nhậm chức vào tháng trước, tiếp quản từ Giám đốc Kazuhiko Tsuga.
Panasonic từ lâu đã sản xuất nhiều loại pin khác nhau. Ngoài pin cho xe điện, công ty có trụ sở tại Osaka còn sản xuất các tấm pin mặt trời, pin nhiên liệu hydro và pin lưu trữ để sử dụng tại nhà, văn phòng và nhà máy.
Kusumi cho biết công ty hiện đang phát triển một hệ thống năng lượng quy mô nhỏ, có thể cung cấp năng lượng cho các văn phòng và nhà máy mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Hệ thống kết hợp pin nhiên liệu, tấm pin mặt trời và pin lưu trữ: Họ tạo ra năng lượng mặt trời vào những ngày nắng, sử dụng pin nhiên liệu vào những ngày nhiều mây hoặc vào ban đêm, sau đó lưu trữ điện trong pin để cung cấp đều. Hệ thống sẽ có khả năng sản xuất điện với mức giá bằng hoặc thấp hơn giá điện hiện hành.
Nhu cầu về một hệ thống như vậy dự kiến sẽ tăng lên, ít nhất là ở Nhật Bản, nơi Thủ tướng Yoshihide Suga vào tháng 10 đã cam kết đạt được mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050.
Công ty đặt dự kiến đạt doanh thu 300 tỷ yên (tương đương 2,7 tỷ đô la) vào năm 2030, bằng cách bán các sản phẩm ở Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu cùng với các quốc gia khác.
Kusumi cho biết liên doanh với Tesla là một trọng tâm quan trọng khác trong lĩnh vực năng lượng sạch, đồng thời cho biết thêm rằng công ty sẽ giữ lợi thế công nghệ của mình trong lĩnh vực này, nơi họ cạnh tranh với CATL của Trung Quốc và LG Chem của Hàn Quốc.
Kusumi nói rằng công ty sẽ tập trung vào việc phát triển một loại pin mới có tên mã là "4680" mà Tesla đã trình làng vào năm ngoái. Loại pin này được cho là sẽ tăng phạm vi hoạt động của xe điện Tesla và khiến chúng có giá cả phải chăng hơn.
Kusumi cho biết, ngoài lĩnh vực này, ông cũng đang cố gắng đẩy nhanh sự chuyển dịch của công ty khỏi hoạt động kinh doanh phần cứng truyền thống là bán các thiết bị điện, điện tử hàng không và màn hình ô tô.
Việc mua lại Blue Yonder, một nhà phát triển hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của Mỹ, với giá 7,1 tỷ USD vào tháng trước nhằm mục đích biến Panasonic thành một công ty cung cấp giải pháp kinh doanh giúp các đơn vị khác như nhà bán lẻ loại bỏ bất kỳ sự kém hiệu quả nào trong chuỗi cung ứng của họ từ mua sắm, phân phối đến hàng hóa tồn kho.
Dưới thời CEO Tsuga trước đó, Panasonic đã quyết định loại bỏ màn hình plasma và điện thoại thông minh vào năm 2013, chất bán dẫn và tấm tinh thể lỏng vào năm 2019 và tấm pin mặt trời trong năm nay.
Panasonic cũng đang tìm cách bỏ sản xuất TV giá rẻ và trung cấp để tập trung vào phân khúc cao cấp với các sản phẩm như TV OLED.
Kusumi cho biết trọng tâm của ông là cải thiện các mảng kinh doanh còn lại, mặc dù vẫn còn phải xem các nhà đầu tư có chấp nhận chiến lược của ông hay không.
Cổ phiếu của Panasonic đã giảm 20% trong ba tháng qua sau khi xuất hiện những tin tức về việc mua lại Blue Yonder. Sự sụt giảm cũng được thúc đẩy bởi dự báo lợi nhuận thận trọng của công ty cho năm 2021.
Panasonic phải đối mặt với những bất ổn như bùng phát dịch Covid-19 đang diễn ra ở Nhật Bản, tình trạng thiếu chất bán dẫn và giá hàng hóa tăng cao.
Nhưng không vì những điều đó mà nản lòng, Kusumi nói rằng mục đích của ông là mang lại kết quả kinh doanh tốt và hướng tới một tương lai đầy triển vọng.
Bảo Bảo