"Ông vua ngành thép" Trần Đình Long trở thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán
- Gương mặt doanh nhân
- 07:39 25/11/2020
DNHN - Trong những ngày qua, với giá cổ phiếu HPG tăng phi mã, giá trị tài sản của ông Trần Đình Long xếp thứ 2 thị trường chứng khoán Việt Nam, thăng hạng trong danh sách “tỷ phú USD” của Forbes.

Theo số liệu của Forbes, tài sản của ông tính đến ngày 23/11 đã tăng lên 1,8 tỷ USD. Ông Long đã vượt qua ông Trần Bá Dương, ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang để trở thành người giàu thứ 3 Việt Nam. Hai vị trí dẫn đầu vẫn là Chủ tịch Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn Vingroup và CEO Nguyễn Thị Phương Thảo của Vietjet Air.
Ông Trần Đình Long từng lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes năm 2018, nhưng sau đó bị loại khỏi danh sách này trong năm 2019 và 2020. Hiện tại, ông Long là người giàu thứ 1.558 trên danh sách của Forbes. Không chỉ "leo top" trên bảng xếp hạng quốc tế mà trên danh sách top người giàu sàn chứng khoán Việt Nam, ông Long còn vượt qua nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo để chiếm vị trí người giàu thứ 2 thị trường.
Ông Trần Đình Long là doanh nhân thuộc thế hệ 6X, ông nổi tiếng với tên gọi “ông vua ngành thép” và hiện ông cũng góp mặt trong “câu lạc bộ” những tỷ phú Việt Nam.
Ông Long bắt đầu con đường kinh doanh khi thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng (năm 1992). Thời điểm đó công ty chủ yếu là nhập hàng “cũ” từ Nga về bao gồm máy móc, nội thất tới ống thép,... Phải đến 8 năm, “thép xây dựng” mới có mặt trong danh mục sản phẩm của Hòa Phát và tăng trưởng mạnh đến ngày hôm nay.
Năm 2007, Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời. Khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng, mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở ngành thép, ông Long cũng bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành nghề như nông nghiệp, bất động sản, nội thất, điện lạnh, thương mại và đạt nhiều thành công.
Không chỉ điều hành tập đoàn ngày càng vững mạnh, lần đầu tiên vào tháng 3/2018, ông Long được tạp chí Forbes công nhận là tỷ phú thế giới với khối tài sản 1,3 tỉ USD. Tuy nhiên, những năm tiếp theo không thấy tên ông trong danh sách tỷ phú.
Hồi cuối tháng 5/2020, ông Long đã quay trở lại câu lạc bộ tỷ phú khi giá trị tài sản chạm mốc 1 tỉ USD cùng với đà phục hồi của cổ phiếu Hòa Phát. Khi đó, vị Chủ tịch Hòa Phát là người giàu thứ 5 tại Việt Nam với khối tài sản tương đương Chủ tịch Masan ông Nguyễn Đăng Quang, xếp sau các tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Bá Dương, Hồ Hùng Anh.
Tuy nhiên, với việc giá cổ phiếu HPG tăng mạnh trong thời gian qua thì tính đến ngày 24/11 ông Long đang xếp người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá trị tài sản lên mức 31.500 tỉ đồng.
Điều đặc biệt, giá cổ phiếu HPG của Hoà Phát tiếp tục là một trong những cổ phiếu đáng chú ý nhất trên thị trường chứng khoán.
Phiên giao dịch sáng ngày 24/11, cổ phiếu Hòa Phát lập mức giá kỷ lục sau 13 năm niêm yết trên sàn chứng khoán (2007). Cụ thể, HPG tăng giá mạnh tới 5% tương ứng mức tăng 1.800 đồng lên 37.550 đồng/cổ phiếu và trở thành một trong những mã có ảnh hưởng tích cực nhất lên diễn biến của VN-Index, đóng góp cho chỉ số tới 1,65 điểm.
Đồng thời ông Trần Đình Long cũng sẽ mua thoả thuận 26 triệu cổ phiếu này từ ông Doãn Gia Cường - Phó Chủ tịch Hòa Phát. Cụ thể, ông Cường đã đăng ký bán 26 triệu cổ phiếu HPG bằng phương thức thỏa thuận sang cho ông Long. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 26/11 đến 25/12.
Cũng theo báo cáo tài chính quý 3, Tập đoàn Hòa Phát báo lãi cao nhất lịch sử đạt 3.785 tỉ đồng. Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu đạt 65.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế lên tới 8.845 tỉ đồng, lần lượt tăng 40% và 56% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 98% kế hoạch năm. Và đây cũng là lần đầu tiên, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng 2020 đã vượt mức thực hiện năm 2019, cao nhất từ trước tới nay.
TH
Tin liên quan
#thị trường chứng khoán Việt Nam

Chỉ có 4,2% doanh nghiệp niêm yết công bố chính sách về bảo vệ môi trường
Vẫn còn nhiều doanh nghiệp niêm yết chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Đây là kết quả khảo sát tại Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2020, do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) phối hợp với một số đơn vị thực hiện.

Điều gì tạo nên 'con sóng' bất ngờ của cổ phiếu chứng khoán?
Sau cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu ngành chứng khoán cũng khiến các nhà đầu tư không kịp “trở tay” khi bất ngờ tăng vọt cùng với thanh khoản cao. Đà tăng diễn ra trong bối cảnh nhóm cổ phiếu này không có "con sóng" đáng kể nào trong khoảng 2 năm gần đây.
Đọc thêm Gương mặt doanh nhân
Tỷ phú bất động sản hàng đầu châu Á rơi vào cảnh nợ nần chồng chất
Chỉ trong 5 năm, ông trùm bất động sản Hồng Kông - Pan Sutong đã từ vị trí là một trong số những người giàu nhất châu Á nay trở thành con nợ sau khi tòa nhà chọc trời hàng đầu của công ty ông bị tịch thu bởi các chủ nợ đòi số tiền hơn 1 tỷ USD.
Tỷ phú Trần Bá Dương và những câu chuyện kinh doanh "bẻ lái" thành công
Nói đến Trần Bá Dương, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến ông chủ dẫn dắt Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) tung hoành trong ngành công nghiệp ô tô. Nhưng sẽ là chưa đủ, bởi ngoài lĩnh vực ô tô, ông còn kinh doanh bất động sản, làm nông nghiệp, hải sản...
Bài học kinh doanh từ hành trình của cậu bé bán báo trở thành CEO tập đoàn tỷ đô
Thật khó hình dung câu chuyện về một cậu bé bán báo và sau này trở thành CEO tập đoàn tỷ đô. Hành tình của ông đã để lại nhiều bài học trong kinh doanh cho các nhà khởi nghiệp.
Hành trình Lance Uggla đưa IHS Markit trở thành một mỏ vàng dữ liệu trị giá hàng chục tỉ USD
Là một doanh nhân khởi nghiệp thành công đòi hỏi phải có tầm nhìn lớn và khả năng kiên trì bám đuổi để biến tầm nhìn đó thành hiện thực. Lance Uggla, người đã đưa những dữ liệu tài chính khô khan thành mỏ vàng mà được biết đến với cái tên IHS Markit.
Con trai tỷ phú Pháp Bernard Arnault tiếp quản hãng trang sức Tiffany
Theo Bloomberg, việc nắm quyền quản lý Tiffany & Co sẽ đưa Alexandre Arnault - 28 tuổi, con trai thứ ba của tỷ phú Bernard Arnault vào "câu lạc bộ" những nhân vật hàng đầu trong thế giới trang sức xa xỉ.
Người đứng sau đế chế giao đồ ăn trị giá hơn 30 tỷ USD
Với mức định giá hơn 30 tỷ USD của DoorDash sau IPO, cổ phần của Tony Xu - đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của gã khổng lồ giao đồ ăn sẽ trị giá khoảng 1,6 tỷ USD.
Doanh nhân Trần Thị Minh Hiền: Làm từ thiện không phải để khuyếch trương, đánh bóng tên tuổi...
“Với tôi làm từ thiện xuất phát từ tâm mình. Không phải làm để khuyếch trương, đánh bóng tên tuổi và khi giàu có mới làm, bởi từ thiện không chỉ dựa vào số tiền nhiều hay ít, món quà chất lượng hay không mà quan trọng nhất là cách tặng, cách trao, để người nhận quà cảm nhận mình được quan tâm, sẻ chia thực sự”. Đó là chia sẻ của nữ doanh nhân Trần Thị Minh Hiền tại Lễ “Trao yêu thương 2021” do vợ chồng chị tổ chức ngày 8/12 vừa qua tại tư gia- Thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Tuổi thơ dữ dội của những tỷ phú hàng đầu thế giới
Các tỷ phú thường trông như thế nào khi còn nhỏ? Trong khi Mark Zuckerberg là một anh chàng mọt sách thì tỷ phú Warren Buffett lại là một cậu bé không nổi trội trong việc học tập.
Steven Pruitt: Người đứng sau những bài viết trên Wikipedia
Steven Pruitt được tạp chí Time vinh danh là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên Internet với gần 3 triệu bài chỉnh sửa và 35.000 bài viết.
Doanh nhân Nguyễn Hoàng Thanh Thảo: Người kiến tạo giấc mơ cho nhiều phụ nữ
Không chỉ thành công ở lĩnh vực marketing, nữ doanh nhân Thanh Thảo còn được biết đến là người phụ nữ có tài kinh doanh giỏi. Thế nhưng nữ Giám đốc miền của Công ty TNHH MTV Thiên Nhiên Việt vẫn hết sức khiêm tốn, cô cho rằng mình phải cố gắng hơn mỗi ngày để mang đến nhiều giá trị khác cho hàng triệu chị em phụ nữ.